Mô tả nghiệp vụ quản lý thiết bị và sự cố tin học

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế Hệ thống quản lý thiết bị và sự cố tin học theo hướng đối tượng (Trang 50)

Quản lý thiết bị và sự cố tin học là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ chuyên trách của Trung tâm tin học – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Với việc xây dựng hệ thống Quản lý thiết bị và sự cố tin học, các quy trình nghiệp vụ chính sau đây sẽ được tin học hóa:

- Cập nhật và lưu trữ các thông tin về các Thiết bị và Sự cố tin học .

- Thực hiện việc quản lý Thiết bị, Sự cố tin học và đưa ra các báo cáo thống kê về thiết bị tin học, tình hình sử dụng thiết bị tin học, về sự cố tin học và tình hình hỗ trợ xử lý các sự cố tin học trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong đó:

Sự cố tin học: là sự cố xảy ra được ghi nhận trên máy tính của cán bộ, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến các chi tiết trong máy tính, mạng máy tính, các phần mềm ứng dụng, hệ thống thư điện tử, dịch vụ online, các thiết bị chuyển mạch, thiết bị wifi trong và ngoài trung tâm dữ liệu.

Các loại sự cố tin học:

- Sự cố máy tính: là loại sự cố liên quan đến các chi tiết trong máy tính như các linh kiện, hệ điều hành, thiết bị ngoại vi …

- Sự cố mạng: là loại sự cố liên quan đến mạng máy tính được ghi nhận trên máy tính của cán bộ. Ví dụ như: máy tính mất kết nối mạng nội bộ, mạng Internet, …

- Sự cố phát triển ứng dụng: là loại sự cố liên quan đến các ứng dụng được cài đặt trên máy tính của cán bộ (các ứng dụng do Trung tâm tin học phát triển hoặc chuyển giao, quản lý).

- Sự cố dịch vụ online: là loại sự cố liên quan đến các dịch vụ trực tuyến được triển khai trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư (các ứng dụng trên nền tảng web).

- Sự cố thư điện tử: là loại sự cố liên quan đến dịch vụ thư điện tử nội bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Sự cố hệ thống: là loại sự cố liên quan đến hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Mức độ sự cố:

- Bình thường: sự cố xảy ra không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không nhiều đến hoạt động bình thường của thiết bị, hệ thống. Ví dụ: máy nhiễm virus, máy chạy chậm hơn bình thường, mạng máy tính kết nối chậm …

- Nghiêm trọng: sự cố xảy ra ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bình thường của thiết bị, hệ thống. Ví dụ: máy hoạt động không ổn định, xảy ra tình trạng treo máy.

- Rất nghiêm trọng: sự cố xảy ra khiến thiết bị, hệ thống ngừng hoạt động. Những sự cố này thường phải được giải quyết ngay. Ví dụ: máy tính không khởi động.

Thiết bị: là những máy tính được trang bị cho các cán bộ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Linh kiện: là những chi tiết gắn với máy tính, có thể sửa chữa hoặc thay thế.

* Quy trình cập nhật và lƣu trữ thông tin phục vụ cho việc quản lý Thiết bị và Sự cố tin học

Quy trình này được thực hiện khi có thay đổi về thông tin của một Thiết bị tin hoặc thay đổi về sự cố tin học xảy ra trong Bộ.

Việc cập nhật các thông tin phục vụ cho việc quản lý Thiết bị và Sự cố tin học bao gồm các thông tin sau:

- Danh mục chung: cập nhật thông tin về các danh mục sau:

 Các danh mục về linh kiện : Ram; Main; CPU; HDD; FDD; CD/DVD; Loa; Chuột; Bàn phím; Màn hình; UPS; Máy in; Máy pho to; Máy Scan  Danh mu ̣c hãng sản xuất

 Các danh mục về ứng dụng: Hệ điều hành, Hệ soạn thảo văn bản  Danh mu ̣c Nguồn vốn

 Danh mu ̣c Đơn vi ̣ – Vụ

 Danh mục Khu vực, Nhà, Phòng  Danh mục Loa ̣i sự cố

 Danh mục Tần suất  Danh mục Mức đô ̣

- Danh mục thiết bị: cập nhật thông tin về thiết bị bao gồm: Tên khu vực, Tên nhà, Tên phòng, Tên thiết bi ̣; Tên Hãng sản xuất , Mã tài sản , Người sử du ̣ng , Nguồn cấp, Ngày thiết bị được cấp, Đang sử dụng hay không

