Giảm chi phí mua hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Minh Tiến (Trang 39 - 41)

+ Công ty cần có những biện pháp nhằm làm giảm chi phí mua hàng, đó là những khoản tiền mà công ty phải trả cho các đơn vị nguồn hàng về số lượng hàng đã mua. Khoản chi phí này phụ thuộc vào khối lượng hàng mua và giá cả của nhà cung cấp, chính vì thế muốn làm giảm loại chi phí này ta phải có biện pháp làm giảm một trong hai nhân tố: giá cả hoặc số lượng. Tuy nhiên, với kế hoạch và phương án kinh doanh đã đặt ra thì nhân tố số lượng hàng mua thường rất khó thay đổi do đó ta chỉ có thể tác động vào nhân tố giá cả của hàng mua. Để làm giảm giá cả hàng mua thì cách tốt nhất cho công ty đó là phải nghiên cứu thật kỹ thị trường nguồn hàng, từ đó có phương án phân tích, so sánh nhà cung cấp nào có giá rẻ nhất đồng thời chất lượng của hàng hóa vẫn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

Nguồn hàng hiện nay của công ty Minh tiến chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, đây là nguồn hàng tương đối lớn, giá cả phải chăng và ổn định trên thị trường hiện nay, đồng thời sản phẩm của họ có chất lượng, mẫu mã không thua kém bất kỳ một sản phẩm cùng loại nào trên thị trường, công ty cần tạo mối quan hệ tốt và duy trì nguồn hàng này bằng các chính sách đối với họ như:

• Thường xuyên liên lạc với nhà cung cấp để thông tin những nhu cầu của Công ty cũng như nắm bắt khả năng của nhà cung cấp.

• Bày tỏ sự quan tâm chân thành tới các nhà cung cấp bằng việc gửi thiếp, quà chúc mừng nhân dịp lễ, tết.

• Trong nghiệp vụ nhập khẩu, để tránh tình trạng mua hàng qua nhiều nấc trung gian, khi đến tay khách hàng cuối cùng thì bị đội giá vì các khoản chi phí vận chuyển, thuế, bảo hiểm, Công ty cần tích cực tìm kiếm bạn hàng “gốc” kinh doanh theo phương thức “mua tận gốc, bán tận ngọn”. Điều này đòi hỏi Công ty tăng cường cơ hội gặp gỡ với các doanh nghiệp nước ngoài, mở rộng mối quan hệ với các công ty tư vấn, các vụ, viện của Việt Nam tại các nước.

+ Để không bị thiệt thòi trong thanh toán xuất nhập khẩu, Công ty phải dự đoán được sự biến động của tỷ giá hối đoái.

• Sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại để theo dõi thường xuyên diễn biến chính trị thế giới.

• Theo dõi diễn biến ở một số thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như sở giao dịch chứng khoán New York, Paris, London, Tokyo.

• Thường xuyên theo dõi, nắm vững chính sách ngoại hối, chính sách xuất nhập khẩu và các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước.

• Theo dõi biến động của nhu cầu ngoại tệ trong nước thông qua việc liên kết với các ngân hàng trong và ngoài nước.

+ Dự trữ hàng hóa chờ tiêu thụ ở doanh nghiệp thương mại, còn gọi là dự trữ tiêu thụ. Đó là những hàng hóa được mua về, nhập kho chờ tiêu thụ. Dự trữ tiêu thụ hình thành do sản phẩm sau khi kết thúc quá trình sản xuất, cũng như để có thể giao được cho khách hàng phải có thời gian cần thiết để thực hiện những nghiệp vụ tiêu thụ như phân loại, chọn lọc và chuẩn bị thành những lô hàng thích hợp. Ngoài ra, còn do nguyên nhân là phải có thời gian chờ đợi lập các chứng từ vận chuyển, thời gian thanh toán…

Khối lượng dự trữ hàng hóa ở công ty cần phải tối ưu và phải đáp ứng 2 yêu cầu: đầy đủ để thực hiện việc bán hàng; tối thiểu nhằm tăng nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách xây dựng cơ sở

khoa học hệ thống mức dự trữ thành phẩm và tuân thủ các mức đó trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất và kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Minh Tiến (Trang 39 - 41)