Thiết kế thông tin yêu cầu của phiếu điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh thái nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 46)

Phiếu điều tra khảo sát được thành lập nhằm bổ sung thông tin và nắm bắt chính xác hơn cho nghiên cứu này về công tác quản lý môi trường tại bệnh viện. Hơn nữa, mục tiêu của phiếu khảo sát là mong muốn hiểu được sự hiểu biết và ý thức của những người tham gia công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện.

Chính vì vậy, phiếu khảo sát được gửi đến các bộ phận liên quan gồm: - Đại diện lãnh đạo bệnh viện phụ trách công tác bảo vệ môi trường

- Người chịu trách nhiệm quản lý chung về vấn đề môi trường tại bệnh viện - Cán bộ bộ phận phân loại rác thải

- Cán bộ vận hành trạm xử lý nước thải - Cán bộ vận hành lò đốt chất thải rắn

- Một số cán bộ công nhân thực hiện trực tiếp công tác bảo vệ môi trường Các nội dung của phiếu điều tra được trình bày trong phần phụ lục. Phiếu điều tra.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên vào khoảng 3.562 km².

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính là Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Trong 9 đơn vị hành chính này, mỗi đơn vị đều có ít nhất 1 bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh. Còn các xã thì đều có Trung tâm y tế hoặc trạm y tế của xã, phường. Ngoài ra, Thái Nguyên còn là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện.

3.1.1. Cơ cấu dân số

Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, đến năm 2010, tỉnh có tổng số dân vào khoảng 1,2 triệu người với nhiều dân tộc anh em, trong đó dân thành thị là 286.800 người (chiếm 23,9 %), dân nông thôn là có số lượng lớn 913.200 người (chiếm tỷ lệ gần 70 %). Tỷ lệ dân số nữ chiếm 49,9%.

Tính đến 12/2010, dân số trong độ tuổi lao động tỉnh Thái Nguyên là 751.857 người chiếm 66,7 % dân số, số người trong độ tuổi lao động hoạt động kinh tế của tỉnh năm 2010 là 597.433 người, chiếm 79,46% nguồn lao động của tỉnh.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh còn chậm so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp tuy có giảm đi qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, năm 2006 chiếm 65% tổng số lao động làm việc. Lao động dịch vụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2001-2005 (bình quân 8,7%/năm), năm 2006 chiếm gần 21% tổng số lao động làm việc của tỉnh. Lao động công nghiệp – xây dựng tăng

trên 8% trong giai đoạn 2001-2005, đến năm 2006 mới chiếm 14% tổng số lao động làm việc. Lao động nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số lao động việc làm của tỉnh.

3.1.2. Thực trạng chung của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh miền núi khu vực Đông Bắc, các cơ sở y tế của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua cũng đã tăng cả về số lượng và quy mô giường bệnh. Theo niên giám thống kê của tỉnh, từ năm 2004 đến năm 2006 số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã tăng từ 214 cơ sở lên 218 cơ sở, số giường bệnh tăng từ 3.229 giường bệnh lên 3.553 giường bệnh (trong đó có 818 giường bệnh của các trạm y tế phường xã) cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Không kể các trạm y tế xã, phường, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 19 cơ sở y tế tuyến trung ương, tuyến tỉnh và các trung tâm y tế huyện, bệnh viện tư nhân. Trên địa bàn tỉnh cũng có 1 bệnh viện điều dưỡng, 2 nhà hộ sinh, 180 trạm y tế phường xã tương ứng với 180 phường xã và 6 cơ sở y tế khác. Một số chỉ tiêu y tế của tỉnh được cải thiện rõ rệt trong các năm qua và cao hơn mức bình quân trung của toàn vùng và cả nước. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị trong tỉnh về các chỉ tiêu này.

Chất lượng dịch vụ ở một số cơ sở y tế của tỉnh chưa cao do thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiếu bác sỹ giỏi. Bệnh viện A của tỉnh thường xuyên trong tình trạng quá tải. Cơ sở vật chất của y tế huyện còn hạn chế.

