2.3.2.1. Những hạn chế
Công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn quận Thanh Xuân đã có những bước tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng kể trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, bên
cạnh đó công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bàn còn gặp phải những tồn tại khó khăn khi thực hiện chính sách thuế, cụ thể như sau:
Về chính sách thuế TNCN: Chính sách thuế TNCN ở nước ta hiện nay, nhìn chung phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khuyết thiếu, sơ hở để đối tượng nộp thuế có thể lách luật. Cụ thể như:
- Chưa kiểm soát được mọi nguồn thu nhập của từng cá nhân. Nguồn hình thành thu nhập cá nhân quá đa dạng và phức tạp. Đối với những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế có thể kiểm soát qua đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập, nhưng khoản thu nhập làm thêm thì vẫn chưa có một giải pháp quản lý tối ưu. Đối với các khoản thu nhập của các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân hành nghề độc lập, đặc biệt là đối với đối tượng bác sĩ, giáo viên, nghệ sỹ… thì cơ quan thuế khó có thể kiểm soát được một cách chính xác, do đó mà dẫn đến tình trạng nợ thuế mà chính người nộp thuế cũng không biết, mà cơ quan thuế cũng không thu đúng số thuế, gây thất thu thuế. Các hoạt động giao dịch thanh toán bằng tiền mặt mỗi khi mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường hiện nay khá phổ biến và phức tạp. Việc giao dịch bằng tiền mặt nhiều dẫn đến khó kiểm soát được thu nhập.
- Biểu thuế suất theo Luật Thuế thu nhập cá nhân bao gồm 7 bậc còn nhiều bất cập, mức thuế suất cao nhất là 35% thực sự chưa khuyến khích được những người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành tốt, các chuyên gia giỏi tham gia lao động, cống hiến cho xã hội và sự nghiệp phát triển của đất nước và thậm chí hạn chế khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, quy định quá nhiều bậc chịu thuế và khoảng cách giữa các bậc thuế như hiện nay là quá dày và không còn hợp lý. “Mức thuế cao có thể sẽ khiến các công ty đa quốc gia có xu hướng trả tiền cả gói và trả lương cho công nhân của họ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, làm giảm số người nước ngoài tham gia đóng thuế thu nhập tại nước ta”.
- Việc miễn thuế TNCN đối với chuyển nhượng nhà đất, trong trường hợp đối tượng chuyển nhượng có một nhà đất duy nhất. Trên thực tế xác định được điều này là rất khó khăn. Hệ thống thông tin quản lý cá nhân của cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có ngành thuế còn chưa đáp ứng, cơ quan chức năng không thể kiểm soát được từng cá nhâm có bao nhiêu nhà ở, đất ở. Đây chính là kẽ hở để không ít người có nhiều nhà ở, đất ở khi chuyển nhượng sẵn sàng kê khai là tài sản duy nhất để không phải nộp thuế.
- Hệ thống văn bản pháp luật thuế TNCN quy định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng, tại thời điểm chuyển nhượng nhưng không thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh, Thành phố quy định, động sản, giá đất mua bán thường cao hơn giá đất do UBND tỉnh, Thành phố quy định. Nhưng vì lợi ích của cả người mua và người bán, bên bán nộp thuế TNCN ít hơn, bên mua nộp lệ phí trước bạ thấp hơn, nên họ thường thỏa thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn thực tế. Và để được cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ thi hộ chi phí ghi trên hợp đồng mức giá ngang bằng hoặc cao hơn chút so với giá UBND tỉnh, Thành phố quy định. Như thế sẽ được nộp thuế thấp hơn số thuế thực tế phải nộp.
- Việc nộp thuế TNCN chủ yếu thực hiện bằng biện pháp khấu trừ tại nguồn. Cơ quan khấu trừ thuế trước khi chi trả thu nhập, sau đó, nếu thu nhập của người lao động tính theo cả năm chưa đến mức phải nộp thuế TNCN thì sẽ được hoàn thuế. Tuy nhiên, thủ tục hoàn thuế rườm rà, mẫu kê khai phức tạp gây khó khăn cho người được hoàn thuế. Từ ngày 01/07/2013 bắt đầu áp dụng Luật thuế TNCN sửa đổi, bổ sung, theo đó, thủ tục hồ sơ hoàn thuế được sửa đổi theo hướng giảm bớt thủ tục hoàn thuế (quy định rõ đối tượng nào được hoàn thuế, và hồ sơ hoàn thuế gồm những gì), tạo thuận lợi cho người nộp thuế nhưng đến nay vẫn chưa có thống kê kết quả đạt được.
Về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân:
Công tác quản lý đăng ký mã số thuế tại Chi cục thuế đã được thực hiện theo đúng quy trình. Số mã số thuế cấp cho các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, các hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân khác đều tăng lên. Về cơ bản các cá nhân làm việc tại các tổ chức chi trả thu nhập đều được hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký mã số thuế theo quy định. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ các cá nhân chưa quan tâm và thậm chí không thực hiện đăng ký mã số thuế, điều đó ảnh hưởng đến công tác quản lý thu nhập.
