Vấn đề tính lại thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 66)

- Hiệu lực pháp luật ngay;

2.1.4. Vấn đề tính lại thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự

Các nhà làm luật đã ghi nhận cụ thể vấn đề này trong hai trường hợp tại khoản 3 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999, đó là: Trường hợp thứ nhất – Nếu trong bốn loại thời hạn (tương ứng với bốn loại tội phạm) được quy định tại khoản 2 Điều luật này, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới; Trường hợp thứ hai – Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ. Chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng trường hợp một:

Trong trường hợp thứ nhất, vấn đề tính lại thời hiệu được đặt ra khi xuất hiện hai yếu tố:

Yếu tố thứ nhất, người phạm tội lại phạm tội mới. Nhưng phạm tội mới được hiểu như thế nào (?); khi đề cập đến chế định đa tội phạm, có một đặc điểm mà chúng ta cần phải lưu ý ở đây là người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội cấu thành nên nhiều tội (tức là hoặc cùng một tội nhưng được thực hiện nhiều lần khác nhau, hoặc nhiều tội khác nhau được thực hiện), giả sử trong trường hợp họ chưa bị các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước phát hiện ra hành vi phạm tội của mình lần thứ nhất, và trong khoảng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của tội thứ nhất đang tồn tại, người đó lại tiếp tục phạm tội thứ hai thì theo cách hiểu của các nhà áp dụng pháp luật về vấn đề này [41] là đồng tình với quan điểm rằng: thời hiệu truy cứu của tội thứ nhất sẽ được tính lại bắt đầu từ khi thời điểm thực hiện tội thứ hai hoàn thành, và nếu trong khoảng thời gian tồn tại thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của hai tội trên (hoặc một trong hai tội trên) mà người phạm tội đó lại tiếp tục phạm tội lần thứ ba, thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của hai tội ban đầu (hoặc một trong hai tội đó) sẽ lại được tính lại từ thời điểm tội phạm thứ ba được thực hiên, v.v...

Cách tính này đã biểu thị cho chúng ta biết rằng “mới” ở đây là mới so với chính người phạm tội. Tức là, thời hiệu được tính lại khi người phạm tội thực hiện những hành vi phạm tội mới, chứ không phải bắt đầu từ khi các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền phát hiện ra một hay nhiều hành vi phạm tội mới đó. Đây là một cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có hiệu quả trong việc răn đe nghiêm khắc những người phạm tội, cố gắng hạn chế và đẩy lùi những hành vi đa tội phạm đang xuất hiện tồn tại và có nguy cơ phát triển ở nước ta, đồng thời cách tính này cũng đòi hỏi các cơ quan tư pháp

hình sự có thẩm quyền ở nước ta ra sức đấu tranh, khai thác để truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm.

Yếu tố thứ hai cần có để đặt ra vấn đề tính lại thời hiệu ở đây là tội phạm mới mà người phạm tội thực hiện phải được Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên một năm tù, điều này có nghĩa là nếu như mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội mới ấy mà dưới một năm tù (tức là chỉ có những loại hình phạt chính như: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù dưới một năm, đồng thời có thể kèm theo một hoặc một số các hình phạt bổ sung) thì vấn đề tính lại thời hiệu không được đặt ra.

Ví dụ: ngày 01-7-2000 Trần Văn H phạm tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự nhưng chưa bị khởi tố, điều tra. Đến ngày 10-6-2001 H lại phạm tội trộm cắp tài sản của công dân và đến ngày 31- 12-2001 cơ quan điều tra mới phát hiện hành vi phạm tội trộm cắp. Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội gây rối trật tự công cộng lại được tính từ ngày 10-6-2001 chứ không phải từ ngày 01-7-2000. Vì vậy, H phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội trộm cắp tài sản của công dân và tội gây rối trật tự công cộng.

Trong trường hợp thứ hai, vấn đề tính lại thời hiệu cũng được đặt ra khi xuất hiện hai yếu tố:

Yếu tố thứ nhất, người phạm tội cố tình trốn tránh trong thời hạn tồn tại thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tức là người phạm tội có những biểu hiện như: đột nhiên biến mất khỏi nơi ở hoặc nơi làm việc trong một thời gian dài một cách khó hiểu và không có lý do thuyết phục, thay họ đổi tên, thay đổi hình dạng khuôn mặt, vóc dáng, hình dạng trong các giấy tờ tuỳ thân, v.v…

Yếu tố thứ hai là người phạm tội đã bị truy nã bằng lệnh truy nã từ phía các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước. Chỉ khi thoả mãn đồng thời cả hai yếu tố này thì thời gian trốn tránh đó sẽ không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ bởi các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước.

Ví dụ: Ngày 15-7-2000 Phạm Quốc B phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Sau khi phạm tội B bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã nhưng vẫn không bắt được. Ngày 20-7-2005 Phạm Quốc B bị nhân dân phát hiện báo cho cơ quan điều tra bắt giữ. Nếu tính thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự thì trường hợp đối với Phạm Quốc B đã hết (quá 5 năm), nhưng trong thời hạn đó, B đã bỏ trốn và có lệnh truy nã, nên thời gian bỏ trốn của B không được tính vào thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, nếu trong thời gian người phạm tội bỏ trốn nhưng cơ quan điều tra không ra lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh lại được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Ngày 02-7-2000 Bùi Văn Đ lấy trộm con dấu của cơ quan rồi bỏ trốn, cơ quan của Đ đã báo cho cơ quan công an, nhưng vì Đ đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra không khởi tố vụ án và cũng không ra lệnh truy nã đối với Đ. Ngày 30-7-2005 nhân dịp đi công tác, thủ trưởng cơ quan của Đ phát hiện Đ đang đi chơi trong thành phố, nên đã báo cho công an bắt giữ Đ. Sau khi bị bắt, cơ quan điều tra đã xác định hành vi phạm tội của Đ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 267 Bộ luật hình sự có mức hình phạt cao nhất là ba năm tù, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm. Thực tế, Đ bỏ trốn nhưng cơ quan điều tra không ra lệnh truy nã đối với Đ, nên thời hiệu

truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết, do đó, cơ quan điều tra không khởi tố bị can đối với Bùi Văn Đ.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)