Đối với các Bộ, Ngành khác

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 127)

* Bộ Công thương:

Cần chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp có xuất khẩu sang Trung Quốc thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với một số mặt hàng chiến lược quan trọng cần phải thu ngoại tệ tự do chuyển đổi; không vì lợi ích cục bộ, chạy theo lợi nhuận mà thanh toán bằng CNY. Hạn chế tối đa trường hợp dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi để nhập các mặt hàng từ Trung Quốc, đặc biệt là hàng tiêu dùng. Có những biện pháp mạnh tay hơn nữa để phòng chống nạn buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả để từ đó dần dần góp phần hạn chế, thu hẹp tình trạng thanh toán qua tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

* Bộ tài chính:

Nghiên cứu chỉnh sửa một số văn bản liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu biên giới thanh toán bằng bản tệ, cho phép các doanh nghiệp thanh toán qua Ngân hàng theo các hình thức mà các NHTM đang triển khai áp dụng được áp dụng giá tính thuế xuất nhập khẩu theo giá ghi trên hợp đồng thương mại và được áp dụng các ưu đãi về thuế như việc thực hiện thanh toán theo thông lệ quốc tế.

* Tổng cục hải quan:

Cần đơn giản hoá các thủ tục hải quan, áp dụng chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào khu vực biên giới và các đối tượng kinh doanh ở khu vực biên giới. Phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng, cửa khẩu, quản lý thị trường quản lý chặt chẽ việc vận chuyển tiền mặt và buôn lậu qua biên giới. Đồng thời thu phí xuất nhập khẩu tiền mặt qua biên giới của các NHTM thực hiện thanh toán biên giới ở mức thấp nhất để giúp các NHTM giảm chi phí, qua đó thu hút các doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua Ngân hàng.

* Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn:

Ủng hộ chủ trương của ngân hàng trong việc thực hiện cơ chế thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, yêu cầu các doanh nghiệp trực thuộc trên địa bàn tỉnh phải chấp hành triệt để các nguyên tắc này. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn trong việc tổ chức lại các chợ đổi tiền tư nhân, quản lý tốt thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ khu vực biên giới, xử lý nghiêm các trường hợp đổi tiền không có giấy phép hoặc thực hiện thanh toán qua biên giới bất hợp pháp. Tạo điều kiện về địa điểm tại khu kinh tế cửa khẩu, các của khẩu biên giới để các Ngân hàng đặt các bàn đổi tiền thuận lợi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những cơ sở lý luận của Chương I và việc phân tích thực trạng hoạt động TTBM của các ngân hàng thương mại trên địa bàn ở Chương II. Chương III của luận văn đã đưa ra một số định hướng cơ bản và chung nhất để làm căn cứ cho sự phát triển của hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng trên địa bàn đồng thời từ những thực trạng nêu trên và các định hướng đó đã đưa ra một số giải pháp cụ thể và phù hợp với thực tiễn nhất như giải pháp về việc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán, giải pháp về mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, công tác thông tin tuyên truyền về nghiệp vụ thanh toán biên giới tại các NHTM... Các giải pháp luận văn đưa ra về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu xuất phát từ thực tiễn. Đồng thời Chương III cũng đã nêu lên một số kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan về công tác quản lý và chỉnh sửa bổ sung một số cơ chế chính sách đối với hoạt động thanh toán biên mậu nhằm làm cho hoạt động có tính chất đặc thù này đi vào hoạt động nề nếp và mang lại hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN

Với đặc thù là một tỉnh biên giới, hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai có hiệu quả hoạt động thanh toán biên mậu, điều đó góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Từ quá trình tìm hiểu thực tiễn cùng với việc kết hợp các lý luận về hoạt động thanh toán biên mậu, tác giả đã lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ. Trong khuân khổ của luận văn, tác giả đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán biên mậu. Trên cơ sở lý luận đó kết hợp với việc phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng hoạt động thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn để từ rút ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và tháo gỡ.

- Trên cơ sở những nguyên nhân, hạn chế luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn về cơ chế chính sách, về nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán biên mậu qua Ngân hàng, phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu biên giới Việt - Trung.

Hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp , đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của TS. Đinh Xuân Cường, do đó những vấn đề được đề cập trong nội dung của luận văn đã đóng góp một phần nhằm thúc đẩy quá trình hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động TTBM tại các ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp, vẫn đang trong quá trình phát triển, mặt khác quá trình nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, do vậy luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn (2012), Báo cáo công tác thông quan

hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2011, Lạng Sơn.

2. Nguyễn Minh Hằng (2001), Buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung

Quốc, lịch sử - hiện trạng - triển vọng, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

3. Bùi Đức Khiêm, Nguyễn Quốc Khánh (2009), Khu kinh tế cửa khẩu

Đồng Đăng - Lạng Sơn, tiềm năng và cơ hội đầu tư, Hà Nội.

4. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (2001), Báo cáo hoạt

động thanh toán biên mậu các ngân hàng trên địa bàn giai đoạn 1997 – 2000,

Lạng Sơn.

5. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (2006), Báo cáo hoạt

động thanh toán biên mậu các ngân hàng trên địa bàn giai đoạn 2001 – 2005,

Lạng Sơn.

6. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (2011), Báo cáo hoạt

động ngân hàng năm 2010, Lạng Sơn.

7. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (2011), Báo cáo mạng

lưới các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2010, Lạng Sơn.

8. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (2011), Báo cáo một số tình hình thanh toán biên giới và hoạt động mua bán nhân dân tệ trên địa

bàn tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn.

9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (2011), Báo cáo hoạt

động thanh toán biên mậu các ngân hàng trên địa bàn giai đoạn 2006 – 2010,

Lạng Sơn.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển dịch vụ

11. Niêm giám thống kê, Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn.

12. Đỗ Tất Ngọc (2006), Hoàn thiện môi trường pháp luật đối với thanh

toán quốc tế ở nước ta, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Phan (2005), Giáo trình quản lý chất lượng trong các

tổ chức, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

14. Quyết định số 689/2004/QĐ – NHNN ngày 07/6/2004 Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.

15. Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn (2012), Báo cáo hoạt động xuất nhập

khẩu năm 2011 và nhiệm vụ năm 2012, Lạng Sơn.

16. Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Tiến (2009), Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại

thương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. UCP 500, Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Phòng thương mại quốc tế, Pari.

Website:

19. http://langson.gov.vn 20. http://sbv.gov.vn

21. http://vneconomy.com.vn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)