- Hồ sơ thiết bị: cập nhật thông tin về cấu hình thiết bị, bao gồm: Ram, CPU, Main, HDD, FDD (nếu có), CD (nếu có), Loa (nếu có), Chuô ̣t, Bàn phím, Màn hình, Hê ̣ điều hành, Office (nếu có), Ứng dụng khác (nếu có)

- Thông tin về Sự cố tin học : cập nhật các chi tiết của một sự cố gồm : Địa điểm (Khu vực, Nhà, Phòng), Đơn vi ̣, Người yêu cầu, Người nhâ ̣n, Ngày xảy ra , Thiết bị, Loại sự cố, Mức đô ̣ sự cố , Mô tả đầy đủ , Nguyên nhân, Xử lý, Kết quả, Cấp xử lý thứ nhất, Thời gian chuyển cấp xử lý thứ nhất , Cấp xử lý thứ hai , Thời gian chuyển cấp xử lý thứ hai, Người xử lý, Tài chính, Thời gian kết thúc.

Việc cập nhật dữ liệu phải thực sự đơn giản và thuận tiện cho người sử dụng, đảm bảo sẵn sàng cho việc lấy thông tin về Thiết bị và Sự cố tin học cũng như đảm bảo quy trình hỗ trợ xử lý sự cố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Quy trình xử lý sự cố tại Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

Bước 1: Khi sự cố được phát hiện, cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo cho cán bộ Trung tâm Tin học bằng phương tiện nhanh nhất. Cán bộ Trung tâm tin học sẽ ghi nhận thông tin sự cố và báo cáo lãnh đạo, đề nghị xử lý.

Bước 3: Cán bộ được giao nhiệm vụ sẽ tiến hành xử lý sự cố.

Bước 4: Sau khi xử lý sự cố xong, cán bộ xử lý sự cố ghi nhận nội dung xử lý. Bước 5: Lãnh đạo duyệt lại nội dung xử lý sự cố và chuyển trạng thái kết thúc xử lý sự cố.

* Quy trình lập báo cáo về Thiết bị và Sự cố tin học

Sau khi đã cập nhật đầy đủ các thông tin cần thiết, người sử dụng chỉ cần ra lệnh, hệ thống sẽ tự động kiểm tra và đưa ra báo cáo. Các báo cáo đưa ra ở đây bao gồm: Báo cáo thống kê sự cố tin học ; Báo cáo thống kê chi tiết một thiết bị ; Báo cáo thống kê tài sản. Sau khi lựa chọn các tiêu chí cần thiết, người dùng có thể có báo cáo chi tiết khác nhau

3.1.3. Kiến trúc hệ thống quản lý thiết bị và sƣ̣ cố tin ho ̣c

Hệ thống quản lý thiết bi ̣ và sự cố tin ho ̣c hoạt động theo cơ chế điều khiển được quản lý thống nhất ở mọi nơi. Hệ thống cơ sử dữ liệu tập trung tại Trung tâm Tin học để tăng tính an toàn dữ liệu. Hệ thống có khả năng kết nối với các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ khác. Hệ thống là một hệ thống mở, dễ nâng cấp, dễ phát triển trong tương lai.

Thiết kế là đưa ra cách giải logic bài toán ứng dụng và mô tả cách hệ thống thực thi những nhiệm vụ đã xác định. Nghĩa là:

- Xây dựng các thiết kế chi tiết để mô tả các thành phần của hệ thống ở mức cao hơn, phục vụ cho việc cài đặt ở pha sau.

- Đồng thời đưa ra được kiến trúc của hệ thống để đảm bảo có thể thay đổi được, có tính mở, dễ bảo trì, thân thiện với người dùng.

Kiến trúc hệ thống là cấu trúc tổ chức của hệ thống. Kiến trúc gồm nhiều bộ phận có thể ở nhiều mức khác nhau, tương tác với nhau thông qua giao diện, có mối quan hệ kết nối và các ràng buộc để kết hợp chúng thành một thể thống nhất. Kiến trúc hệ thống được chia thành hai loại: logic và vật lý.

- Kiến trúc logic chỉ ra các lớp và đối tượng, các quan hệ và sự cộng tác để hình thành chức năng của hệ thống. Kiến trúc logic được mô tả bởi các biểu đồ ca sử dụng, biểu đồ lớp và các biểu đồ tương tác. Kiến trúc phổ biến chung hiện nay là kiến trúc ba tầng: tầng giao diện, tầng logic ứng dụng và tầng lưu trữ. Trong triển khai kiến trúc ba tầng thường được tổ chức theo nhiều phương án khác nhau:

+ Cả ba tầng trên cùng máy (đối với hệ thống nhỏ)

+ Tầng trình diễn và tầng logic ứng dụng trên máy khách, tầng lưu trữ trên máy chủ (đối với hệ thống vừa).

