Biểu đồ thành phần

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế Hệ thống quản lý thiết bị và sự cố tin học theo hướng đối tượng (Trang 81)

Biểu đồ thành phần (Component Diagram) là biểu đồ mô tả các thành phần và sự phụ thuộc của chúng trong hệ thống. Các thành phần của hệ thống có thể là:

- Thành phần mã nguồn, có ý nghĩa vào thời điểm dịch chương trình. Thông thường nó là tập các chương trình cài đặt các lớp. Ví dụ, trong C++, mỗi tệp .cpp và .h là một thành phần. Trước khi phát sinh mã chương trình, phải thực hiện ánh xạ từng tệp vào thành phần tương ứng, thông thường mỗi lớp được ánh xạ vào hai tệp (.cpp, và .h).

- Thành phần mã nhị phân là mã trình nhị phân được dịch từ mã chương trình nguồn. Nó có thể là tệp mã đích (.obj), tệp thư viện tĩnh (.lib) hay tệp thư viện động (.dll). Thành phần nhị phân được sử dụng để liên kết, hoặc để thực thi chương trình (đối với thư viện động). [3]

- Thành phần thực thi là tệp chương trình có thể thực thi được (các tệp .exe). Nó là kết quả của chương trình liên kết các thành phần nhị phân.

Với biểu đồ thành phần, người phát triển hệ thống thực hiện dịch, triển khai hệ thống sẽ biết thư viện mã trình nào tồn tại và những tệp có thể thực thi (.exe) khi dịch và liên kết thành công. Giữa các thành phần chỉ có một loại quan hệ phụ thuộc được biểu diễn bằng đường mũi tên đứt nét. Kết nối phụ thuộc cho biết thành phần phụ thuộc phải dịch sau thành phần kia. Lưu ý, nên tránh phụ thuộc vòng trong biểu đồ thành phần.

Hình 3.21. Biểu đồ thành phần của chƣơng trình 3.3.6 Biểu đồ triển khai

Biểu đồ triển khai (Deployment Diagram) chỉ ra cấu hình các phần tử xử lý lúc chương trình chạy, các nút trên mạng và các tiến trình phần mềm thực hiện trên những phần tử đó. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa các phần cứng và phần mềm của hệ thống. Biểu đồ triển khai chỉ ra toàn bộ các nút trên mạng, kết nối giữa chúng và các tiến trình chạy trên chúng. Mỗi nút là một đối tượng vật lý (các thiết bị) có tài nguyên tính toán.

Các phần tử (nút) của biểu đồ triển khai:

- Bộ xử lý (Processor): bộ xử lý của máy tính, máy chủ, trạm làm việc,... Các

bộ xử lý được đặc tả chi tiết bằng cách bổ sung thêm các thông tin:

- Thiết bị: là máy móc hay bộ phận phần cứng nhưng không phải là bộ xử lý

trung tâm, như: màn hình, máy in, máy vẽ, v.v. Thiết bị cũng có thể đặc tả một số thông tin chi tiết như: Stereotype và một số tính chất vật lý.

- Tiến trình (Process) là luồng thực hiện của một chương trình trong một bộ xử

lý. Một chương trình thực thi được xem như là một tiến trình. Các tiến trình thường được gán các mức ưu tiên và bộ xử lý sẽ thực hiện những tiến trình có mức ưu tiên cao hơn.

Hình 3.22. Biểu đồ triển khai của chƣơng trình 3.4. Cài đặt chƣơng trình quản lý thiết bị và sự cố tin học 3.4.1. Môi trƣờng cài đặt

3.4.1.1. Ngôn ngữ lập trình

VB.NET là 1 ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng rất mạnh và nó hỗ trợ đầy đủ các đặc trưng của ngôn ngữ hướng đối tượng như là trừu tượng, bao đóng, kế thừa, đa hình, đa luồng và cấu trúc xử lý các exception

Các đặc tính chính của VB .NET: 1. Kế thừa:

Kế thừa là khả năng mà 1 lớp con được dẫn xuất có thể dẫn xuất các đặc tính được trích ra từ 1 lớp cha khác có sẵn. Lớp con có thể override – tức là viết lại 1 phương thức nào đó từ lớp cha để thực hiện thêm 1 số chức năng khác. Trong VB. NET, để khai báo 1 lớp kế thừa từ 1 lớp khác, ta sử dụng từ khóa “ Inherits”. Mặc định thì tất cả các lớp được tạo ra trong VB. NET thì đều có thể được dẫn xuất.

2. Bộ khởi tạo và bộ đóng:

a. Bộ khởi tạo: Là 1 phương thức đặc biệt mà được triệu gọi khi có 1 thể hiện mới của 1 lớp được tạo ra. Bộ khởi tạo được dùng để tạo mới 1 đối tượng của 1 lớp.

b. Bộ đóng: Là phương thức ngược lại với bộ khởi tạo. Được triệu gọi khi 1 đối tượng của 1 lớp được xóa bỏ khỏi bộ nhớ.

