Xuất phát từ những đòi hỏi của thị trường và để đáp ứng khách hàng bằng nhiều hình thức, thì công ty đã sử dụng hệ thống kênh phân phối. Hiện tại công ty đang sử dụng 2 kênh phân phối là bán buôn và qua môi giới. Qua hệ thống kênh phân phối việc kinh doanh hàng hoá và dịch vụ công nghiệp có thể đáp ứng được những đòi hỏi từ phía thị trường và giúp công ty một phần nào giảm bớt những khó khăn trong vấn đề này. Tuy nhiên muốn tăng sản lượng và tạo được uy tín tốt hơn nữa thì công ty cần phải thường xuyên nâng cấp và cải tiến hệ thống kênh phân phối như :
Gia tăng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, Hải Phòng,.. để gia tăng tên tuổi, uy tín và hình ảnh của công ty. Quy mô cửa hàng phải thuận lợi, tạo tâm lý an toàn cho khách hàng. Phong cách phục vụ của nhân viên phải lịch sự, có trình độ học vấn,..Ngoài ra công ty còn nên đặt một số văn phòng đại diện để có được nhiều mối quan hệ.
Đối với các khách hàng lớn mà lấy trực tiếp hàng của công ty, công ty cần phải lên kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng ký kết hợp đồng. Đồng thời sản phẩm của công ty phải có chất lượng và giá cả hợp lý. Để không ngừng giữ vững khách hàng và tăng thêm uy tín của công ty trong những lần hợp đồng khác.
Bên cạnh đó cũng thường xuyên kiểm tra và quản lý mạng lưới tiêu thụ một cách hiệu quả như: huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên quản lý thị trường, nhân viên quản lý chi nhánh, phát triển mối quan hệ với các nhà bán buôn đặc biệt là các bạn hàng 38
truyền thống có năng lực bán tốt nhất để thống nhất mức giá. Ngoài ra công ty nên tổ chức điều tra phỏng vấn người tiêu dùng tại khu vực chọn mẫu để có những cách đánh giá nhất định cho sản phẩm.
Có thể nói tổ chức tốt kênh phân phối sẽ tránh được những xung đột trong kênh, đồng thời công ty có thể kiểm soát các hoạt động đang diễn ra tại thị trường tiêu thụ của mình. Đây có thể được coi là công cụ hữu hiệu để công ty có thể mở rộng thị trường từ đó chiếm lĩnh được khách hàng và nâng cao được khả năng cạnh tranh của công ty.