Nhận xét chung về chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 dưới góc độ so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 108)

- Chánh án TA đã ra quyết định

3.1. nhận xét chung về chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 dưới góc độ so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam

năm 1985

Chế định thời hiệu là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, sự hiện diện của nó là bằng chứng phản ánh rõ ràng về thái độ và trách nhiệm của các cán bộ tư pháp trong khi làm nhiệm vụ, đồng thời nó còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Bởi bản chất của thời hiệu là một khoảng thời gian xác định mà trong đó nhà nước và toàn xã hội có quyền thể hiện thái độ và hành động lên án của mình đối với những hành vi phạm tội, đồng thời nó cũng để cho những người thực hiện hành vi phạm tội đó có quyền hi vọng rằng mình có thể được hưởng chế định nhân đạo khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay khi hết thời hiệu thi hành bản án kết tội theo những căn cứ và điều kiện được quy định cụ thể trong pháp luật hình sự thực định của mỗi quốc gia.

Dưới góc độ so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985, nhìn chung, chế định thời hiệu quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm1999 đã chứa đựng nhiều nội dung mới mang tính lôgic, rõ ràng và hoàn thiện hơn, góp phần thúc đẩy hiệu quả của pháp luật hình sự trong quá trình áp dụng vào thực tế xã hội hiện nay. Những điểm mới đó có nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhà làm luật nước ta đã ghi nhận riêng biệt định nghĩa pháp lý của khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 23 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và định nghĩa pháp lý của khái niệm thời

hiệu thi hành bản án hình sự tại khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.

Thứ hai, các thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự và thi hành bản án hình sự, quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, có nội dung cụ thể và rõ ràng hơn; hay nói cách khác: Trong Bộ luật hình sự năm 1999 đã loại bỏ việc sử dụng những thuật ngữ không rõ ràng mà đã được thừa nhận trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985, ví dụ như: a) Tại điểm a khoản 1 Điều 45 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, đã ghi “hình phạt từ hai năm tù trở xuống hoặc hình phạt khác nhẹ hơn” – nhưng nhẹ hơn bao nhiêu và như thế nào thì Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 lại không hề giải thích (?), b) Tại điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 quy định về thời hiệu thi hành bản án, đã ghi “Năm năm đối với các trường hợp xử phạt từ năm năm tù trở xuống;” – và Bộ luật hình sự năm 1985 cũng không hề lý giải cụ thể những trường hợp nào là từ năm năm tù trở xuống (?).

Thứ ba, bằng các quy phạm tại khoản 3 Điều 23 và khoản 3 Điều 55 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, nhà làm luật đã ghi nhận rõ ràng cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu thi hành bản án kết tội, khác với các quy định tương ứng trong Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây là nhằm mục đích cụ thể hoá thời hiệu không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và thời hiệu không thi hành bản án đối với người bị kết án.

Thứ tư, trong lần pháp điển hoá Bộ luật hình sự lần thứ hai này, nhà làm luật nước ta đã loại trừ thẩm quyền can thiệp của Nhà nước (cụ thể là của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Toà án nhân dân tối cao) khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và khi thi hành

bản án kết tội đối với người bị kết án trong những trường hợp đặc biệt, mà được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 45 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985. Điểm khác biệt này đã minh chứng phần nào cho xu hướng nhân đạo hoá trong pháp luật hình sự của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ năm, và cũng là điểm mới cuối cùng, đó là nội dung thể hiện sự thay đổi lớn trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta: đặt vấn đề an ninh quốc gia có tầm quan trọng và lợi ích ngang hàng với vấn đề hoà bình và an ninh của nhân loại. Do đó, nếu như trước đây trong Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định: không áp dụng chế định thời hiệu đối với các tội phạm nằm ở Chương XII Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 (tương ứng với Chương XXIV của Bộ luật hình sự năm 1999) quy định về các các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, thì trong Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định thêm rằng: không áp dụng chế định thời hiệu đối với cả các tội nằm ở Chương XI của Bộ luật hình sự năm 1999 (tương ứng với Chương I Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985) quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

3.2. Một số tồn tại trong các quy định về chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)