3. Overloading:

Overloading là khả năng mà nó cho phép tồn tại các phương thức trùng tên nhau trong cùng 1 lớp nhưng khác các thông số đưa vào. Nói cách khác, nó cho phép người phát triển hệ thống có nhiều cách phát triển khác nhau đối với cùng 1 phương thức. Trong VB .NET thì chúng ta có thể khai báo nhiều phương thức trùng tên miễn sao các thông số đưa vào khác nhau là được. Ví dụ, để overload 1 phương thức tên gọi là Func1() thì ta dùng từ khóa Overloads như sau:

Public Overloads Function Func1() 4. Overriding:

Overriding là khả năng của 1 lớp con có thể viết lại các đặc tính của lớp cha mà nó kế thừa. VB. NET đã đưa ra từ khóa Overrides để nhằm đưa ra 1 hướng phát triển mới cho 1 lớp con được kế thừa từ cha nó. Một phương thức chỉ có thể được overrides khi nó được đánh dấu là Overridable trong lớp cha mà nó được khai báo.

5. Xử lý các ngoại lệ:

Ngoại lệ là các lỗi mà có thể được sinh ra khi chương trình đang chạy. Lỗi này xảy ra thường khó phát hiện vì nó không xảy ra do lỗi cú pháp, mà do sự sai lệch về mặt ý nghĩa của chương trình. Để chương trình có khả năng xử lý được các lỗi loại này, VB .NET hỗ trợ cấu trúc xử lý các ngoại lệ mà trong đó chủ yếu là xử lý các đoạn code có khả năng xảy ra lỗi.

6. Đa luồng:

VB .NET là 1 ngôn ngữ lập trình tiên tiến và nó hỗ trợ mạnh mẽ trong việc phát triển các ứng dụng nhiều luồng.

Đa luồng cho phép 1 chương trình có thể chạy thành nhiều nhánh khác nhau nhằm giảm nhẹ gánh nặng công việc cho CPU – Tính năng này biểu thị mạnh mẽ ở các hệ thống có trang bị CPU xử lý nhiều nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.1.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL

Mỗi một database trong SQL Server đều chứa ít nhất một data file chính (primary), có thể có thêm một hay nhiều data file phô (Secondary) và một transaction log file.

- Primary data file (thường có phần mở rộng là: .mdf) đây là file chính chứa data và những system tables.

- Secondary data file (thường có phần mở rộng .ndf) đây là file phô thường chỉ sử dụng khi database được phân chia để chứa trên nhiều đĩa.

- Transaction log file (thường có phần mở rộng là : .ldf ) đây là file ghi lại tất cả những thay đổi diễn ra trong một database và chứa đầy đủ thông tin để có thể roll back hay roll forward khi cần.

Trước khi SQL Server muốn lưu data vào một table nó cần phải dành riêng một khoảng trống trong data file cho table đó. Những khoảng trống đó chính là các extents. Có 2 loại extents: mixed extents (loại hỗn hợp) dùng để chứa data của nhiều tables trong cùng một extent và uniform extent (loại thuần nhất) dùng để chứa data của một

table. Đầu tiên SQL Server dành các page trong mixed extent để chứa data cho một table, sau đó khi data tăng trưởng thì SQL dành hẳn một uniform extent cho table đó.

3.4.2. Hƣớng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm

Để cài đặt phần mềm, yêu cầu với máy PC bình thường kết nối mạng LAN, hệ điều hành WinXP trở lên, phần mềm tiện ích: .Net framework 2.0 trở lên, font Unicode và bộ gõ tiếng việt Unicode.

Chạy file cài đặt setup.exe. Sau khi đã cài đặt xong, hệ thống cần thiết lập các thông số để kết nối đến hệ thống cơ sở dữ liệu như địa chỉ máy chủ, tài khoản truy cập vào cơ sở dữ liệu (các thông số được cung cấp bởi cán bộ quản trị phần mềm) và kiểm tra các kết nối đến cơ sở dữ liệu. Sau khi đã thiết lập xong, cán bộ sử dụng có thể đăng nhập với tài khoản được cung cấp. Hệ thống có phần hỗ trợ (help) trực tiếp dễ dàng cho người sử dụng.

3.4.3. Các module chƣơng trình

- Module cập nhật dữ liệu : cập nhật các dữ liệu đầu vào ( tạo nguyên liệu cho

hệ thống) gồm các loại cập nhật sau + Cập nhật thông tin sự cố tin ho ̣c + Cập nhật thông tin thiết bị

+ Cập nhật thông tin nhập/xuất linh kiện

+ Các cập nhật khác: phần quyền người sử dụng, cập nhật các danh mục.

- Module xử lý, kết xuất dữ liệu : Các dữ liệu đầu vào ở trên sẽ được xử lý qua chức năng này để trở thành các thông tin đầu ra có ý nghĩa đối với công tác quản lý như kết xuất báo cáo thống kê: thống kê tài sản, thống kê sự cố, thống kê chi tiết thiết bị.