Để quản lý chặt chẽ người nộp thuế, yêu cầu đặt ra là phải cấp mã số thuế cá nhân cho mọi công dân. Việc người nộp thuế chưa có mã số thuế sẽ gây thiệt hại cho chính người nộp thuế vì phải nộp thuế TNCN với tỷ lệ trích cao hơn. Đặc biệt, việc chưa triển khai áp dụng cấp mã số thuế cho người phụ thuộc, các cá nhân phụ thuộc không có mã số thuế dẫn đến khe hở và khó quản lý chính xác vấn đề giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, từ đó gây thất thu thuế thu nhập cá nhân. Việc kê khai giảm trừ gia cảnh chủ yếu là dựa vào ý thức của đối tượng nộp thuế. Điều này đã tạo ra khe hở trong việc kê khai số người phụ thuộc vì cơ quan thuế chưa có thể đối chiếu một cách chính xác việc kê khai đăng ký người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều địa phương khi nhận được một số đơn đề nghị xác nhận đối tượng cư trú có trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc ở địa phương khác (ông, bà, cháu…ở quê), họ không thể nào xác định được mối quan hệ của người phụ thuộc đang sống ở tỉnh khác và người dân đang cư trú trên địa bàn, càng không thể nào biết được có đúng là người dân đang cư trú trên địa bàn có trách nhiệm nuôi dưỡng người đang sống ở tỉnh khác hay không, dẫn tới tình trạng nơi thì chứng nhận hết một cách quá dễ dàng, nơi thì từ chối chứng nhận gây khó khăn cho người dân. Và cũng theo phản ánh của người dân thì một trong những khó khăn mà họ gặp phải là xin hồ sơ để xác định đối tượng phụ thuộc không có thu nhập. Tuy có sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chính quyền địa phương nhưng khó khăn thì không hề nhỏ trong quản lý.
- Công tác quản lý kê khai, nộp thuế:
Công tác đôn đốc, hướng dẫn kê khai thuế đã được tăng cường tại tất cả các đội thuế. Vì vậy, công tác kê khai thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác quản lý tình hình kê khai, nộp thuế của đối tượng nộp thuế còn nhiều hạn chế. Cụ thể:
+ Việc khai thuế do người nộp thuế tự thực hiện, cơ quan thuế chỉ có thể quản lý việc khai thuế thông qua các chi tiêu trên tờ khai của người nộp thuế, việc khai đủ thu nhập chịu thuế hay không, tình hình khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc đúng hay sai… hiện nay vẫn ngoài tầm quản lý của cơ quan thuế.
+ Vẫn còn tình trạng nhầm lẫn, sai sót trong công tác kê khai, kế toán thuế; việc phối hợp giữa các bộ phận để điều chỉnh còn có lúc chưa kịp thời, vì vậy vẫn còn tình trạng nợ thuế do nhầm lẫn, sai sót, nợ ảo, nợ không đúng.
+ Chưa kiểm soát được mọi nguồn thu nhập của từng cá nhân. Địa bàn quận Thanh Xuân là nơi tập trung nhiều trường học, đại học, cũng như tập trung nhiều địa điểm vui chơi giải trí,… việc quản lý thu nhập của các cá nhân có thu nhập ngoài luồng (như thu nhập dạy thêm của các giáo viên, thu nhập của các nghệ sĩ…) gặp rất nhiều khó khăn, và đa số là không kiểm soát được chính xác được thu nhập của người nộp thuế, dẫn đến bỏ sót.
+ Trong điều kiện thanh toán tiền mặt ở nước ta vẫn là phương thức giao dịch chủ yếu, việc kiểm soát các khoản thu nhập phát sinh chẳng mấy dễ dàng. Hiện tượng trốn thuế, lậu thuế còn khá phổ biến đối với các cá nhân có nhiều nguồn thu nhập, cá nhân hành nghề tự do (ca sĩ, nghệ sĩ, giáo viên dạy ngoại ngữ, luật sư…).
+ Chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát các khoản giảm trừ, đặc biệt là giảm trừ gia cảnh của NNT.
Việc giải quyết hoàn thuế nhanh gọn, đúng chính sách sẽ là động lực góp phần kích thích tính tự giác thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế. Vì vậy, công tác hoàn thuế TNCN đã được chi cục thuế quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Cụ thể là:
Về thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN: Theo quy định của Luật quản lý thuế thì thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế của các cơ quan chi trả thu nhập cũng như các cá nhân quyết toán thuế TNCN chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Như vậy, trên thực tế sẽ có một số lượng lớn các cá nhân nộp hồ sơ quyết toán đề nghị hoàn thuế TNCN trong khoảng thời gian từ 01/01 đến 31/3 hàng năm. Trong thời gian này phần lớn các cơ quan chi trả thu nhập chưa hoàn thành việc quyết toán thuế TNCN năm trên cơ quan thuế chưa có dữ liệu chi tiết từng cá nhân nhận thu nhập. Khi xử lý hồ sơ hoàn thuế trong trường hợp này, cán bộ thụ lý hồ sơ sẽ không có cơ sở dữ liệu để đối chiếu chứng từ thuế TNCN với thông tin tại đơn vị chi trả thu nhập, dẫn đến khai thiếu thu nhập chịu thuế, thiếu số thuế TNCN phát sinh trong kỳ, khai tăng số thuế đề nghị hoàn.
