0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Biện pháp xử lý chất thải y tế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ (Trang 33 -33 )

Về xử lý chất thải rắn y tế

Hình thức xử lý chất thải rắn trong bệnh viện ở nước ta rất đa dạng, phụ thuộc vào quy mô, điều kiện của từng bệnh viện.

Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam (2004), Việt Nam đã xây dựng được 43 lò đốt CTYT hiện đại, nâng công suất xử lý lên 28.840 kg/ngày Công suất thiết kế của một lò đốt khoảng 40kg/h - 50 kg/h. Tuy nhiên đại đa số các lò đốt chưa sử dụng hết công suất, khi so sánh tổng công suất của các lò đốt với lượng CTYT phát sinh, đã cho thấy, các lò đốt được lắp đặt đã đáp ứng đủ khối lượng phát sinh tại thời điểm. Qua đó đã chứng tỏ rằng vẫn còn một khối lượng lớn CTYT phát sinh chưa được thu gom và xử lý đúng cách. Thực trạng như sau:

- Thiêu đốt chất thải rắn y tế:

+ Thiêu đốt CTYT bằng lò đốt rác hiện đại: Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý CTYT tập trung với công nghệ nhập của nước ngoài. Một số bệnh viện đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế Hoval MZ2 của Thuỵ Sĩ đảm bảo an toàn về môi

trường. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), cả nước đã có gần 200 lò đốt CTYT (chiếm 73,3%). Trong số các bệnh viện có lò đốt, ở tuyến trung ương có 5/5 hoạt động thường xuyên và có bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định; tuyến tính là 79/106 lò. Nhưng chưa có một nghiên cứu thống kê cụ thể nào về các loại lò đốt hiện đang hoạt động tại các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của các lò đốt thiết kế và chế tạo trong nước và cũng chưa có số liệu về số lò đốt đạt tiêu chuẩn khí thải. Thiết kế cơ bản của các lò đốt hiện có đều thiếu hệ thống xử lý khí thải, gây ô nhiễm môi trường, công suất lò đốt sử dụng chưa hợp lý.

+ Thiêu đốt CTYT bằng lò thủ công hoặc đốt ngoài trời: Hiện nay, phần lớn các bệnh viện trong cả nước, nhất là bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện thiêu đốt CTYT bằng các lò đốt thủ công không có hệ thống xử lý khí thải hoặc đốt ngoài trời. Nghiên cứu 6 bệnh viện tuyến tỉnh năm 2003 cho thấy: chỉ có 2/6 bệnh viện xử lý rác bằng lò đốt chuyên dụng, còn 4/6 bệnh viện chôn lấp hoặc sử dụng lò đốt thủ công và tuyến huyện là 97/201 lò đốt. Tuy nhiên chỉ có 197 lò đốt 2 buồng, còn lại là lò thủ công.

+ Chôn lấp chất thải rắn y tế: Kết quả điều tra của Bộ Y tế (1998) tại 80 bệnh viện, phần lớn CTYT ở các bệnh viện được xử lý theo phương pháp thô sơ, đơn giản, chưa đảm bảo vệ sinh và an toàn môi trường, rác thải y tế được chôn lấp trong khu đất bệnh viện và bãi rác công cộng chiếm tỷ lệ cao (70% bệnh viện chôn rác thải nhiễm khuẩn; 44,3% bệnh viện chôn rác thải vật sắc nhọn; 44,2% bệnh viện chôn rác thải từ phòng xét nghiệm, 50% bệnh viện chôn lấp rác thải là hoá chất và dược phẩm). Tình trạng thiếu đất để chốn lấp CTYT đang trở nên phổ biến, nhiều bệnh viện phải chôn đi chôn lại nhiều lần trong khu đất bệnh viện. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), đến năm 2006, cả nước vẫn còn 26,7% bệnh viện đang thực hiện chôn lấp CTYT hoặc đốt thủ công ngoài trời, chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh.

Về xử lý nước thải bệnh viện

- Nguyên tắc xử lý: phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó thu gom nước thải là mắt xích quan trọng trong quản lý và xử lý nước thải. Nước thải chuyên

môn và nước từ bể tự hoại phải được xử lý triệt để trước khi đổ ra môi trường [10] [16].

- Các phương pháp xử lý nước thải

+ Phương pháp xử lý cơ học: được sử dụng để tách các chất không hoà tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải.

Bao gồm các phương pháp như: Song chắn rác, lưới lọc; bể lắng cát tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn; bể tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trong lượng riêng của nước thải; bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ.

Phương pháp xử lý cơ học thường chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi qua xử lý sinh học.

+ Phương pháp xử lý hoá học: Đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo cặn lơ lửng hoặc tạo dạng chất hoà tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp xử lý hoá học có thể là giai đoạn cuối cùng hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ ban đầu của xử lý nước thải. Bao gồm các phương pháp như: trung hoà, keo tụ, ozôn hoá ...

