Mô hình lý luận về chế định thời hiệu trong pháp luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 117)

- Chánh án TA đã ra quyết định

3.3.2. Mô hình lý luận về chế định thời hiệu trong pháp luật hình sự Việt Nam

Xuất phát từ việc phân tích và suy ngẫm một cách khoa học và lôgic các vấn đề thuộc chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, chúng tôi xin phép được đề xuất mô hình lý luận đối với chế định này như sau:

Thứ nhất, trong Bộ luật hình sự nên có thêm năm điều luật mới có nội

dung quy định về: thứ nhất – khái niệm thời hiệu, thứ hai – miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thứ ba – miễn chấp hành hình phạt do hết thời hiệu thi hành bản án kết tội , thứ tư – tội cố ý kéo dài thời gian nhằm mục đích làm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, thứ năm – tội cố ý kéo dài thời gian nhằm mục đích làm hết thời hiệu thi hành bản án kết tội. Trong đó, ba điều luật đầu tiên (thứ nhất, thứ hai và thứ ba) sẽ nằm ở phần chung của Bộ luật hình sự; còn hai điều luật cuối (thứ tư và thứ năm) sẽ nằm ở phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Đồng thời, nên có sự sắp xếp tổ chức lại nội dung các điều quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và về thời hiệu thi hành bản án kết tội. Cụ thể nội dung và cơ cấu các điều như sau:

Điều …Khái niệm thời hiệu (mới)

1. Thời hiệu là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và người bị kết án không phải chấp hành bản án kết tội đã tuyên.

2. Thời hiệu áp dụng trong Bộ luật này bao gồm hai loại, đó là: thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)