Trong giai đoạn hội nhập và phát triển, để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi công chức thuế phải có trình độ chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực, có kiến thức tin học, ngoại ngữ… Có khả năng giao tiếp và giải quyết công việc khoa học, hiệu quả. Muốn vậy, cần có chương trình, kế hoạch cụ thể, tạo điều kiện để công chức thuế được tiếp cận
học tập thường xuyên, liên tục. Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ ngành Thuế đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu công tác, góp phần giảm tải khối lượng công việc trên mỗi cán bộ thuế. Cán bộ phải được bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, xử lý những thủ đoạn khai gian dối, trốn thuế TNCN từ tiến lương, tiền công. Cụ thể như một số biện pháp sau:
- Cần tăng kinh phí dành cho đào tạo để nâng cao hiệu quả đào tạo;
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về kiến thức thuế;
- Tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ thuế;
- Cử cán bộ đi học nước ngoài để học tập kinh nghiệm quản lý của nước bạn;
- Nâng cao tỷ lệ tuyển dụng các ngạch công chức có trình độ đại học trở lên, chú trọng đến trình độ tin học, ngoại ngữ, trình độ chuyên môn tốt của cán bộ khi thi tuyển dụng công chức ngành thuế;
- Cần chú trọng đào tạo đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ thuế.
Ngoài ra, nhằm hạn chế tiêu cực của cán bộ thuế, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Phân quyền hành của cán bộ thuế thành nhiều khâu;
- Đảm bảo thu nhập cho cán bộ thuế;
- Có biện pháp xử lý nghiêm minh với các cán bộ thuế có biểu hiện tiêu cực, đồng thời nêu gương, khen thưởng xứng đáng với các cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.