0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giải pháp xử lý chất thải

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ (Trang 98 -98 )

a/. Xử lý chất thải rắn

a.1. Đối với bệnh viện C

- Đối với RTYT thông thường (rác thải sinh hoạt): Tiếp tục hợp đồng với Công ty URENCO Thái Nguyên thu gom và đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Đá Mài. Hiện nay, công tác này được bệnh viện thực hiện khá tốt. Chi phí thu gom và đưa đi chôn lấp đối với rác thải sinh hoạt là khoảng 6 triệu đồng/tháng, mức phí này hoàn toàn phù hợp vè bệnh viện có khả năng chi trả.

- Đối với rác thải y tế nguy hại: Toàn bộ lượng rác thải y tế nguy hại phát sinh vẫn sẽ được thu gom và đưa đi tiêu hủy tại lò đốt rác của bệnh viện (Đã được Hợp phần Kiểm soát môi trường tại các khu vực đông dân nghèo PCDA tài trợ năm 2008). Công tác này hiện nay đang được bệnh viện thực hiện khá tốt.

a.2. Bệnh viện A và Bệnh viện Gang Thép

- Đối với rác thải y tế thông thường (rác thải sinh hoạt): Tiếp tục hợp đồng với Công ty URENCO Thái Nguyên thu gom và đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Đá Mài của thành phố Thái Nguyên. Hiện nay, công tác này được các bệnh viện thực hiện khá tốt. Chi phí thu gom và đưa đi chôn lấp đối với rác thải sinh hoạt là khoảng 4 triệu đồng/tháng đối với bệnh viện A và 3 triệu đồng/tháng đối với bệnh viện Gang Thép, mức phí này hoàn toàn phù hợp và các bệnh viện hoàn toàn có khả năng chi trả.

- Đối với rác thải y tế nguy hại: Hiện nay, cả 02 bệnh viện đều không có lò đốt chất thải y tế, toàn bộ lượng rác y tế nguy hại phát sinh được hợp đồng xử lý với Công ty URENCO Thái Nguyên. Mức phí vận chuyển và xử lý đối với 1kg chất thải y tế nguy hại khoảng I = 11.500 đồng/kg.

Việc đầu tư lò đốt rác cho mỗi bệnh viện tuyến huyện là khá tốn kém (nếu như công có sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân), hơn nữa hiện nay Công ty URENCO Thái Nguyên vẫn có đủ năng lực thu gom và xử lý nên phương án thuê vận chuyển và xử lý rác y tế nguy hại của 02 bệnh viện vẫn sẽ được áp dụng và hoàn toàn phù hợp.

a.3. Bệnh viện huyện Phú Bình, Võ Nhai, Định Hoá

- Đối với rác thải y tế thông thường (rác thải sinh hoạt): Tiếp tục hợp đồng với các đơn vị hoạt động dịch vụ môi trường trên địa bàn thu gom và đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác của địa phương. Hiện nay, công tác này được các bệnh viện thực hiện khá tốt.

- Đối với rác thải y tế nguy hại: Hiện nay, cả 03 bệnh viện đều không có lò đốt chất thải y tế, toàn bộ lượng rác y tế nguy hại phát sinh được tiêu huỷ thù công ngay trong khuân viên bệnh viện.

Việc đầu tư lò đốt rác cho mỗi bệnh viện là khá tốn kém. kém. Nếu như có sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và sự quan của các cơ quan có thẩm quyền có thể đầu tư lò đốt rác theo quy mô địa bàn. Tuỳ theo điều kiện sự phân bố của các bệnh viện huyện có thể khoanh vùng đầu tư cho một số huyện gần nhau một lò đốt đặt tại 1 bệnh viện huyện. Đồng thời trang bị thiết bị thu gom, vận chuyển từ các bệnh viện huyện khác tập chung về để xử lý. Đối với 3 bệnh viện của huyện Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ đầu tư 1 lò đốt đặt tại Bệnh viện huyện Phú Lương. Đối với 3 bệnh viện của huyện Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công vận chuyển về xử lý tại lò đốt của Bệnh viện C. Đối với 2 bệnh viện của huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai đầu tư 1 lò đốt đặt tại Bệnh viện Đồng Hỷ.

