trung đại lớp 10
2.1.1. Vị trí, mục tiêu phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại * Vị trí * Vị trí
Ở cấp THCS, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về sự phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc từ nguyên thủy cho đến nay. Lên cấp THPT, học sinh tiếp tục được trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về sự phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc từ nguyên thủy cho đến nay nhưng ở mức độ nhận thức cao hơn, sâu hơn. Vì vậy, khi thiết kế và sử dụng, giáo viên phải căn cứ vào nội dung, chương trình của môn học, cấp học nhằm đánh giá toàn diện học sinh trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và định hướng thái độ.
Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT được triển khai đại trà từ năm học 2006 – 2007, bao gồm hai cuốn Sách giáo khoa theo hai chương trình chuẩn và nâng cao. Phần Lịch sử thế giới thời cổ đại và trung đại là phần nội dung kế tiếp phần Lịch sử thế giới thời nguyên thủy trong chương trình lớp 10. Đây là phần kiến thức có độ trải dài về thời gian cách ngày nay, gây khó khăn cho học sinh trong việc nhận thức lịch sử (nhận thức của con người đi từ gần đến xa trong khi đó nhận thức lịch sử lại phải đi từ xa đến gần), đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến trong quá trình thiết kế sơ đồ tư duy và đưa vào sử dụng cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.
Phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại theo phân phối chương trình môn Lịch sử (chương trình chuẩn) có thời lượng là 16 tiết. Đây là phần nối
38
tiếp của Lịch sử thế giới thời nguyên thủy – thời kì đầu tiên của xã hội loài người; là phần nói về những đặc trưng của xã hội cổ đại và trung đại với sự phát triển của hai nền văn minh phương Đông và phương Tây. Vì vậy, nội dung phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại có vị trí không thể tách rời lịch sử phát triển của xã hội loài người. Tìm hiểu xã hội cổ đại và trung đại về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng sẽ giúp học sinh hiểu được từng bước phát triển của lịch sử xã hội loài người, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để định hướng cách học cho cả quá trình học tập môn Lịch sử bậc THPT. Nhận thức đúng đắn, chính xác, nắm được quy luật đi lên của lịch sử giai đoạn này mới có thể hiểu bản chất và giúp cho việc học tập giai đoạn sau tốt hơn.
*Mục tiêu
Mục tiêu chung của giáo dục THPT đã được xác định rất rõ trong Luật giáo dục sửa đổi 2010 “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh
củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề học đi vào cuộc sống lao động”. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung nhằm giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.
Sau khi học xong phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại, học sinh cần đạt những mục tiêu sau:
39
Học sinh cần nhận thức được quá trình hình thành xã hội loài người, đánh giá được vai trò của lao động đối với sự phát triển của xã hội loài người; Hiểu được các đặc điểm, ảnh hưởng của tự nhiên và sự phát triển kinh tế ban đầu của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Trên cơ sở đó, so sánh được các đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như những thành tựu đạt được giữa các quốc gia này.
Bước vào thời kỳ phong kiến, học sinh hiểu được sự hình thành xã hội phong kiến của Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á. Qua đó phân tích để thấy được những đặc điểm riêng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng quốc gia; Học sinh phải đánh giá được giá trị của văn hóa thời kỳ này đối với nền văn minh của nhân loại.
Đối với phần Tây Âu thời trung đại học sinh cần hiểu được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu; Hiểu được khái niệm “lãnh địa phong
kiến” và đặc trưng của kinh tế lãnh địa; Giải thích được nguyên nhân xuất
hiện của thành thị trung đại và vai trò của thành thị đối với tiến trình đi lên của Lịch sử nhân loại. Đánh giá được những đóng góp của các cuộc phát kiến địa lý đối với sự phát triển kinh tế châu Âu thời trung đại.
Như vậy, để việc dạy và học đạt hiệu quả cao giáo viên cần xác định mục tiêu kiến thức cần đạt theo ba mức độ nhận thức, thông qua đó xác định kiến thức trọng tâm để có cách dạy và thiết kế sơ đồ tư duy phù hợp cho bài học.
- Kỹ năng:
Là phần có dung lượng kiến thức phong phú nên sau khi học xong phần này, giáo viên cần hình thành các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn nói chung như kỹ năng nhận xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian (đồng đại, lịch đại), kỹ năng làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu, kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quy luật phát triển của lịch sử.
40
Ngoài ra, khi học phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại còn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập Lịch sử như việc điều tra, thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, tổ chức thực hiện dự kiến, kiểm tra tính đúng đắn của kết quả, thông báo, trình bày về kết quả, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và là nền tảng để học sinh tiếp cận với các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Hơn nữa, sau khi học xong phần này còn giúp học sinh hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử cho bản thân thông qua các nguồn sử liệu khác nhau, có những phát hiện mới và rút ra cách học, cách nghiên cứu riêng cho từng em.
- Thái độ:
Khi học về lịch sử, văn hóa của các quốc gia cổ phương Đông và phương Tây đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Hi - Lạp, Rôma, học sinh hình thành ý thức trân trọng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, vì hoà bình, tiến bộ xã hội.
Bên cạnh đó, dựa vào ý nghĩa của những bài học trong chương trình, học sinh có được những phẩm chất cần thiết nhất của người công dân: thái độ tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, yêu lao động, tôn trọng lao động và của cải con người làm ra, trách nhiệm đối với đất nước - cộng đồng; sống nhân ái, có kỉ luật, tôn trọng và làm theo luật pháp, đoàn kết dân tộc và hiểu biết về quá trình đi lên của đất nước cũng như sự đi lên của từng quốc gia trên thế giới. Những mục tiêu trên đây sẽ làm căn cứ để chúng tôi tiến hành thiết kế sơ đồ tư duy hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh trong học tập phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại - lịch sử lớp 10 THPT (chương trình chuẩn).
Như vậy, để thiết kế sơ đồ tư duy làm công cụ hỗ trợ cho học sinh thì việc xác định mục tiêu dạy học là tất yếu. Tuy nhiên, khi thiết kế và sử dụng
41
sơ đồ tư duy, giáo viên cần căn cứ vào những yêu cầu của việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy, căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng nhiệm vụ của sơ đồ tư duy cho phù hợp.