Những nội dung kiến thức phù hợp sử dụng sơ đồ tư duy

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 47)

Căn cứ vào mục đích sử dụng của giáo viên, mục tiêu kiến thức của phần Lịch sử thế giới cổ trung đại và thực tiễn dạy học, chúng tôi đã lựa chọn được những nội dung kiến thức có sử dụng sơ đồ tư duy. Nội dung đó được khái quát theo bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Các nội dung kiến thức sử dụng sơ đồ tư duy

Mục tiêu

Mục đích sử

dụng

Nội dung Sử dụng sơ đồ tƣ duy

- So sánh được thời gian và địa điểm ra đời, điều

- Hướng dẫn học sinh ôn

- Học sinh được nghiên cứu về hai mô hình phát triển của xã hội loài người ở phương Đông

- Vẽ hai sơ đồ tư duy: Các quốc gia

47 kiện tự nhiên,

kinh tế, xã hội, sự hình thành và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. bài cũ và chuẩn bị cho bài mới.

và phương Tây cổ đại. So sánh những điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia phương Đông và phương Tây cổ đại giúp học sinh hình dung những nét đặc trưng chung của xã hội loài người và những nét đặc trưng riêng của từng khu vực trong thời cổ đại. Qua đó, HS giải thích được các khái niệm như:

xã hội cổ đại, xã hội chiếm nô, chế độ chuyên chế cổ đại, thể chế dân chủ chủ nô. cổ đại phương Đông; Các quốc gia cổ đại phương Tây - Trình bày được những thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông và phương Tây. Đánh giá được tầm quan trọng của những thành tựu văn hóa đó đối với sự phát triển của lịch sử loài người. Hỗ trợ học sinh khai thác kiến thức trên lớp. - Học sinh tìm hiểu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của người dân phương Đông và phương Tây cổ đại như: Lịch pháp, thiên văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc, văn học, nghệ thuật…Qua đó giáo dục HS ý thức trân trọng sức lao động, sáng tạo diệu kì của cư dân thời cổ đại trong việc sáng tạo ra nền văn hóa đa dạng, rực rỡ.

- Học sinh liên hệ với thực tiễn,

- Giáo viên hướng dẫn HS vẽ 02 sơ đồ tư duy về thành tựu văn hóa: Phương Đông và phương Tây.

48

để đánh giá được tầm quan trọng của những thành tựu đó đối với sự phát triển của loài người. - Học sinh trình bày được những biểu hiện về: kinh tế - chính trị - xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời: Tần Hán, thời Đường, thời Minh Thanh. - Học sinh trình bày được những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Trung Quốc thời phong kiến. - Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với xem phim tư liệu nhằm hỗ trợ học sinh khai thác kiến thức trên lớp.

- Học sinh được tìm hiểu về các mặt: kinh tế - chính trị - xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần Hán, Đường, Minh Thanh.

- Học sinh được tìm hiểu những thành tựu văn hóa Trung Quốc về tư tưởng, sử học, văn học, khoa học kĩ thuật, kiến trúc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ 02 sơ đồ tư duy về: đặc điểm văn hóa; kinh tế - chính trị - xã hội phong kiến Trung Quốc.

- Khái quát được toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử phong kiến Ấn Độ qua các giai đoạn. - Củng cố bài học, chương. - Học sinh tìm hiểu sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên ở Ấn Độ với mốc sự kiện quan trọng vào cuối thế kỉ III TCN; sự phát triển của Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp – ta (319 – - Sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức, tự kiểm tra và đánh giá

49

467); Ấn Độ dưới thời vương triều Hồi giáo Đê – li (1206 – 1526) và vương triều Mô – gôn (1526 – 1707), qua đó học sinh đánh giá được vai trò của mỗi triều đại trong lịch sử Ấn Độ.

kiến thức bản thân.

- Khái quát được sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia Đông Nam Á qua 3 giai đoạn.