+ Phương pháp hoá - lý: dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình hấp thụ, trao đổi ion, cô đặc, khử hoạt tính phóng xạ, khử mùi, ...

+ Phương pháp xử lý sinh học: Dựa vào khả năng sống và hoạt động của các vi sinh để phân huỷ - oxy hoá các chất hữu cơ ở dạng keo và hoà tan trong nước thải. Là nhóm phương pháp xử lý chất hữu cơ tan trong nước có hiệu quả nhất. Công trình xử lý sinh học phân thành 2 nhóm:

Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học ... thường quá trình xử lý diễn ra chậm.

Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo: bể lọc sinh học (bể biophin), bể làm thoáng sinh học (aeroten) ... Quá trình xử lý diễn biến nhanh hơn, cường độ mạnh hơn

Việc lựa chọn công nghệ xử lý tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng bệnh viện. Đối với nước thải có nguồn gốc từ khoa lây, nhất thiết phải được khử trùng bằng phương pháp vật lý (Khử trùng bằng nhiệt) trước khi ra khỏi khoa vào các công trình xử lý sinh học. Nước thải từ khu vệ sinh của các khoa khác qua bể tự hoại và đến các công trình xử lý sinh học. Nước thải có nguồn gốc từ khoa X quang, chiếu xạ ... tuy số lượng nhỏ nhưng cần có biện pháp xử lý riêng (xử lý hoá lý hoặc hoá học) trước khi vào các công trình xử lý sinh học (Theo sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải bệnh viện dưới đây – Hình 1.3).

Hình 1.3. Nguyên tắc xử lý nƣớc thải bệnh viện

Một số bệnh viện như Bệnh viện đa khoa và Bệnh viện Lao Tuyên Quang; Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái Nguyên; Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La, Trung tâm Y tế huyện Lương Tài - Bắc Ninh đang áp dụng công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo phương pháp lọc sinh học ngập nước cải tiến hoặc phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt [14] [15].

Xử lý chất thải khí bệnh viện

- Nguyên tắc xử lý

Các phòng xét nghiệm, kho hoá chất, dược phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nước thải khoa lây

Nước thải khoa X quang Nước thải các khoa khác

Khử trùng bằng phương pháp vật lý Xử lý hoá lý hoặc hoá

học

Lắng và phân huỷ khị khí cặn lắng

Xử lý sinh học

Khử trùng hoá chất

Xả vào hệ thống thoát nước chung

- Mô hình

+ Các phòng xét nghiệm, kho hoá chất, dược phẩm phải có hệ thống thông khí và các bốc xử lý khí độc.

+ Các khí thải phóng xạ phải được tiêu huỷ theo Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.

+ Các lò đốt chất thải rắn y tế có công suất lớn phải có hệ thống kiểm soát và xử lý khí thải.

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Hệ thống bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm có 8 bệnh viện tuyến tỉnh, 9 Trung tâm y tế huyện, thành, thị xã ( trong đó một số trung tâm đã chuyển thành Bệnh viện đa khoa tuyến huyện), 180 trạm y tế thuộc xã/phường trên địa bàn tỉnh và 7 trung tâm y tế chuyên ngành. Các đơn vị này đều thuộc sự quản lý của Sở y tế tỉnh Thái Nguyên.

Danh sách chi tiết các đơn vị thể hiện tại Phụ lục 1. Sơ đồ vị trí các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được mô tả trong hình 2.1.

Với số lượng các bệnh viện trên địa bàn tỉnh là rất lớn, bao gồm các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Căn cứ vào sự phân bố các bệnh viện và chức năng khám chữa bệnh theo quy mô vùng đề tài lựa chọn nghiên cứu đánh giá thực trạng củọnmotj số bệnh viện sau:

1. Bệnh viện A – Phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên;

2. Bệnh viện C – Phường Phố Cò, Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên;

3. Bệnh viện Gang thép – Phường Hương Sơn, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

4. Một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện như: Bệnh viện đa khoa huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai và huyện Phú Bình.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện bao gồm:

- Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp các tài liệu liên quan đến bệnh viện trên địa bàn tỉnh (thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài từ các bệnh viện, Sở Y Tế, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, từ thầy cô, từ sách báo, thông tin trên mạng. v.v. Sau đó sẽ lựa chọn những thông tin liên quan để tổng hợp thành các thông tin có ích phục vụ cho luận văn)

- Phương pháp điều tra, khảo sát (khảo sát tình hình thực tế tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh) bằng phiếu điều tra. Phiếu điều tra được gửi đến các bộ phận và cán bộ chức năng trong bệnh viện gồm: Giám đốc bệnh viện, Phụ trách bộ phận quản lý môi trường bệnh viện, các cán bộ thực hiện chăm sóc môi trường bệnh viện và một số bác sỹ tại bệnh viện nghiên cứu. Thực hiện điều tra khảo sát nhằm lấy ý kiến của các bộ phận, cán bộ liên quan đến quản lý môi trường bệnh viện nhằm làm rõ hơn phần nào về thực trạng quản lý môi trường bệnh viện tỉnh và để nhằm nắm

bắt được quan điểm, cách nhìn nhận và hiểu biết của các thành phần này đối với vấn đề ô nhiễm môi trường bệnh viện do chất thải.

- Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý các số liệu (từ các số liệu thu thập được, tổng hợp lại và đưa ra 1 số liệu thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở đánh giá và giải quyết các vấn đề cần quan tâm).

- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia (của thầy cô, của các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất thải bệnh viện như Sở Tài Nguyên Môi trường và Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, cán bộ quản lý và phụ trách bệnh viện...) để xác nhận và điều chỉnh các dữ liệu điều tra khảo sát. Hơn nữa, việc tham khảo ý kiến chuyên gia việc xây dựng các tiêu chí đánh giá.

- Phương pháp so sánh nhằm đánh giá mức độ chênh lệch trong việc quản lý môi trường. Phương pháp so sánh bao gồm so sánh các tiêu chí trong công tác bảo vệ môi trường và so sánh tổng thể thực trạng bảo vệ môi trường giữa các bệnh viện nghiên cứu.

2.3. Nội dung đề tài

2.3.1. Nắm bắt về thực trạng quản lý chất thải y tế nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Thu thập các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh.

- Thu thập các tài liệu về các chính sách, thông tư, luật và quy định của nhà nước liên quan đến việc quản lý chất thải bệnh viện.

- Thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đến thực trạng quản lý môi trường bệnh viện.

- Thu thập và tổng hợp các tài liệu, hướng dẫn về việc phân loại chất thải y tế.

- Thu thập và tổng hợp các tài liệu liên quan đến việc xác định các nguồn thải trong bệnh viện.

- Thu thập các tài liệu liên quan đến các hệ thống xử lý chất thải bệnh viện (bao gồm lò đốt rác và hệ thống xử lý nước thải).

- Thu thập và tổng hợp các thông tin chi tiết có thể của các bệnh viện được nghiên cứu.

2.3.2. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện nghiên cứu dựa trên các số liệu và các thông tin điều tra khảo sát có được

- Nghiên cứu về hiện trạng của hệ thống quản lý chất thải tại các bệnh viện nghiên cứu

- Khảo sát và đánh giá về thực trạng phân loại, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải của các bệnh viện được nghiên cứu

- Khảo sát và đánh giá mô hình quản lý môi trường trong các bệnh viện nghiên cứu

- Phân tích và đánh giá thực trạng tổng quát về công tác quản lý môi trường tại bệnh viện.

2.3.3. Phân tích đánh giá thực trạng sử dụng công nghệ trong lĩnh vực xử lý chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn) tại các bệnh viện nghiên cứu

- Hiện trạng sử dụng các loại hình công nghệ xử lý chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn) tại các bệnh viện nghiên cứu

- Đánh giá các công nghệ được sử dụng hiện tại và đánh giá việc vận hành các hệ thống này.

2.3.4. Trên cơ sở thực trạng về công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện, đề xuất một số biện pháp giảm thiểu

- Các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản lý chất thải bệnh viện của tỉnh. - Đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh:

- Phương án trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển, tiêu huỷ chất thải. - Phương án cải thiện hệ thống quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh.

- Một số phương án khả thi khác

2.4. Xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá

Việc đánh giá công tác quản lý môi trường là rất khó nếu không có những định lượng cụ thể, rõ ràng. Có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá để xác định mức độ của một mô hình quản lý môi trường song việc làm này đôi khi cũng khó được chấp

nhận và thường gặp phải những tranh cãi. Tuy nhiên, để thuận tiện và phù hợp với mức độ của luận văn, các tiêu chí đánh giá được xây dựng và được tham khảo qua ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí xây dựng là một phương pháp khoa học đã được các nhà khoa học trên thế giới áp dụng. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cũng dựa theo những phương pháp từ tài liệu tham khảo của Owen và Roger, hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, 2009.

Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Liên, 2009 cũng có đưa ra rất nhiều tiêu chí đánh giá, tuy nhiên, theo cách này tính chất khoa học chưa cao. Tác giả chỉ dựa vào khảo sát và cách nhìn nhận của cá nhân để đánh giá, cho điểm nên rất khó định lượng. Do đó, nghiên cứu này sẽ xây dựng các tiêu chí mới dựa trên Quy chế Quản lý chất thải y tế 2007 của Bộ y tế làm cơ sở chuẩn mực để đánh giá.

Các tiêu chí đánh giá được phân loại theo các hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện. Việc đánh giá thực trạng quản lý trong công tác bảo vệ môi trường của bệnh viện được phân chia thành các nhóm tiêu chí để có thể dễ dàng đánh giá sau đó được đánh giá tổng hợp về thực trạng quản lý môi trường. Các nhóm tiêu chí trong nghiên cứu này gồm:

a. Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác phân loại chất thải rắn bệnh viện:

Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế, 2007 và một số

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ (Trang 33 -33 )

×