Theo báo cáo điều tra của DANIA (2001) tại 17 bệnh viện ở tỉnh, lượng chất thải rắn phát sinh trong 17 bệnh viện là: 1.979,3kg/ngày, trong đó chiếm 16,74% là chất thải rắn y tế nguy hại và 83,26% là các CTYT không nguy hại.

Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, Thái Nguyên có 4 bệnh viện thuộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải thực hiệnbiện pháp xử lý. Hiện có khoảng 65 – 7- % rác thải y tế của bệnh viện được thu gom và xử lý; 5/19 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, nhưng nhìn chung chất lượng xử lý chưa đạt yêu cầu. Phần lớn CTYT ở các bệnh viện tuyến huyện chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt

tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Kết quả phân tích nước thải của các bệnh viện cho thấy, hàm lượng BOD5 và COD và các hợp chất hữu cơ khác đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, kể cả nước thải của các bệnh viện đã qua hệ thống xử lý. Phần lớn CTYT nguy hại của các bệnh viện được chôn lấp thủ công hoặc đốt thủ công tại chỗ. Các bệnh viện tuyến huyện hầu như chưa có hệ thống xử lý nước thải và biện pháp xử lý chất thải rắn đảm bảo vệ sinh môi trường.

3.2. Giới thiệu chung về các bệnh viện nghiên cứu

3.2.1. Bệnh viện A

Bệnh viện A Thái Nguyên hiện đang hoạt động với quy mô 230 giường và đang có kế hoạch nâng cấp lên thành 330 giường, trên khu đất có diện tích là 23.493 m2. Tổng diện tích sàn xây dựng là 15.015 m2. Bệnh viện A hiện tại luôn trong tình trạng hoạt động quá tải, số lượng phục vụ với hệ số cao gây ra nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng.

Bệnh viện thực hiện được các dịch vụ và kỹ thuật y tế theo phân tuyến kỹ thuật của bệnh đa khoa tuyến tỉnh. Nhiều kỹ thuật được thực hiện vượt tuyến. Tuy vậy trong công tác khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:

+ Với quy mô 230 giường nhưng thực tế lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh và điều trị luôn quá tải. Công suất sử dụng giường bệnh luôn cao hơn kế hoạch từ 1,5 đến 2 lần. Cơ sở hạ tầng nhiều khoa không đáp ứng được, phải kê thêm nhiều giường bệnh; bệnh nhân phải nằm ghép, nhà vệ sinh thiếu, tắc đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác chăm sóc người bệnh.

Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu khám chữa bệnh từ năm 2003 đến nay được thể hiện ở Bảng 3.1

Bảng 3.1. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu khám chữa bệnh từ năm 2005 đến Quý I năm 2011 – Bệnh viện A

Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 Q.1/201 1 1 Khám bệnh Lượt 176.360 206.510 209.931 211.230 57.102 2 Số người bệnh điều Người 14.681 16.464 18.510 19.206 3.934

trị nội trú 3 Ngày điều trị nội trú Ngày 175.565 185.837 200.649 203.565 41.143 4 Giường bệnh giường 481 509 550 558 457 5 Phẫu thuật Ca 3.078 4.430 5.016 5.323 1.350 6 Lần chụp X-quang, siêu âm Lần 36.400 55.956 59.513 76.529 16.226 7 Lần xét nghiệm Lần 524.416 857.297 1.089.892 1.679.410 484.335 (Nguồn [16]) 3.2.2. Bệnh viện C

Bệnh viện C Thái Nguyên hiện đang hoạt động với quy mô 600 giường, trên khu đất có diện tích là 26,07ha. Tổng diện tích sàn xây dựng là 12.621,9 m2

.

* Cơ cấu tổ chức cán bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bệnh viện hiện có 436 cán bộ bác sĩ. Trong đó có 102 cán bộ có trình độ đại học. Trong đó có 60% có trình độ sau đại học (chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sĩ, tiến sĩ). Năm 2010 bệnh viện được giao thêm chỉ tiêu nhân lực là 100 biên chế (hiện đang chuẩn bị thi tuyển) nâng số lượng cán bộ lên 536 người. Đây cũng sẽ là yếu tố thuận lợi về nhân lực trong lịch trình phát triển của bệnh viện sắp tới.

