Phân biệt thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội trong luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 104)

- Chánh án TA đã ra quyết định

2.3. Phân biệt thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội trong luật hình sự Việt Nam

2.3. Phân biệt thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội trong luật hình sự Việt Nam thi hành bản án kết tội trong luật hình sự Việt Nam

Khi một hành vi phạm tội được thực hiện cũng là lúc xuất hiện thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội đó, sau khi hết khoảng thời hạn này, nếu như các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định xong vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và người bị kết án phải chấp hành bản án của mình cũng là lúc xuất hiện thời hiệu thi hành bản án kết tội. Điều này cho thấy: về mặt pháp luật thực định, hai khoảng thời hạn (của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội) có mối quan hệ liền kề với nhau tạo nên một sự thống nhất, liên tục về mặt thời gian; và về mặt thực tế, quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự và quá trình thi hành bản án kết tội cũng tạo nên sự gắn kết liên tục, từ lúc xuất hiện hành vi phạm tội cho đến lúc người thực hiện hành vi

phạm tội đó chấp hành bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đã được tuyên bởi Toà án có thẩm quyền.

Tuy nhiên, có một số trường hợp nằm ngoài nguyên tắc này, đó là những trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam, hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo, hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Toà án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo”; nói cách khác, những bản án và quyết định đó được thi hành ngay đồng nghĩa với việc thời hiệu thi hành bản án sẽ tồn tại trong khi thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chưa bị mất đi (bởi vì rất có thể bản án và quyết định đó bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm).

Chỉnh thể trên lý thuyết này thống nhất và song hành cùng với chỉnh thể trên thực tiễn không nằm ngoài mục đích: giải quyết thấu đáo vụ án, nâng cao tinh thần trách nhiệm đấu tranh phòng chống, xử lý triệt để và có hiệu quả vấn đề tội phạm của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền vì nếu để xảy ra sự chênh nhau giữa pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng, dẫn đến hậu quả theo chiều hướng xấu (tức là trên thực tế người phạm tội đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, nhưng do cơ quan tư pháp hình sự đã không kịp thời truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án nên người phạm tội được miễn việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như người bị kết án không phải chấp hành bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đã được tuyên theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, mà đáng lẽ ra họ phải chịu) thì thời

hiệu lúc này chính là “sự phủ định đối với hiệu quả của luật hính sự khi truy cứu trách nhiệm hình sự hay thi hành bản án hình sự đối với người phạm tội”

[11].

Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không chồng lẫn lên nhau. Việc cần thiết là chúng ta cần phải phân biệt rõ hai chế định nhỏ này:

Thứ nhất, về một số điểm giống nhau cơ bản: hai chế định này chỉ áp dụng đối với người phạm tội và tội phạm mà được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, và khi hết thời hạn được quy định trong hai chế định này (thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội) kèm với các điều kiện cần và đủ khác sẽ tạo cho người phạm tội được hưởng chế định nhân đạo của Nhà nước, tức là Nhà nước không được quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và thi hành bản án kết tội đối với người bị kết án nữa, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định trong luật (Điều 24, khoản 4 Điều 55, và Điề 56 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999), còn nếu người phạm tội vi phạm những điều kiện luật định (1. người phạm tội lại phạm tội mới mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội mới này là trên một năm tù và (hoặc) cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, 2. người bị kết án lại phạm tội mới và (hoặc) cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã) thì thời gian đã qua hay thời gian trốn tránh đó sẽ không được tính vào khoảng thời gian của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án hình sự.

Thứ hai, về một số điểm khác nhau cơ bản:

1) Bốn loại thời hạn của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được xây dựng căn cứ vào bốn loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm

trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng), còn ba loại thời hạn của thời hiệu thi hành bản án kết tội được xây dựng căn cứ vào loại hình phạt (phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù) và mức hình phạt (ba năm tù trở xuống, ba năm tù đến mười lăm năm tù, mười lăm năm tù đến ba mươi năm tù).

2) Trong việc phân định các khoảng thời hạn khác nhau của thời hiệu thi hành bản án kết tội quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, các nhà làm luật đã quy định riêng cách áp dụng thời hiệu thi hành bản án kết tội đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình tại một khoản riêng (khoản 4) mà tách ra khỏi khoản quy định chung về vấn đề này (khoản 2), và chính sự phân định nàylà điểm khác so với sự phân định các khoảng thời hạn khác nhau của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999 – phân định cả bốn loại thời hạn tương ứng với bốn loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật này.

3) Theo như phân tích tại chương 2, mục 2.1.2 thuộc Luận văn này: thời hiệu thi hành bản án kết tội, trong trường hợp phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, có căn cứ tính là dựa vào loại hình phạt và mức hình phạt, mà đã được tổng hợp theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Vì vậy, thời hiệu thi hành bản án kết tội trong trường hợp này có thể cho rằng cũng đã được tổng hợp từ các thời hiệu thi hành bản án kết tội của các loại tội đơn lẻ trong trường hợp phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Đây là điểm khác biệt với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chúng ta thấy rằng trong trường hợp đa tội phạm không hề tồn tại sự tổng hợp các mức độ nghiêm trọng khác nhau của các loại tội phạm đồng nghĩa với việc không hề tồn tại “sự tổng hợp” thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 3

Hoàn thiện chế định thời hiệu

trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

3.1. nhận xét chung về chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 dưới góc độ so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 104)