+ Tầng trình diễn trên máy người sử dụng, tầng logic ứng dụng trên máy trạm phục vụ ứng dụng, tầng lưu trữ tổ chức ở trạm phục vụ dữ liệu (đối với hệ thống lớn).

- Kiến trúc vật lý đề cập đến mô tả chi tiết hệ thống về phương diện phần cứng và phần mềm của hệ thống. Đồng thời cũng mô tả cấu trúc vật lý và sự phụ thuộc

của các mođun cộng tác trong cài đặt những khái niệm đã được định nghĩa trong kiến trúc logic.

* Giải pháp công nghệ

Lựa chọn giải pháp công nghệ dựa trên các tiêu chí:

- Phù hợp với tổng thể của hệ thống, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra - Đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến

- Mang tính mở, dễ nâng cấp, dễ phát triển - Giá thành phù hợp

3.2. Các mô hình phân tích

3.2.1. Phân tích các chức năng của hệ thống

Có thể hình dung công việc quản lý thiết bị và sự cố tin học bao gồm những công việc cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Bảng các chức năng của hệ thống Ký hiệu Tên chức năng

CN1 Quản trị hệ thống

CN1.1 Thay đổi mật khẩu CN1.2 Quản lý nhóm chức năng

CN1.3 Quản lý người sử dụng chương trình CN1.4 Quản lý quyền sử dụng

CN1.5 Quản lý menus (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CN1.6 Quản lý form nhập liệu

CN2 Quản lý danh mục CN3 Quản lý thiết bị CN4 Quản lý nhập/xuất CN5 Quản lý sự cố tin học CN6 Tra cứu hồ sơ

CN6.1 Tra cứu hồ sơ thiết bị CN6.2 Tra cứu hồ sơ sự cố

CN7 Kết xuất báo cáo thống kê

CN7.1 Kết xuất báo cáo thống kê tài sản CN7.2 Kết xuất báo cáo thống kê sự cố

3.2.2 Phân tích các ca sử dụng

3.2.2.1 Các tác nhân của hệ thống

Người quản trị hệ thống: Là người sử dụng được phân quyền cho phép thực hiện các thao tác quản lý bên trong hệ thống, bao gồm: tạo mới, cập nhật thông tin hoặc xoá những người sử dụng. Ngoài ra người quản trị hệ thống còn có trách nhiệm quản lý chức năng của hệ thống, phân quyền sử dụng các chức năng của hệ thống cho từng người sử dụng tuỳ theo yêu cầu và mục đích sử dụng của họ.

Phân quyền sử dụng các chức năng của hệ thống cho từng người sử dụng: Nhóm quản trị hệ thống: Nhóm này bao gồm những người được cấp quyền quản trị hệ thống. Quyền quản trị hệ thống bao gồm các quyền: thêm/sửa/xóa thông tin người dùng, cấp/thu hồi quyền của từng người dùng, nhóm người dùng đối với từng chức năng của hệ thống, cập nhật thông tin các chức năng của hệ thống, quản lý các biểu mẫu nhập thông tin.

Nhóm hệ thống: Nhóm này bao gồm những người dùng được cấp quyền sử dụng các chức năng xử lý sự cố thuộc nhóm sự cố mạng và sự cố thiết bị máy tính.

Nhóm dịch vụ trực tuyến: Nhóm này bao gồm những người dùng được cấp quyền sử dụng các chức năng xử lý sự cố thuộc nhóm sự cố về thư điện tử và sự cố trong các dịch vụ trực tuyến.

Nhóm xử lý sự cố phát triển ứng dụng: Nhóm này bao gồm những người dùng được cấp quyền sử dụng các chức năng xử lý sự cố thuộc nhóm sự cố liên quan đến phát triển ứng dụng, hệ thống.

Nhóm xem báo cáo: Nhóm này bao gồm những người dùng được cấp quyền xem các báo cáo thống kê về các sự cố, báo cáo thống kê về quản lý thiết bị.

