chất thải y tế
* Giải pháp quản lý chất thải rắn
Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng tại các bệnh viện, tôi đề xuất mô hình quản lý RTYT cho từng bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên như sau:
Hình 3.9. Hệ thống quản lý RTYT đề xuất cho hệ thống BV Thái Nguyên
Để thực hiện tốt mô hình quản lý này, các biện pháp thực hiện cụ thể được đề xuất:
1. Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng rác thải: Vấn đề này cần đạt được bằng
việc thực thi một số chính sách và biện pháp nhất định.
Giảm tại nguồn: Lựa chọn việc mua bán vật tư sử dụng ít gây rác thải hay phát
sinh ít rác thải nguy hại, ngăn ngừa lãng phí vật tư. Các nguồn phát sinh
Rác thải y tế
Phân loại ngay tại chỗ (các khoa, phòng, khu điều trị)
Tập trung thu gom (y công, hộ lý) Tập trung thu gom
(y công hộ lý)
RTYT (túi, thùng màu vàng) chủ yếu là rác thải lâm sàng
Đưa đi xử lý hoặc đốt bằng lò đốt sẵn có
Rác thải không độc hại (túi, thùng màu xanh)
Bãi rác chung của địa phương
Quản lý kho hoá chất và dược phẩm: Đặt hàng với số lượng vừa phải, có hạn sử
dụng lâu. Bệnh viện nên sử dụng các chất liệu có thể tái chế.
Phân loại rác thải: cẩn thận thành các loại khác nhau có thể giảm đáng kể
lượng RTYT. Do đó việc này sẽ được thực hiện với ưu tiên cao nhất.
Tái chế và tái sử dụng rác thải: Việc tái chế các vật liệu như đồng, giấy, thuỷ tinh, đồ nhựa có thể tiết kiệm cho bệnh viện qua việc giảm chi phí vận chuyển và tiêu huỷ hoặc thu thêm tiền từ việc bán các vật liệu tái chế, vì vậy nên khuyến khích thực hiện công tác này.
2. Phân loại và bao gói rác thải y tế
Nên tiến hành phân loại RTYT càng gần nơi rác thải phát sinh càng tốt, và nên duy trì tại các khu vực tồn chứa và trong quá trình vận chuyển. Cách tốt nhất là thu gom rác thải đã phân loại vào các loại túi bóng hoặc thùng đựng rác theo quy định.
Vật sắc nhọn bỏ vào các hộp cứng hoặc các hộp không bị xuyên thủng màu vàng theo kích cỡ phù hợp, dán nhãn “VẬT SẮC NHỌN”
Với rác thải lây nhiễm không sắc nhọn và lây nhiễm cao, gồm rác thải thuộc tiểu nhóm A,C và E trong nhóm chất thải lâm sàng sẽ đựng trong túi nhựa PE hoặc PP màu vàng chắc, không rò rỉ, dán nhãn “NGUY HẠI SINH HỌC”
Rác thải hoá chất và dược, bỏ vào các túi nilông hoặc thùng rác (tốt nhất là màu đen).
Rác thải sinh hoạt bỏ vào túi màu xanh.
Nên phân loại RTYT nguy hại ngay tại các phòng, khoa khám chữa bệnh trong bệnh viện.
Bao gói rác thải: Các loại RTYT có thể đốt được sau khi phân loại cần được gói trong những túi nilông màu vàng, không rò rỉ, không bị rách, chỉ dùng một lần và không bỏ rác đầy quá 3/4 thể tích của túi.
Các thùng đựng vật sắc nhọn phải bằng vật liệu cứng không nên làm bằng chất liệu thuỷ tinh và phải có nắp đậy.
Tại bệnh viện công nhân sẽ thực hiện thu gom, vận chuyển và tồn chứa rác thải phù hợp nhưng an toàn và hợp vệ sinh. Số lượng bao đựng rác với các màu đã quy định sẽ được cung cấp đủ và sẵn sàng cho việc thu gom rác thải. Xe thu rác cũng được trang bị vận chuyển một cách hợp lý.
Khu lưu chứa rác thải của các bệnh viện cần được đầu tư xây dựng hợp lý, đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về nhiệt độ, ánh sáng, mức an toàn đối với môi trường xung quanh. Cụ thể:
+ Bệnh viện C: cải tạo lại hệ thống làm lạnh trong kho chứa;
+ Bệnh viện A và bệnh viện Gang Thép, Bệnh viện huyện: hiện tại chưa có hệ thống làm lạnh, cần đầu tư lắp đặt mới và cải tạo kho chứa.
Rác thải gây độc tế bào phải được tồn chứa tách biệt với các loại RTYT khác ở một vị trí quy định.
Việc vận chuyển rác thải trong bệnh viện từ điểm phân loại đến kho chứa bằng xe đẩy. Hiện tại, xe đẩy của các bệnh viện đều không đạt yêu cầu, tuy nhiên, để đầu tư theo đúng quy chuẩn sẽ rất tốn kém, do đó, để hạn chế các vấn đề môi trường mà vẫn đảm bảo vấn đề môi trường (một cách tối thiểu) và tiết kiệm kinh phí, hệ thống xe đẩy hiện tại vẫn được sử dụng. Các bệnh viện cần thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện này nhằm tránh rò rỉ chất thải ra ngoài.
4. Tăng cường công tác giáo dục, tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại các bệnh viện cho thấy: có sự khác biệt rõ ràng về công tác bảo vệ môi trường giữa nhóm bệnh viện có tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế được đào tạo, tập huấn thường xuyên so với nhóm bệnh viện có tỷ lệ cán bộ, nhân viên được tập huấn thấp. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong quản lý chất thải y tế, công tác giáo dục cần được các bệnh viện quan tâm và đầu tư hơn nữa. Để công tác này thực sự có hiệu quả, các biện pháp được đề xuất là:
- Mỗi bệnh viện cần thành lập một Hội đồng chống nhiễm khuẩn, hội đồng này sẽ là đầu mối trong công tác tổ chức đào tạo, tập huấn, giao ban và kiểm tra công tác quản lý chất thải y tế nói riêng và công tác bảo vệ môi trường, sức khỏe con người nói chung;
- Công tác đào tạo, tập huấn cần được tiến hành thường xuyên theo định kỳ (1 tháng 1 lần);
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác đào tạo, tập huấn; và
- Điều quan trọng là các bệnh viện cần có kế hoạch chi kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn một cách phù hợp và hiệu quả (chúng tôi kiến nghị mức chi phí cho công tác đào tạo cần được tăng lên mức khoảng 20 – 25% tổng kinh phí bảo vệ môi trường).