- Củng cố bài học

- Học sinh hiểu sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á theo 3 giai đoạn: từ thế kỉ thứ VII – X (thời kì hình thành), từ thế kỉ X – XVIII (thời kì phát triển thịnh đạt), từ nửa sau thế kỉ XVIII (thời kì suy thoái và bị các nước tư bản phương Tây xâm chiếm).

- Sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá. - Trình bày được sự phát triển và suy vong qua các thời kỳ của vương quốc Campuchia và vương quốc Lào.

- Hướng dẫn học sinh khi khai thác kiến thức mới. - Quá trình hình thành, phát triển thịnh đạt và suy vong của vương quốc Campuchia từ khi hình thành đến thế kỷ XIII. - Quá trình hình thành, phát triển thịnh đạt và suy vong của vương quốc Lào từ thế kỉ VII – XVII.

Sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh khi khai thác kiến thức mới. - So sánh được lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại về các - Hướng dẫn học sinh khi khai thác

- Học sinh nhớ được đặc điểm của sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội, chính trị trong các lãnh địa phong kiến: lãnh địa

- Sơ đồ tư duy hướng dẫn HS khai thác kiến

50 nội dung: thời

gian hình thành, hoạt động kinh tế, dân cư, chính trị. kiến thức mới và rèn kĩ năng so sánh.

được xem như một quốc gia hoàn chỉnh về kinh tế, chính trị; kinh tế nông nghiệp mang tính chất khép kín, tự cung tự cấp; có cơ quan hành chính giống như những nhà nước phong kiến như pháp luật, tòa án, quân đội…Lực lượng sản xuất chính là nông nô, họ bị bóc lột nặng nề, đời sống phụ thuộc vào lãnh chúa.

- Điều kiện ra đời của thành thị, hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, chính trị (cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân gọi là thị dân).

thức mới tại lớp.

- Trình bày được nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức.

- Học sinh biết được các cuộc phát kiến địa lí lớn thế kỉ XV – XVI: nguyên nhân, điều kiện dẫn đến phát kiến địa lí và hệ quả tiêu biểu các cuộc phát kiến địa lí (các cuộc phát kiến của: B.Đi – a - xơ; Cô – lôm – bô; Va – xcô – đơ – Gama; Ph.Ma – Gien – lan). Qua đó giải thích được khái niệm phát kiến địa lí. - Sơ đồ tư duy hỗ trợ học sinh khai thác kiến thức mới tại lớp.

51 nguyên nhân tan

rã của xã hội nguyên thủy. học sinh khi ôn tập; rèn kĩ năng tư duy, khái quát vấn đề.

quan trọng của việc xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại. Nhờ công cụ kim loại, năng xuất lao động tăng cao, tạo ra khối lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên. Tư hữu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ. Thay đổi trong xã hội cũng dẫn đến thay đổi trong gia đình. Người đàn ông giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Gia đình phụ hệ thay cho gia đình mẫu hệ trước đây. Xã hội bắt đầu phân hóa giàu – nghèo, phân chia thành các giai cấp. Lí giải nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy, HS bước đầu nhận thức được quy luật phát triển của xã hội loài người.

hướng dẫn HS tự kiểm tra, đánh giá. - So sánh được đặc điểm giống và khác nhau của xã hội phong kiến Châu Á và Châu Âu. - Hỗ trợ học sinh khi ôn tập kiến thức; rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp. - Học sinh so sánh đặc điểm giống và khác nhau của xã hội phong kiến châu Á và châu Âu về: thời gian tồn tại, điều kiện kinh tế, cơ cấu xã hội và chính trị. - Sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá.

52

Xác định được những nội dung trên, giáo viên sẽ có định hướng rõ nét khi thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy, hiệu quả dạy học sẽ được nâng cao.

