Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty thông qua chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam (Trang 25)

tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh.

Thị Phần:

Đối với mặt hàng kinh doanh đặc thù của công ty, việc cạnh tranh không bằng giá cả mặt hàng cung cấp, bởi vì các mặt hàng này đều được qui định về giá theo qui đinh của thị trường quốc tế, nên thường thì sự chênh lệch về giá cung ứng của các công ty là không đáng kể, việc thành công trong kinh doanh các mặt hàng dùng làm nguyên liệu sản xuất đòi hỏi việc cung cấp luôn luôn phải ổn định và kịp thời. Hiện nay các đối thủ cạnh tranh của công ty là: Công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn Precision địa chỉ tại khu công nghiệp Phúc Điền – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương, Công ty TNHH Công nghệ IKKA Việt Nam địa chỉ tại KCN Tân Trường- huyện cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương, Công ty TNHH SEIYO Việt Nam địa chỉ tại khu D1 – kcn Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh. Các công ty này đều kinh doanh các mặt hàng mà Công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam có, và một số khách hàng chủ yếu là: Công ty TNHH Uniden Việt Nam (100% vốn Nhật Bản, lô 5.1, khu công nghiệp Tân Trường, Cẩm Giàng) thuộc tỉnh Hải Dương, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam tại lô 6B khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh Hà Nội, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV), tại KCN Yên Phong I , Xã Yên Trung, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh, Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn) ở khu công nghiệp Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.

Về các sản phẩm mặt hàng kinh doanh của các công ty, thì công ty TNHH Nishoku technology Việt Nam có tỷ trọng tương đối cao so với các công ty trên. Như về máy móc và vỏ nhựa điện thoại di động công ty cung cấp chiếm tỷ trọng 30% và 47% trong Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam và công ty TNHH Uniden Việt Nam, trong khi đó công ty TNHH Công nghiệp Vĩnh Hàn là 15% với công ty TNHH IKKA và công ty SEIYO là 12%.

Việc chiếm tỉ trọng cao trong các Tổng công ty, trong các công ty sản xuất điện tử đang có vị thế tại Việt Nam cho ta thấy đây là một lỗ lực trong kinh doanh của Công ty.

Tại thị trường nước ta hiện nay có khoảng 200 công ty nhập khẩu và kinh doanh các mặt hàng thuộc lĩnh vực của công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam, nhưng qua so sánh với một số đối thủ cạnh tranh và tỷ trọng cung ứng tại các công ty sản điện tử cho thấy khả năng cạnh tranh của công ty là tương đối tốt, có cơ cấu mặt hàng tương đối đa dạng, phong phú, cung cấp tới đối tượng tiêu dùng được đúng sản phẩm mà họ mong muốn.

Uy tín doanh nghiệp:

Trước xu thế ngày càng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, vấn đề thương hiệu doanh nghiệp không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp mà còn 26

là vấn đề được quan tâm của toàn xã hội.Việc củng cố, giữ gìn, phát triển thương hiệu đang được ban lãnh đạo công ty đầu tư thích đáng nhằm phát triển thương mại, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, chủ động hội nhập kinh tế khu vực.

Để tạo ra được thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường, các sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý và được người tiêu dùng tín nhiệm.

Công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam hiện giờ đã tạo được cho mình một thương hiệu cho doanh nghiệp và cho hàng hóa của mình.Thương hiệu này đã được đang ký độc quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu Công nghiệp Việt Nam. Điều này đem lại rất nhiều cái lợi cho so với các đối thủ cạnh tranh và kinh doanh sản phẩm nhựa công nghiệp nhựa kỹ thuật cao trên thị trường trong nước.

Biểu tượng hiện nay của công ty là tên công ty chữ NISHOKU với 3 màu chủ đạo là đỏ, xanh, và đen trong đó tượng trưng màu đỏ cho sự quyết tâm, sức mạnh, màu xanh biểu sự vững vàng và mang tính chuyên nghiệp cao, màu đen thể hiện sự uy tín, trang nhã lịch sự trang trọng. Khi để màu chữ cho biểu tượng của công ty như vậy là công ty muốn thể hiện công ty luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với chất lượng tuyệt vời. Công ty luôn coi việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng và đảm bảo uy tín của mình là tôn chỉ kinh doanh.

Dựa vào chỉ tiêu định lượng

Tỷ suất lợi nhuận:

Trong kinh doanh và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp không thể thiếu được việc xác định tỷ suất lợi nhuận, đó là việc xem xét xem một đồng chi phí của doanh nghiệp bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, và từ đó có thể xác định được mức lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp đạt được thông qua so sánh giữa các năm và so sánh với các đối thủ cạnh tranh.