* Công tác khám chữa bệnh

Trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của Bộ Y tế, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Nguyên. Bệnh viện C đã được trang bị thêm nhiều thiết bị máy móc tối tân, hiện đại như máy chụp cắt lớp, máy chụp cộng hưởng từ, máy chiếu tia Gamar điều trị ung thư. Có thể nói bệnh viện C hiện là bệnh viện có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại nhất Tỉnh và khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó bệnh viện cũng đã chú trọng gửi các bác sĩ, cán bộ đi đào tạo, học tập để tiếp cận các công nghệ mới của thế giới trong công tác khám chữa bệnh. Vì thế bệnh viện đã có khả năng khám, chữa được những bệnh mà trước đây phải gửi bệnh nhận lên tuyến trên góp phần giảm chi phí cho người bệnh cũng như giảm tải cho các cơ sở chữa bệnh tuyến trên, nâng cao uy tín khám chữa bệnh của bệnh viện.

Ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, Bệnh viện C còn làm các nhiệm vụ xã hội khác như: Tham gia công tác chỉ đạo tuyến, xã hội hoá y tế, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ cho các đơn vị y tế trong tỉnh, dập dịch khi có dịch, các công tác nhân đạo …. Liên kết, hợp tác với các tổ chức y tế thế giới đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ công tác khám chữa bệnh. Tham gia xây dựng đầy đủ và có chất lượng các công tác xã hội mà Đảng và Chính phủ đề ra.

Theo tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành và quyết định UBND tỉnh Thái Nguyên. Bệnh viện C thuộc bệnh viện đa khoa hạng II với quy mô 600 giường được tổ chức thành 24 khoa, phòng. Trong đó có 19 khoa và 5 phòng chức năng.

Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu khám chữa bệnh từ năm 2008 đến năm 2010 được thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu khám chữa bệnh từ năm 2008 đến năm 2010 – Bệnh viện C

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Khoa HSCC Giường 20,9 20,6 25,1

2 Khoa nội tổng hợp Giường 59,2 66,5 79,5

3 Nội tim mạch Giường 62,0 71,2 82,3

4 Truyền nhiễm Giường 30,1 34,6 63

5 Da liễu Giường 10 9,3 11,9

6 Y học cổ truyền Giường 35,6 35,8 46,7

7 Nhi Giường 44,1 47,9 66,1

8 Ngoại chấn thương Giường 60,1 60,6 70,2

9 Ngoại tổng hợp Giường 49,3 53,8 62,2

10 Phụ sản Giường 66,3 75 106,2

11 Tai mũi họng Giường 13,6 14,1 19,5

12 Răng hàm mặt Giường 14 15,3 21,6

13 Mắt Giường 16 18,4 25,3

14 Tổng 504,5 556,2 753,5

15 Theo kế hoạch giao 250 300 350

16 Số liệu vượt kế hoạch 254,5 256,2 403,5

3.2.3. Bệnh viện Gang Thép

* Cơ sở hạ tầng

Hiện tại, Bệnh viện Gang thép đang hoạt động với quy mô 150 giường bệnh với tổng diện tích xây dựng 4.193,165 m2; diện tích sử dụng là 3.773,305 m2.

* Về biên chế tổ chức hiện tại

Tổng biên chế định hình khu bệnh viện Gang Thép 69 người, trong đó Ban giám đốc 4 người (1 giám đốc, 3 phó giám đốc).

c/ Công tác khám chữa bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm gần đây, mặc dù đã rất cố gắng chăm lo công tác phát triển y tế, nhưng Bệnh viện Gang Thép chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh ngày một cao của nhân dân trong tỉnh. Số liệu báo cáo kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về khám chữa bệnh qua một số năm như sau:

Bảng 3.3. Tình hình khám chữa bệnh qua các năm của BV Gang Thép

Stt Năm Khám bệnh Điều trị nội trú Cận lâm sàng (lƣợt) Số lƣợng (lƣợt) Bình quân lần khám/ngƣời/n ăm (lần) Số lƣợng (lƣợt) Công suất sử dụng giƣờng (%) 1 2009 67.359 0,59 2.779 106,3 7.351 2 2010 74.000 0,69 3.500 - 8.000 3 6 tháng đầu 2011 32.465 - 2.229 - 4.200 (Nguồn [16])

3.2.4. Một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Theo báo cáo năm 2011, các bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình, Định Hóa và Võ Nhai số lượt bệnh nhân đến khám lần lượt là 51.000; 31.000 và 27.000 lượt, đạt 85% kế hoạch năm. Tuy nhiên hiện trạng cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, đặc biệt các công trình xử lý môi trường đã xuống cấp nghiêm trọng, chất thải phát sinh được xử lý không đạt yêu cầu

Bảng 3.4. Hiện trạng hoạt động của một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện

STT Tên bệnh viện Quy mô

(giƣờng) Lƣợng chất thải lỏng (m3/ngày)

Lƣợt khám

Bình

2 BV đa khoa huyện Định

Hóa 70 giường

45 >31.000

3 BV huyện Võ Nhai 50 giường 25 >27.000

(Nguồn [16])

Bảng 3.7. Hiện trạng thu gom, phân loại rác thải của một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Stt Tên cơ

sở y tế Rác thải SH Tổ chức thu gom, phân loại rác thải Rác thải y tế Tái chế Y tế nguy hại

1 BV đa khoa H. Võ Nhai - 100 kg/ngày - Tự thu gom. - Hợp đồng với HTX VSMT Phú Cường xử lý 1 lần/ngày - 5 kg/ngày - Tự thu gom, xử lý thủ công trong khuôn viên BV - 3 kg/ngày - Tự phân loại, bán tận thu - 2 kg/ngày - Tự thu gom, xử lý thủ công trong khuôn viên BV 2 BV đa khoa H. Phú Bình - 180 kg/ngày - Tự thu gom, xử lý thủ công trong khuôn viên BV. - 12 kg/ngày - Tự thu gom, xử lý thủ công trong khuôn viên BV - 4 kg/ngày - Tự phân loại, bán tận thu - 2 kg/ngày - Tự thu gom, xử lý thủ công trong khuôn viên BV 3 BV đa khoa Định Hoá - 134 kg/ngày - Tự thu gom, xử lý thủ công trong khuôn viên bệnh viện. - 9 kg/ngày - Tự thu gom, xử lý thủ công trong khuôn viên BV - 3 kg/ngày - Tự phân loại, bán tận thu - 1,5 kg/ngày - Tự thu gom, xử lý thủ công trong khuôn viên BV (Nguồn [16])

Bảng 3.8. Chi phí cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải y tế cấp huyện

TT Tên cơ

sở y tế

Hoạt động quản lý rác thải BV tuyến huyện

Số tiền (đ/năm)

Nguồn cung cấp

1 BV Đa khoa Võ Nhai 37.500.000

- Phí thu gom rác thải SH 4.000.000 Trích ngân sách bệnh viện - Trả công thu gom rác y tế 18.000.000

- Dầu đốt 500.000

- Mua túi nilon, thùng rác 10.000.000 - Trang bị găng tay, thuốc khử

trùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 BV Đa khoa Phú Bình 17.500.000

- Mua vôi bột 2.000.000 Trích ngân sách bệnh viện

- Dầu đốt 500.000

- Mua thiết bị thu gom 15.000.000

3 BV đa khoa Định Hoá 12.500.000

- Mua vôi bột 1.500.000 Trích ngân sách bệnh viện

- Dầu đốt 1.000.000

- Mua thiết bị thu gom 10.000.000

(Nguồn [16]) Hàng năm các cơ sở y tế tuyến huyện chỉ trích một khoản kinh phí từ 10-30 triệu từ ngân sách bệnh viện được cấp theo giường bệnh để mua dụng cụ lưu chứa

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh thái nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 46)