2.3. Thiết kế sơ đồ tƣ duy cho phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10

2.3.1. Sự cần thiết phải sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử thế giới cổ - trung đại lớp 10 cổ - trung đại lớp 10

Phần lịch sử thế giới cổ - trung đại là một phần kiến thức quan trọng trong chương trình Lịch sử lớp 10. Đây là phần kiến thức tương đối dài, các bài học thường có nhiều kiến thức, nhiều mục tiêu yêu cầu giáo viên và học sinh phải thực hiện được trong suốt quá trình học.

Là một phần học tương đối nhiều kiến thức và khối kiến thức của phần này được chia thành 05 chương, giữa các chương luôn có mối liên hệ với nhau chặt chẽ. Vì vậy, việc sử dụng sơ đồ tư duy cho phần Lịch sử này là tương đối phù hợp. Tùy theo mục đích sử dụng, cách thức sử dụng, giáo viên có thể ứng dụng sơ đồ tư duy vào bài học lịch sử với những cách sau:

 Sử dụng sơ đồ tư duy với việc chuẩn bị bài học trước ở nhà.  Sử dụng sơ đồ tư duy với bài học kiến thức mới.

 Sử dụng sơ đồ tư duy với bài ôn tập, hệ thống hóa kiến thức.

2.3.2. Cách thức thiết kế sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy được thiết kế bằng hai cách: bằng phần mềm Mindmap hoặc thiết kế trên giấy.

2.3.2.1. Thiết kế sơ đồ tư duy bằng phần mềm Mindmap

Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau, “tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó

lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa”. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng phần

mềm Mindmap để tạo ra sơ đồ tư duy. Với phần mềm này sẽ cho phép chúng ta xây dựng sơ đồ tư duy trên máy tính.

53

Ưu điểm của phần mềm Mindmap đó là dễ thay đổi, dễ bổ sung thêm những nội dung vào sơ đồ, tiết kiệm thời gian hơn trong khi thiết kế. Tuy nhiên việc vẽ sơ đồ tư duy trên phần mềm chỉ có thể được triển khai trước ở nhà sau đó mới trình bày được trước lớp học.

Phần mềm Mindmap có trên trang Web: www.imindmap.com; www.dowload.com.vn. Ngoài ra còn có rất nhiều phần mềm ứng dụng khác để

vẽ sơ đồ tư duy như: phần mềm Concept Draw Mindmap Pro v.5.2.2; Mindmapper 6.0 Pro; Xmin-win - 2012…

Ở đây, chúng tôi sử dụng phần mềm Xmin-win - 2012 để thiết kế một số sơ đồ tư duy cho phần Lịch sử thế giới cổ - trung đại lớp 10 THPT. Thiết kế sơ đồ tư duy bằng phần mềm Mindmap rất thích hợp và thuận lợi đối với những lớp học được trang bị máy tính và máy chiếu. Vì vậy, với các bài học lịch sử dạy bằng giáo án điện tử sẽ rất phù hợp khi triển khai vẽ sơ đồ trên máy tính bằng phần mềm.

Với các cách thức xây dựng như trên, giáo viên có thể tự xây dựng sơ đồ tư duy hoặc hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy cho phần Lịch sử thế giới cổ - trung đại lớp 10 THPT.

2.3.2.2. Thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy

Với cách vẽ sơ đồ tư duy trên giấy sẽ tạo sự thuận tiện cho việc bổ sung, mở rộng thêm các ý tưởng, các thao tác trên giấy thì thường được tiến hành nhanh chóng và gọn nhẹ hơn. Sơ đồ tư duy trên giấy có thể triển khai vẽ trên lớp. Tuy nhiên trong quá trình cho học sinh vẽ trên lớp, giáo viên cần có kế hoạch phân bố thời gian sao cho phù hợp. Sơ đồ tư duy trên giấy phù hợp với những tiết dạy không được trang bị máy tính, máy chiếu và giáo viên thường dùng giáo án để dạy.