Ngoài ra có thể thực hiện xã hội hoá công tác này thông qua việc khuyến khích các đơn vị hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn đầu tư vào công tác xử lý chất

thải ngoại hại hoặc khuyến khích Công ty URENCO Thái Nguyên mở rộng quy mô hoạt động ra địa bàn các huyện để thu gom, và xử lý chất thải y tế.

b/. Xử lý nước thải bệnh viện

b.1. Bệnh viện C

Như đã trình bày ở các phần trên, hiện tại, bệnh viện C đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 360 m3/ngày.đêm.

Hiện nay, hệ thống hoạt động khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu đầu ra của nước thải đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn, tiêu chuẩn. Duy nhất chỉ tiêu Amoni vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo đánh giá sơ bộ, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện hoàn toàn có thể xử lý amoni đạt tiêu chuẩn, do đó, nguyên nhân nước thải có chỉ tiêu Amoni vượt so với tiêu chuẩn có thể là do công nhân vận hành chưa tuân thủ quy trình vận hành xử lý của hệ thống xử lý nước thải (điều tiết lưu lượng, vận hành hệ thống bơm cấp khí).

Do đó, trong tương lai, nước thải bệnh viện C vẫn sẽ được xử lý trong hệ thống này, với yêu cầu công nhân vận hành cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành xử lý.

b.2. Bệnh viện A và Bệnh viện Gang Thép, bệnh viện tuyến huyện

Như đã trình bày ở trên, mặc dù cả 02 bệnh viện đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng do công nghệ xử lý lạc hậu, công trình đã xuống cấp nên nước thải đầu ra có nhiều chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng (hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh vật) vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép.

Do đó, để giảm thiểu các vấn đề môi trường do nước thải bệnh viện đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, không còn phương án nào khác là các bệnh viện phải đầu tư mới hệ thống xử lý nước thải theo quy mô hợp lý.

Các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đề xuất, có thể áp dụng tại các bệnh viện như sau:

Công nghệ 1: Sử dụng công nghệ xử lý nước thải như của bệnh viện C.

Công nghệ 2. Công nghệ Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (AAO) phân tán, hệ thống được thiết kế theo dạng modul.

* Nguyên lý của công nghệ:

Nước thải tại bể điều hòa được bơm vào thiết bị hợp khối AAO. Tại đây thiết bị được chia làm 3 quá trình xử lý như sau:

+ Xử lý vi khuẩn bằng vi khuẩn yếm khí dòng ngược với vi sinh lơ lửng được kết hợp với các khối đệm vi sinh bằng PVC chuyên dụng có tác dụng tăng tối đa mật độ vi sinh vật có trong nước thải lên 5.000 – 10.000 ppm đảm bảo hiệu quả trong xử lý yếm khí đạt hiệu suất 75 – 85%.

+ Khử Nitơ bằng quá trình xử lý thiếu khí: là quá trình thiếu khí trong xử lý nước thải. Một phần nước thải và bùn hoạt tính trong quá trình hiếu khí được bơm tuần hoàn về ngăn thiếu khí để khử Nitrat NO2; NO3 trong nước thải, tức là giảm thiểu nồng độ T – N trong nước thải. Thực chất quá trình này là quá trình oxy hóa các Hydrocacbon bằng Nitơ hóa trị (+3) và (+5) để trở về Nitơ hóa trị (0). Công nghệ này giảm thiểu được chi phí oxy cung cấp cho thiết bị đồng nghĩa với việc giảm chi phí vận hành hệ thống.