Bảng 2: Chi phi kinh doanh của Công tyTNHH Nishoku Technology Việt Nam qua các năm (2010- 2012)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chi phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu Chi phí - Chi phí quản lý - Chi phí mua hàng 199,032 186,576 2,337 184,239 234,801 214,703 2,722 211,981 242,692 217,625 3,075 214,55 - Chi phí/ doanh thu(%) 93,74 91,44 89,67

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam năm 2010, 2011, 2012 – Phòng kế toán)

Qua bảng trên ta thấy, qua các năm tỷ suất lợi nhuận luôn cao nhất là năm 2010 thấy nhất là năm 20112 . Tỷ suất lợi nhuận của công ty luôn có sự thay đôi tích cực, năm 2010 là 93,74%, năm 2011là 91,44% và năm 2013 là 89,67%, nếu chỉ tính trong 3 năm này thì năm 2013 công ty đạt được lợi nhuận tối đa, hiệu quả sử dụng chi phí là tốt nhất, Đây có thể phản ánh công ty đang từng bước cải tổ bộ máy và hợp lý hoá trong kinh doanh.

Doanh số bán ra:

Dựa vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, phản ánh đứng thực trạng sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên so với mặt bằng chung của cả nước thì những con số trên chỉ là tương đối không thể đánh giá hết được sức cạnh tranh trên thị trường. Sau đây là bảng về so sánh doanh thu của công ty.

Bảng 3: So sánh doanh thu của công ty với đối thủ cạnh tranh

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012

Doanh thu của DN trên tổng doanh

thu trên thị trường 40,22% 43,23% 45,70% Doanh thu của DN trên doanh thu

của công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn

284% 339% 375%

( Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty)

Doanh thu của công ty đã chiếm 1/3 doanh thu của thị trường sản xuất và kinh doanh sản phẩm nhựa công nghiệp , nhựa kĩ thuật cao và cho thấy mức độ ảnh hưởng của công ty trên thị trường là rất cao. Chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn cho thấy thực tế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khá cao. Chỉ tiêu này liên tục tăng từ năm 2010 ( 284%) đến năm 2012 ( 375%), năm 2010 doanh thu của công ty là 199,032 tỷ đồng trong khi công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn chỉ là 70,082 tỷ đồng, đến năm 2012 doanh thu của công ty là 242,692 tỷ đồng trong khi công ty Vĩnh Hàn chỉ là 64,717 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu trên đều có xu hướng tăng lên cho thấy sự hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả. Doanh thu của doanh nghiệp ngày càng tăng theo năm, tăng nhanh hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là 28

công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là vô cùng lớn.

Tỷ lệ chi phí Marketing / Tổng doanh thu

Các doanh nghiệp bỏ ra chi phí marketing nhằm kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, lấy thị trường- nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc cho công việc kinh doanh.

Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu phản ánh việc sử dụng chi phí này có hiệu quả hay không, và từng loại thị trường thì tỉ lệ này thay đổi như thế nào.

So sánh việc sử dụng chi phí này qua các năm ta có thể thấy rõ được doanh nghiệp nào có công tác tốt trong việc marketing, và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên cơ sở cho phép.

Bảng 4 : Chi phí marketing của công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn với công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012

STT Tên công ty Tổng doanh thu ( Tỷ VND) Tổng chi phí marketing (triệu VND) Tổng chi phí marketing/tổng doanh thu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Nă m 201 1 Nă m 201 2 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 2 3 4 5 6 7= 4:1 8=5:2 9=6:3 1 Công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam 199,03 234,8 242,69 46,13 34,3 34,2 0,231 0,146 0,140 2 Công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn 70,1 69,3 64,7 16,7 0,2 9,2 0,238 0,1467 0,143

(Nguồn : Phòng kinh doanh của công ty)

Qua bảng 4 : Ta thấy việc sử dụng chi phí marketing của Công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam so với công ty TNHH Vĩnh Hàn là tương đối hiệu quả hơn.Trong các năm 2010- 2012 doanh thu của Công ty cao hơn công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn bên cạnh đó tổng chi phí marketing cũng cao hơn qua các năm nhưng tỉ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu thì luôn nhỏ hơn. Cụ thể từ năm 2010- 2012 tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu của Công ty là 0,231< 0,238, 0,146< 0,1467, 0,14< 0,143. Khi đem so sánh với hai công ty này thì có thể nói rằng đối thủ của công ty là công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn là khả năng cạnh tranh kém hơn. Cả hai cùng kinh doanh các sản phẩm cùng loại nhưng công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam đã cho thấy khả năng vượt trội thông qua việc đạt được doanh thu rất cao qua các năm, năm 2012 tổng doanh thu của công là 242,6 tỷ đồng, trong khi đó công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn chỉ đạt có 64,7 tỷ đồng,.

2.2.3. Thực trạng các công cụ và chính sách chủ yếu của doanh nghiệp cóảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Nishoku Technology Việt

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w