Để xây dựng sơ đồ tư duy trên giấy trong giờ học Lịch sử thường được tiến hành theo các bước sau:

54

Hình 2.1. Các bước thiết kế sơ đồ tư duy

Bước 1: Chuẩn bị. Để vẽ sơ đồ tư duy trên giấy thì giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị những công cụ để vẽ, đó là: giấy trắng, bút chì, bút màu các loại. Nếu triển khai vẽ theo nhóm thì nên vẽ trên giấy A0, nếu triển khai vẽ theo từng cá nhân thì có thể triển khai vẽ trên giấy A3, A4.

Bước 2: Xác định từ khóa trung tâm của sơ đồ tư duy. Từ khóa phải ngắn gọn, dễ hiểu và sẽ thể hiện nội dung khái quát nhất cho sơ đồ. Việc xác định từ khóa trong dạy học Lịch sử cũng có nghĩa là giáo viên hướng dẫn học sinh bước đầu xác định được kiến thức cơ bản nhất.

Ví dụ: Vẽ sơ đồ tư duy về các quốc gia cổ đại phương Đông, từ khóa trung tâm của sơ đồ này là: “Các quốc gia cổ đại phương Đông”.

55

Bước 3: Mở rộng sơ đồ tư duy. Từ hình ảnh trung tâm bắt đầu mở rộng sơ đồ bằng các nhánh cấp 1, cấp 2…cấp n.

Ví dụ: Với sơ đồ tư duy về Các quốc gia cổ đại phương Đông, các nhánh cấp 1 (A1, A2, A3…) có thể triển khai vẽ là:

Nhánh A1: Điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại. Nhánh A2: Thể chế chính trị phương Đông cổ đại. Nhánh A3: Văn hóa phương Đông cổ đại.

Từ nhánh cấp 1, tiếp tục mở rộng thành các nhánh cấp 2, nhánh cấp 3… Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Sau khi vẽ sơ đồ tư duy xong cần phải bổ sung, tiếp tục hoàn thiện và có thể bổ sung thêm các nhánh của sơ đồ bằng việc thêm màu sắc, hình ảnh.

Ví dụ: Xây dựng sơ đồ tư duy về Các quốc gia cổ đại Phương Đông. Giáo viên phải triển khai xây dựng sơ đồ tư duy theo các bước chung. Tuy nhiên việc xác định ý tưởng trung tâm của sơ đồ là quan trọng nhất. Sau đó việc triển khai, mở rộng sơ đồ tư duy như thế nào là phụ thuộc vào sự sáng tạo, ý tưởng của từng học sinh. Không có một sơ đồ tư duy nào là duy nhất cho một vấn đề.

Với sơ đồ tư duy về Tây Âu thời hậu kỳ trung đại thì nội dung của ý tưởng trung tâm là: “Tây Âu hậu kỳ trung đại”.

Tiếp đó xác định ý chính của các nhánh A1, A2, A3, A4. Ở đây nội dung cụ thể của các nhánh là:

A1: Những cuộc phát kiến địa lý A2: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản A3: Phong trào văn hóa phục hưng

A4: Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân

Từ nội dung của các nhánh chính này bắt đầu mở rộng một sơ đồ tư duy theo những ý tưởng khác nhau của từng học sinh.

56

2.4. Phƣơng pháp sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10

Việc xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử không thể tiến hành ngay trong tiết học đầu tiên mà cần có cả một quá trình chuẩn bị, cho học sinh làm quen và làm theo mọi chỉ dẫn của giáo viên.

Với từng bài học lịch sử việc triển khai hướng dẫn và sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học được tiến hành khác nhau. Tuy nhiên sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử được coi là phương pháp dạy và học mới nên cần có sự giới thiệu và hướng dẫn của giáo viên trước khi tiến hành triển khai sử dụng.

2.4.1. Hướng dẫn học sinh thiết kế sơ đồ tư duy

Đây là những thành phần cấu tạo nên một sơ đồ tư duy, mặc dù chúng có thể được chỉnh sửa tự do theo ý muốn cá nhân.

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)