3.2.2.2. Danh sách các ca sử dụng

1. Gói quản lý người sử dụng:

Uc1: Tạo mới người sử dụng Uc2: Tạo dữ liệu phân quyền

Uc3: Sửa thông tin về người sử dụng Uc4: Xóa thông tin về người sử dụng Uc5: Tìm kiếm thông tin người sử dụng

2. Gói quản lý danh mục

Uc6: Nhập thêm danh mục Uc7: Sửa thông tin danh mục Uc8: Xóa danh mục

3. Gói quản lý thiết bị

Uc9: Thêm thiết bị

Uc10: Sửa thông tin thiết bị Uc11: Xóa thông tin thiết bị

4. Gói quản lý nhập/xuất

Uc12: Thêm thông tin nhập/xuất linh kiện Uc13: Sửa thông tin nhập/xuất linh kiện Uc14: Xóa thông tin nhập/xuất linh kiện

4. Gói quản lý sự cố tin học

Uc15: Thêm thông tin sự cố tin học Uc16: Sửa thông tin sự cố tin học Uc17: Xóa thông tin sự cố tin học

5. Gói tra cứu hồ sơ

Uc18: Tra cứu hồ sơ thiết bị Uc19: Tra cứu hồ sơ sự cố

6. Gói kết xuất báo cáo thống kê

Uc20: Kết xuất báo cáo thống kê tài sản Uc21: Kết xuất báo cáo thống kê sự cố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Uc22: Kết xuất báo cáo thống kê chi tiết thiết bị

3.2.2.3. Mô hình các ca sử dụng và mô tả các ca sử dụng mô hình miền

1. Mô tả ca sử dụng gói “quản lý người sử dụng”

Hình 3.2. Mô hình ca sử dụng gói Quản lý ngƣời dùng

Uc1: Ca sử dụng Tạo mới người sử dụng - Tên ca sử dụng: Tạo mới người sử dụng

- Mô tả khái quát: Tạo mới thông tin của người sử dụng vào hệ thống và yêu cầu hệ thống ghi nhận

- Tác nhân: Cán bộ quản trị hệ thống

- Mục đích: Tạo mới thông tin về người sử dụng hệ thống - Tham chiếu: CN1.3

- Mô tả từng bước:

Bảng 3.2. Bảng các bƣớc trong ca sử dụng Tạo mới ngƣời sử dụng Hành động của tác nhân Hồi đáp của hệ thống

Nhập trực tiếp

1. Yêu cầu tạo mới người sử dụng 2. Hiện mẫu biểu nhập

3. Nhập các thông tin mới 4. Ghi nhận và thông báo kết quả ghi nhận

- Ngoại lệ:

Bước 4: Nhập trực tiếp: Kết quả kiểm tra thông tin thiếu hoặc không chính xác thì hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại hoặc phải dừng ca sử dụng. Nếu kiểm tra tài khoản đăng nhập đã có trong hệ thống thì thông báo nhập lại hoặc dừng.

Uc2: Ca sử dụng Tạo dữ liệu phân quyền người sử dụng

- Tên ca sử dụng: Tạo dữ liệu phân quyền người sử dụng -Tác nhân: Cán bộ quản trị hệ thống

- Mục đích: Thiết lập các quyền truy nhập hệ thống đối với người sử dụng

- Mô tả khái quát: Nhập các thông tin về quyền được truy cập hệ thống của người sử dụng và yêu cầu hệ thống ghi nhận.

- Tham chiếu: CN1.3 - Mô tả từng bước:

Bảng 3.3. Bảng các bƣớc trong ca sử dụng Tạo dữ liệu phân quyền ngƣời sử dụng Hành động của tác nhân Hồi đáp của hệ thống

1. Yêu cầu tạo quyền cho một người sử dụng đã có

2. Hiện mẫu biểu nhập các quyền của người sử dụng

3. Nhập điều kiện (thông tin mình biết) để tìm kiếm người sử dụng

4. Tìm kiếm và hiển thị kết quả 5. Chọn người cần thiết lập quyền truy

cập

6. Hiển thị thông tin về người cần tạo quyền truy nhập

7. Tạo lập các quyền truy nhập hệ thống cần thiết cho người dùng.

8. Ghi lại thông tin tạo lập quyền truy nhập và thông báo kết quả

Ngoại lệ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Nếu không có hồ sơ nào thỏa mãn điều kiện tìm kiếm, thì thông báo và yêu cầu nhập lại thông tin tìm kiếm khác.

Uc3: Ca sử dụng Sửa thông tin người sử dụng - Tên ca sử dụng: Sửa thông tin người sử dụng - Tác nhân: Cán bộ quản trị hệ thống

- Mục đích: Sửa các thông tin về người sử dụng hệ thống

- Mô tả khái quát: Sửa các thông tin của người sử dụng hệ thống và yêu cầu hệ thống ghi nhận

- Tham chiếu: CN1.3 - Mô tả từng bước:

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế Hệ thống quản lý thiết bị và sự cố tin học theo hướng đối tượng (Trang 50)