- Chất lượng công tác quản lý nợ thuế còn nhiều hạn chế: Vẫn còn tình trạng nợ sai, nợ ảo, nợ nhầm lẫn do kê khai nên dẫn đến số liệu nợ thuế chưa chính xác; Việc thông báo các đối tượng dây dưa chây ỳ nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa thực hiện được; Công tác cưỡng chế nợ còn rất hạn chế chưa triển khai.
- Công tác kiểm tra thuế TNCN:
+ Công tác kiểm tra thuế có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, công tác kiểm tra thuế TNCN chưa kiểm tra được 100% hồ sơ khai thuế theo kế hoạch, số lượng kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp chưa nhiều. Số thuế truy thu chưa đủ, vẫn bị thất thu thuế TNCN vào ngân sách nhà nước. Công kiểm tra theo kế hoạch còn chậm, số lượng tờ khai thuế được kiểm tra hàng tháng theo kế hoạch kiểm tra rủi ro còn thấp; Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế đạt thấp.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát khấu trừ thuế tại nguồn có nơi chưa chặt chẽ. Đối với những NNT "có tóc" như: Cán bộ làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cán bộ thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp, những người làm công ăn lương… thì cơ quan chi trả tiền lương, tiền công cho NNT thực hiện nghiêm túc, nhưng những người có thu nhập tự do ở nhiều nơi, kinh doanh đa vùng miền, bán hàng qua hệ thống mạng internet…, đặc biệt là một bộ phận người mẫu, ca sĩ, cầu thủ…thì cơ quan thuế chưa kiểm soát được thu nhập, dẫn đến việc khai nộp thuế của một số cá nhân này thực hiện không nghiêm túc.
- Công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể: Công tác triển khai thực hiện quản lý hộ theo chỉ đạo của Cục thuế vẫn được Chi cục duy trì thường xuyên. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao, chưa phân tích xác định được rõ trạng thái đối tượng quản lý khớp đúng với thực tế; Còn nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa quản lý thu thuế đúng với quy mô, thực tế kinh doanh của hộ, vẫn còn hiện tượng thất thu về hộ quản lý và về thuế khu vực này.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Những hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Cụ thể:
Về nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống thuế và các văn bản hướng dẫn đang dần được hoàn thiện, có nội dung chưa thực sát với thực tế quản lý thu thuế của Chi cục, do đó đã gây ra những hạn chế trong việc tận thu NSNN.
- Nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế ưa chuộng tiền mặt, phần lớn các khoản thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng tiền mặt, do đó, khó có thể tạo ra cơ chế kiểm soát thu nhập cá nhân một cách chính xác và hiệu quả.
- Nguồn thu nhập của các cá nhân quá đa dạng và phức tạp. Vì vậy cơ quan thuế rất khó kiểm soát được tổng thu nhập của các cá nhân.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính quyền địa phương, với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển khai Luật thuế TNCN, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định và quản lý gia cảnh người nộp thuế, quản lý hoạt động của các cá nhân kinh doanh tự do, hành nghề độc lập…
- Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế. Các thiết bị như máy tính, máy in… ít được nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng, thay mới; các phần mềm còn thường xuyên bị nghẽn mạng hoặc bị lỗi, hoặc bị ngừng trệ do quá trình nâng cấp phần mềm, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Nguyên nhân chủ quan:
- Về phía người nộp thuế: Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành Luật của một bộ phận lớn tổ chức cá nhân kinh doanh còn hạn chế, tâm lý trốn thuế còn lan truyền. Rất nhiều người dân chưa hiểu biết đầy đủ về thuế TNCN, về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế, sự tự giác còn chưa cao. Bên cạnh đó, bản thân những người hiểu biết cũng cố tình làm sai, không thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong khi lực lượng cán bộ thuế còn mỏng, không thể thực hiện thanh tra kiểm tra thuế TNCN trên diện rộng để phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý.
- Về phía cơ quan thuế:
+ Đối với thuế TNCN luôn có chỉnh sửa thì việc đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thuế là rất quan trọng. Trong những năm gần đây, ngành thuế đã tập trung đào tạo kiến thức cơ bản cho cán bộ của ngành, đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng mới chỉ tập trung vào một số cán bộ chủ chốt, chưa tổ chức được nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ và chưa được thường xuyên. Do đó mà trình độ chuyên môn của cán bộ thuế chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tế.
+ Lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế còn mỏng, do vậy chưa kiểm tra được hết toàn bộ hồ sơ khai thuế, cũng như không có đủ điều kiện để nắm được chính xác tình hình của người nộp thuế.
Như vậy, để hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN thu đúng, thu đủ, nhanh chóng và kịp thời số thuế TNCN vào NSNN, góp phần thực hiện công bằng xã hội,