Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn còn những tồn tại, bất cập cần được khắc phục. Cụ thể:
- Thứ nhất, tỷ lệ thanh toán xuất nhập khẩu biên giới qua Ngân hàng còn
thấp trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn. Tình trạng không thanh toán qua Ngân hàng tiếp tục nẩy sinh nhiều vấn đề tiêu cực ảnh hưởng tới quan hệ thương mại hai nước. Từ tình trạng xuất nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua Ngân hàng đã dẫn đến tình tình trạng thất thu thuế ngân sách địa phương, các thông tin về quản lý như thực trạng xuất nhập khẩu, số liệu xuất nhập khẩu qua biên giới Chính phủ không nắm được chính xác, do các doanh nghiệp thanh toán với nhau qua tư nhân. Mạng lưới thanh toán của tư nhân tại khu vực biên giới còn rất phổ biến và chưa có biện pháp hữu hiệu để xoá bỏ hoặc đưa vào sự quản lý của Nhà nước.
- Thứ hai, chính sách biên mậu của Trung Quốc thường hay thay đổi, thuế
suất cùng một mặt hàng theo đường chính ngạch cao hơn nhiều so với đường tiểu ngạch, các doanh nghiệp Việt Nam thường thiếu các thông tin, thông tin không kịp thời cùng với cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng chưa thực sự tốt do đó gây nhiều thua thiệt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo khó khăn trong việc thanh toán qua ngân hàng. Ngoài ra thời gian gần đây ngân hàng phía Trung Quốc siết chặt điều kiện TTBM, nhất là đối với hàng nhập phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ, chứng từ, nhiều mặt hàng Việt Nam xuất sang trước đây được thanh toán qua ngân hàng nay không thanh toán được.
- Thứ ba, thanh toán biên mậu chưa tương xứng với tiềm năng và nhu
cầu của các doanh nghiệp. Hiện vẫn dừng ở phương thức thanh toán chuyển tiền, nhiều nghiệp vụ thanh toán quốc tế chưa được áp dụng như: L/C , Bảo lãnh, séc thanh toán... Riêng Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn
tỉnh Lạng sơn đã có thoả thuận bổ sung các phương thức thanh toán: nhờ thu, thư tín dụng, bao thanh toán, bảo lãnh, bằng đồng bản tệ (CNY, VNĐ) với các Ngân hàng đối tác, nhưng hiện nay vẫn chưa được áp dụng phổ biến tại địa bàn.
- Thứ tƣ, hoạt động của tài khoản thanh toán tại Ngân hàng đại lý chủ
yếu dùng đồng bản tệ để thanh toán, chưa sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán từ đó dần đến khó khăn tại các Ngân hàng đó là, không xử lý được tồn khoản tại ngân hàng đối tác do chưa kết chuyển được số dư qua đồng ngoại tệ theo văn bản thoả thuận giữa hai bên. Tài khoản đồng USD không hoạt động và việc thoả thuận tồn tại tài khoản này trên thực tế là không phù hợp vì:
+ Nếu thanh toán bằng USD thông thường các doanh nghiệp đều lựa chọn thực hiện theo phương thức thanh toán quốc tế thông dụng.
+ Các Ngân hàng, nhất là các Ngân hàng phía đối tác đều thực hiện chủ trương tiết kiệm ngoại tệ trong khâu thanh toán và đều chủ trương chủ yếu thanh toán bằng đồng bản tệ trong thanh toán biên giới đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Các trường hợp dư tồn khoản Nhân dân tệ tại Ngân hàng đối tác các Ngân hàng phía Việt Nam đề nghị kết chuyển số sang ngoại tệ để chuyển về nước nhưng Ngân hàng đối tác đều từ chối với lý do theo quy định về quản lý ngoại hối họ không thực hiện được.
+ Xét trên tổng thể Việt Nam thường xuyên nhập siêu đối với Trung Quốc, cho nên, nếu phải thanh toán số kết dư đồng bản tệ là các Ngân hàng Việt Nam. Do đó việc duy trì trạng thái ngoại hối đối với đồng Nhân dân tệ là vấn đề cần xem xét đối với các NHTM cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thứ năm, các Ngân hàng trên địa bàn, cũng như các Ngân hàng trên
toàn tuyến biên giới, có nhiều Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán biên mậu, nhưng chưa có sự liên kết, thống nhất chung trong việc cân đối, huy động nguồn nhân dân tệ, mua bán đồng nhân dân tệ, các chi nhánh thực hiện
thanh toán biên mậu chỉ mới liên kết theo hình thức trực tiếp với nhau, khi phát sinh nhu cầu mua, bán CNY, chưa có đầu mối thống nhất, điều đó dẫn đến trong nhiều trường hợp ngân hàng không chủ động được nguồn CNY bán cho khách hàng.
- Thứ sáu, tỷ giá VND/CNY thường xuyên diễn biến tăng (đặc biệt tăng
mạnh trong 02 năm trở lại đây). Các ngân hàng tham gia thanh toán biên mậu không muốn duy trì số dư lớn tiền CNY trên tài khoản tại các ngân hàng Trung Quốc cũng như tồn quỹ của các ngân hàng, nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá và nguồn vốn. Trường hợp tài khoản vượt quá số dư tối đa, các ngân hàng sẽ xử lý bằng cách bán cho các ngân hàng cùng hệ thống có nhu cầu thanh toán XNK.
- Thứ bảy, trình độ của các thanh toán viên còn có nhiều hạn chế. Hầu
hết các thanh toán viên đều có trình độ đại học, đều còn rất trẻ, luôn có niềm nhiệt tình, hăng say với công việc, nhưng kinh nghiệm làm việc còn nhiều hạn chế, khả năng sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc còn nhiều hạn chế, ít được va chạm với các nghiệp vụ phức tạp. Do việc thanh toán biên mậu là đặc thù của từng địa bàn có chung đường biên giới, do đó sự quan tâm của nhiều ngân hàng đối với việc bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho các cán bộ làm công tác này còn chưa được đúng mức.
- Thứ tám, tuy đã có nhiều cố gắng trong hoạt động TTBM nhưng chất
lượng của hoạt động này tại các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu của khách hàng. Thời gian thực hiện các giao dịch thanh toán đôi lúc còn chậm, công tác chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống thông tin tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa theo kịp với trình độ công nghệ thanh toán của nước bạn.
- Thứ chín, các ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến công tác quảng
bá và tuyên truyền hoạt động TTBM cũng như các lợi ích của nó đến các doanh nghiệp và các cá nhân có hoạt động thanh toán XNK, do đó khiến cho
số lượng khách hàng cũng như doanh số thực hiện TTBM qua hệ thống ngân hàng còn đạt tỷ lệ thấp so với doanh số thực tế. Điều đó tạo điều kiện cho các cá nhân thực hiện hoạt động thu đổi ngoại tệ phục vụ XNK qua biên giới ngày càng phát triển, thậm chí có phần lấn át ngân hàng. Mặt khác, cơ cấu khách hàng chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở các khách hàng đã có quan hệ tín dụng, vì vậy hoạt động TTBM của các ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều từ hoạt động tín dụng.