- Module tìm kiếm dữ liệu: Tìm kiếm các loại thông tin, dữ liệu về người

dùng, sự cố, thiết bị, linh kiện. Có thể xem trên màn hình hoặc in các kết quả tìm kiếm. + Tìm kiếm hồ sơ thiết bị

+ Tìm kiếm hồ sơ sự cố

3.4.4. Thiết kế các Form

Dưới đây là minh họa giao diện một số Form của chương trình:

Form nhập thông tin sự cố

Form Tìm kiếm hồ sơ sự cố

Form Báo cáo thống kê tài sản

KẾT LUẬN 1. Những kết quả đạt đƣợc của đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tôi đã tìm hiểu và nắm được phương pháp luận trong phân tích và thiết kế hệ thống thông tin theo hướng đối tượng, quy trình của kỹ nghệ phần mềm hướng đối tượng, nghiên cứu và tìm hiểu về mẫu thiết kế.

Đã cơ bản hoàn thành các bước trong phân tích và thiết kế hệ thống, xây dựng được hệ thống thông tin quản lý thiết bị và sự cố tin học tại Trung tâm Tin học - Bộ Kế hoạch và Đầu tư với một số chức năng chính. Hệ thống về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu tăng cường đưa công nghệ thông tin vào quản lý thiết bị và sự cố tin học tại Trung tâm, đảm bảo xử lý nhanh, chính xác và thuận tiện, hỗ trợ hiệu quả cho công tác nghiệp vụ tại đơn vị.

2. Những vấn đề còn tồn tại và hƣớng khắc phục, phát triển mở rộng

Hệ thống vẫn còn tồn tại một số vấn đề như:

- Các thông tin, dữ liệu về thiết bị còn hạn chế, chưa có một số thuộc tính mô tả các thông số kỹ thuật đặc trưng của từng loại thiết bị. Do đó một số nghiệp vụ quản lý vẫn chưa được tự động hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống chưa thể hiện hết được tất cả các chức năng của nghiệp vụ quản lý thiết bị và sự cố tin học.

Để có được hệ thống hoàn chỉnh, mềm dẻo vận hành trong thực tế luận văn cần phát triển theo hướng sau:

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các mẫu thiết kế để có khả năng vận dụng nhiều mẫu trong hoạt động thiết kế. Bổ sung thiết kế về xử lý thông tin đặc trưng của các loại thiết bị khác nhau để việc ứng dụng hệ thống quản lý thiết bị và sự cố tin học hỗ trợ được nhiều hơn nghiệp vụ tại Trung tâm tin học.

- Tiếp tục triển khai bài toán và hoàn thiện các chức năng đã có để trợ giúp tốt cho công việc quản lý thiết bị và sự cố tin học

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Văn Ba (2009), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, NXB Đại học QG.

[2] Đoàn Văn Ban, Bài giảng Phân tích thiết kế hướng đối tượng UML.

[3] Đoàn Văn Ban (2005), Phân tích thiết kế và lập trình hướng đối tượng,

NXB Thống Kê.

[4] Đoàn Văn Ban (2005), Phân tích, thiết kế hướng đối tượng bằng UML,

NXB Thống Kê.

[5] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Quyết định số 522/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 16/04/2009 về chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Tin học

[6] Đặng Văn Đức (2002), Phân tích thiết kế hướng đối tượng bằng UML, NXB Giáo dục.

[7] Nguyễn Tuấn Huy (2003), Quá trình phát triển phần mềm thống nhất, NXB Thống kê.

[8] Phạm Hữu Khang (2005), SQLSerrver Lập trình thủ tục và hàm - NXB Lao Động Xã Hội.

[9] Lê Văn Phùng (2011), Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng, NXB Thông tin và truyền thông.

[10] Lê Văn Phùng (2010), Kỹ nghệ phần mềm, NXB Thông tin và truyền

thông, Hà Nội.

[11] Lê Văn Phùng (2009), Kỹ thuật phân tích thiết kế hệ thống thông tin hướng

cấu trúc, NXB Thông tin và truyền thông.

Tiếng Anh

[12] Boggs, W., and Boggs, M. (2002), Mastering UML with Rational Rose,

Sybex.

[13] Coad P. and Yourdon E (1990), Object-oriented analysis, second edition, Yourdon press.

[14] Craig Larman (2000), Applying UML and Patterns, Prentice Hall PTR. [15] Douglas C.Schmidt (1998), Introduction to pattern and Frameworks. [16] Erich Gamma, Richard Helm, Ralph Johnson, John Vlissides (1999),

Design Pattern elements of reusable Object-oriented software-gang of four.

[17] Grady Booch, James Rumbaugh, Ivar Jacobson (2000), The Unified Modeling Language User Guide, Addison Wesley.

[18] Joseph Schmuller (2004), Sams Teach Yourself UML in 24 Hour, third edition , SAMS publishing.

[19] Terry Quatrani (1998), Visual Modeling with Rational Rose and UML,

Addison Wesley Longman. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các trang Web

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế Hệ thống quản lý thiết bị và sự cố tin học theo hướng đối tượng (Trang 81)