+ Ngăn hiếu khí xử lý bằng VSV hiếu khí làm giảm BOD, NH4: Không khí được cấp khí bởi máy sục khí. Trong ngăn này, sử dụng các chất có thể oxy hóa sinh hóa chủ yếu hoàn thành trong khi các Nitơ – Amoni sẽ chuyển thành Nitrat bởi quá trình nitrat hóa bằng các vi sinh vật Nitrifers và khử BOD bằng các vi sinh vật Carboneus.

Sau khi qua các bậc xử lý nước thải được đưa vào ngăn lắng để tách toàn bộ lượng bùn hoạt tính hồi lưu về ngăn thiếu khí và về bể thu bùn thừa. Sau khi nước thải qua ngăn lắng được đưa và ngăn khử trùng sau đó thải ra ngoài.

Hình 3.10. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống AAO

Công nghệ khác: Ngoài ra, các bệnh viện cũng có thể tìm kiếm các công nghệ xử lý nước thải khác cho phù hợp với điều kiện thực tế.

c/. Xử lý khí thải

Do lượng khí thải phát sinh trong hoạt động của 03 bệnh viện nghiên cứu không lớn (phát sinh chủ yếu trong các phòng xét nghiệm). Do đó, phương pháp thu gom và xử lý bằng hệ thống các Hotte vẫn sẽ được áp dụng.

Đầu vào

Song chắn rác

Khoang khử trùng Khoang chứa vật liệu lọc vi sinh

Song lọc tinh

Khoang chứa vật liệu đệm vi sinh Khoang điều hòa lƣu lƣợng

Đầu ra Khoa ng l ắng c h ứa bùn c t uầ n h oàn

Nước nổi trên bề mặt

Khoang nƣớc đã xử lý

Cặn

KẾT LUẬN

Từ thực trạng quản lý chất thải y tế hiện nay của các bệnh viện trong nước nói chung và tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Thái Nguyên nói riêng, tuy chất thải y tế nguy hại đang trở thành vấn đề nóng bỏng thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng, có ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường nhưng dường như các nhà quản lý bệnh viện, những nhà chức năng vẫn chưa có những biện pháp chặt chẽ và cứng rắn để đưa vấn đề này vào khuôn khổ. Đồng thời là thái độ vô trách nhiệm, sự thờ ơ của những người “Biết mà không thưa” đang làm cho vấn đề chất thải y tế trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực tế cho thấy, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu xây dựng được hệ thống quản lý, xử lý chất thải y tế. Đặc biệt là bệnh viện C đạt kết quả tốt nhất. Nhưng công tác này cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, gây ra những vấn đề bức xức đối với sức khoẻ con người và môi trường.

* Thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại các bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên:

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hoạt động quản lý chất thải y tế ở các bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên còn một số bất cập:

- Nhân lực phục vụ công tác quản lý chất thải y tế chưa được đào tạo, tập huấn bài bản về nghiệp vụ nên hiểu biết về rác thải y tế chưa đầy đủ;

- Phương tiện vận chuyển, trang thiết bị chưa đúng quy định và còn thiếu;

- Về tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể trong chi phí của bệnh viện dành cho hoạt động quản lý chất thải, vì vậy gặp khó khăn khi việc mua sắm vật tư tiêu hao cho hoạt động này;

- Thiếu kinh phí cho việc thực hiện các giải pháp công nghệ như xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp, trang bị lò đốt rác;

- Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về quản lý, xử lý và các nguy cơ của chất thải y tế còn hạn chế;

- Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tại một số bệnh viện đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu xử lý chất thải;

- Trình độ hiểu biết (theo đánh giá chủ quan và khảo sát thực tế) của cán bộ, nhân viên y tế tại nhóm bệnh viện C cao hơn hẳn bệnh viện A và bệnh viện Gang Thép và bệnh viện tuyến huyện điều này dẫn đến công tác quản lý và xử lý chất thải y tế của bệnh viện này cũng tốt hơn.

* Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường:

- Thực hiện các giải pháp về quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải theo các mô hình đã đề xuất.

- Mỗi bệnh viện cần thành lập một Hội đồng chống nhiễm khuẩn, hội đồng này sẽ là đầu mối trong công tác tổ chức đào tạo, tập huấn, giao ban và kiểm tra công tác quản lý chất thải y tế nói riêng và công tác bảo vệ môi trường, sức khỏe con người nói chung;

- Công tác đào tạo, tập huấn cần được tiến hành thường xuyên theo định kỳ (1 tháng 1 lần);

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác đào tạo, tập huấn; và

- Điều quan trọng là các bệnh viện cần có kế hoạch chi kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn một cách phù hợp và hiệu quả (chúng tôi kiến nghị mức chi phí cho công tác đào tạo cần được tăng lên mức khoảng 20 – 25% tổng kinh phí bảo vệ môi trường).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đỗ Thanh Bái (2007), "Quản lý chất thải y tế - vấn đề đáng quan tâm", Tạp chí bảo vệ môi trường (9), Hà Nội, tr 28.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chất thải rắn - Báo cáo diễn biến môi trường

Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường", Hà Nội

4. Bộ Y tế (1998), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2000), Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2002), Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2008), "Quy chế quản lý chất thải y tế" Quyết định số 43/2007/QĐ-

BYT/BYT-KCB ngày 10/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội.

8. DANIDA (2001), Văn kiện dự án Quản lý chất thải y tế tỉnh Thái Nguyên, Thái

Nguyên.

9. Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc Phong, Vũ Thị Vựng và CS (2003),

"Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đề xuất các giải pháp can thiệp" , Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội

nghị môi trường toàn quốc năm 2005, Hà Nội, Tr 1007 – 1019.

10.Hoàng Thị Liên (2009) “ Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố liên quan đến công

tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên” Luận văn

thạc sỹ, Trường Đại học y dược, Thái Nguyên.

11. Trần Đức Hạ (1998), "Xử lý nước thải bệnh viện trong điều kiện Việt Nam" Tuyển

tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị môi trường toàn Quốc, Nhà xuất bản Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội.

12. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn , Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, (tập 1).

13. Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Thái, Đỗ Văn Hợi (1998), "Đánh giá ô nhiễm môi trường và khả năng lây truyền bệnh do nước thải bệnh viện gây ra ở Hà Nội" Kỷ

yếu hội thảo Quản lý chất thải bệnh viện, Hà Nội, tr 18 – 34.

14. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2007), Điều tra thống kê nguồn thải

và xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Thái Nguyên.

15. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2010), Kết quả quan trắc hiện trạng

môi trường năm 2010, Thái Nguyên.

16. Sở Y tế (2010), Báo cáo kết quả kiểm tra chất thải y tế tại các cơ sở y trên địa bàn

tỉnh, Thái Nguyên.

17. Viện công nghệ môi trường (2002), Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, Hà Nội.

Tiếng Anh

18.Owen J. M., Rogers P. J. (1999). Program Evaluation: Forms and

Approaches. 2nd edition. Allen & Unwin.

19.WHO (1994), Managing medical waste in developing country. Geneva.

20. WHO (1997), Treatment waste from hospitals and other health care establishment, Malaysia.

PHỤ LỤC

Bảng PL 1: Hệ thống các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Bệnh viện đa khoa Trung ương.

- Bệnh viện A (Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh) - Bệnh viện C (Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh)

- Bệnh viện Gang th ép (Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh) - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

- Bệnh viện Phú Bình - Bệnh viện Mỏ sắt Trại cau - Bệnh viện Đại Từ

- Bệnh viện Y học cổ truyền - Bệnh viện Tâm thần

- Bệnh viện Lao và bệnh Phổi

- Bệnh viện Điều dưỡng & Phục hồi chức năng - Bệnh viện Mắt

- Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên - Trung tâm Y tế huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ (Trang 98 -98 )

×