Xây dựng mô hình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế Hệ thống quản lý thiết bị và sự cố tin học theo hướng đối tượng (Trang 30)

Để nắm bắt được yêu cầu của một hệ thống tin học hóa, ta cần tìm hiểu hệ thống thực. Công việc này được tiến hành bằng cách tìm hiểu hoạt động nghiệp vụ và

xây dựng các mô hình miền và mô hình nghiệp vụ để nắm bắt toàn bộ các vấn đề thuần nghiệp vụ của hệ thống.

Việc tìm hiểu hoạt động nghiệp vụ được tiến hành qua các bước sau - Tìm hiểu bối cảnh hệ thống

- Nắm bắt các yêu cầu phi chức năng

a. Tìm hiểu bối cảnh hệ thống

Mô tả bối cảnh của một hệ thống bằng cách xây dựng mô hình miền và mô hình nghiệp vụ của nó. Tùy theo yêu cầu của từng bài toán cụ thể mà ta có thể xây dựng một mô hình miền hoặc một mô hình nghiệp vụ đầy đủ, hoặc cả hai hoặc không cần mô hình nào cả.

- Xây dựng mô hình miền: Mục đích của mô hình hóa miền là để hiểu và mô tả các lớp quan trọng nhất bối cảnh của miền. Ta có thể lập một từ điển giải thích để định nghĩa về các lớp miền. Từ điển thuật ngữ và mô hình miền giúp khách hàng và người phát triển chia sẻ những thuật ngữ khái niệm chung. Đối với những miền nghiệp vụ rất nhỏ, không cần thiết phát triển một mô hình miền mà chỉ cần sử dụng từ điển thuật ngữ là đủ.

Mô hình miền (domain model) mô tả các khái niệm quan trọng của hệ thống qua các đối tượng của miền nghiệp vụ và liên kết giữa chúng với nhau. Các đối tượng miền là những vật hay khái niệm trong thực tế hoặc các sự kiện diễn ra trong môi trường mà hệ thống làm việc. Mô hình miền có thể mô tả bằng nhiều biểu đồ lớp của UML. Có 3 dạng lớp đối tượng miền điển hình

+ Các đối tượng nghiệp vụ thể hiện những vật được quản lý trong hoạt động nghiệp vụ như: đơn đặt hàng, tài khoản, hợp đồng…

+ Các đối tượng thế giới thực và các khái niệm mà một hệ thống cần theo dõi, ví dụ như giao dịch thanh toán, mua hàng, rút tiền…

+ Các sự kiện sẽ hoặc đã xuất hiện: đưa thẻ vào máy, nhấn phím, trả tiền… - Xây dựng mô hình nghiệp vụ: Mô hình nghiệp vụ (Bussiness model) được thể hiện ra bằng một mô hình ca sử dụng nghiệp vụ. Nó có thể bao gồm các chế tác (thành phần) sau:

+ Đối tượng miền; + Đối tượng nghiệp vụ;

+ Người tham gia nghiệp vụ và các trách nhiệm, thao tác tương ứng;

+ Mô hình ca sử dụng nghiệp vụ mô tả các quá trình nghiệp vụ của một tổ chức dưới dạng các ca sử dụng nghiệp vụ và các tác nhân nghiệp vụ tương ứng. Nó xem xét một hệ thống nghiệp vụ từ quan điểm người sử dụng và chỉ ra làm thế nào để hệ thống cung cấp một giá trị gia tăng cho tác nhân nghiệp vụ hệ thống đó. Mô hình ca sử dụng nghiệp vụ được miêu tả bằng sơ đồ ca sử dụng [3]

Mô hình miền là một trường hợp riêng của mô hình nghiệp vụ mà ở đó ta chỉ tập trung vào các vật, các lớp miền hoặc các thực thể nghiệp vụ mà người tham gia nghiệp vụ sẽ phải làm với chúng.

Một mô hình nghiệp vụ được phát triển qua hai bước:

+ Xây dựng một mô hình ca sử dụng nghiệp vụ bao gồm việc xác định các tác nhân nghiệp vụ mà các tác nhân sử dụng. Mô hình cho phép người phát triển hiểu rõ hơn về giá trị mà nghiệp vụ đem lại cho tác nhân sử dụng nó

+ Phát triển một mô hình đối tượng nghiệp vụ bao chứa những người tham gia nghiệp vụ, các thực thể nghiệp vụ và các đơn vị công việc cùng nhau thực hiện các ca sử dụng nghiệp vụ. Các quy tắc nghiệp vụ và các điều chỉnh khác trong nghiệp vụ được liên kết với các đối tượng khác

b. Nắm bắt các yêu cầu bổ sung

Các yêu cầu bổ sung là các yêu cầu phi chức năng mà không thể liên kết với các ca sử dụng nghiệp vụ cụ thể nào. Chúng có ảnh hưởng đến nhiều ca sử dụng hoặc chỉ đến một ca sử dụng nghiệp vụ nào đó. Ví dụ như tính thể hiện, các giao diện, các yêu cầu thiết kế vật lý và kiến trúc, các ràng buộc về thiết kế và cài đặt.

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế Hệ thống quản lý thiết bị và sự cố tin học theo hướng đối tượng (Trang 30)