Các giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 104)

Để tiếp tục phát triển hoạt động thanh toán biên mậu phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu qua các NHTM trên địa bàn, góp phần tích cực trong công tác quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, quản lý ngoại hối khu vực biên giới, đảm bảo an toàn tài sản cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá và phát triển các loại hình dịch vụ Ngân hàng tại các NHTM trên địa bàn. Các NHTM trên địa bàn cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp như sau:

3.2.2.1 Hoàn thiện hơn nữa quy trình nghiệp vụ TTBM

Quy trình nghiệp vụ luôn được coi là cẩm nang cho hoạt động TTBM tại bất kỳ NHTM nào. Việc tiến hành xây dựng quy trình nghiệp vụ thanh toán

biên mậu thường được tiến hành tại Hội sở chính của các ngân hàng trên cơ sở đúc kết thực tiễn hoạt động và dựa trên các văn bản pháp lý trong và ngoài nước có liên quan. Tuy nhiên, tại các Chi nhánh trực tiếp làm công việc thanh toán biên mậu, do đó việc hoàn thiện, cụ thể hoá hơn nữa quy trình nghiệp vụ đã trở thành một nhu cầu khách quan và cần thiết.

Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán sẽ giúp cho khách hàng giảm bớt thời gian thanh toán. Bất kì một sự sai xót nhỏ nào trong quá trình thực hiện cũng có thể dẫn đến chậm thời gian thanh toán và gây rủi ro trong thanh toán. Do đó Ngân hàng cần phải có các biện pháp nhằm làm cho quá trình thanh toán được hoàn thiện theo hướng đơn giản, chính xác và an toàn đồng thời làm giảm các chi phí phát sinh.

Trong quá trình thực hiện việc chuyển tiền các thanh toán viên thường hay mắc những lỗi như: chuyển nhầm địa chỉ, việc chuyển tiền được thực hiện không đúng hoặc bị thiếu, chậm trễ trong việc chuyển tiền. Có thể sửa chữa những lỗi đó bằng cách đơn giản thủ tục thanh toán, rút ngắn thời gian kiểm tra và thẩm định hồ sơ, kiểm tra hồ sơ một cách nhanh chóng nhưng thật chính xác. Việc hoàn thiện quy trình cần được tiến hành đều đặn nhằm phục vụ tốt hơn nữa khách hàng, đảm bảo tính an toàn về pháp lý cho ngân hàng.

Mặt khác, TTBM cần được xem như là một nghiệp vụ của NHTM, không phải riêng một chi nhánh trực tiếp làm nghiệp vụ thanh toán biên mậu. Một chi nhánh trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán biên mậu một cách độc lập sẽ không có hiệu quả vì:

- Thứ nhất, không khai thác được ưu thế về của hệ thống Ngân hàng

trong đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng.

- Thứ hai, trong tổng số các khách hàng thường xuyên thực hiện thanh

toán biên mậu tại các chi nhánh thực hiện nghiệp vụ TTBM, khách hàng là doanh nghiệp trên địa bàn chỉ chiếm một phần không nhiều còn lại là các

khách hàng ở các tỉnh khác, do đó việc tổ chức thực hiện như hiện nay đang có những hạn chế về mặt địa lý trong việc đáp ứng dịch vụ thanh toán biên mậu cho các khách hàng ở các tỉnh trong nội địa. Trong thời gian qua một số chi nhánh NHNo&PTNT, chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương và chi nhánh ngân hàng Đầu tư & Phát triển đã phối hợp với một số chi nhánh trong cùng hệ thống tại các địa bàn tỉnh khác trong việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán biên mậu, đã mang lại những kết quả rõ rệt, được khách hàng ủng hộ. Theo đó phương thức liên kết với các Ngân hàng nội địa về cơ bản thực hiện như sau:

- Đối với thanh toán hàng nhập: Ngân hàng trong nội địa có trách nhiệm kiểm soát bộ hồ sơ thanh toán, thoả thuận tỷ giá mua, bán CNY với khách hàng và chuyển tiền đến Ngân hàng trực tiếp thanh toán biên mậu. Ngân hàng trực tiếp thanh toán biên mậu có trách nhiệm thông báo tỷ giá mua, bán CNY, cân đối nguồn CNY để thanh toán, thực hiện thanh toán theo lệnh của Ngân hàng trong nội địa.

- Đối với thanh toán hàng xuất: trường hợp thanh toán bằng VND, thì thực hiện thanh toán trực tiếp đến tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng trong nội địa; trường hợp thanh toán bằng CNY thực hiện thoả thuận với khách hàng về tỷ giá quy đổi và chuyển tiền đến tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng trong nội địa.

Mặt khác, một trong những giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán biên mậu của các Chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đó là các ngân hàng cần đưa vào thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại đối với các doanh nghiệp XNK biên giới Việt - Trung, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp về phát triển kinh doanh, chống đỡ rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động thương mại.Tài trợ thương mại không những tạo ra nguồn thu nhập lãi và phí cho các ngân hàng mà còn tạo mối quan hệ gắn bó và chặt chẽ về lợi ích giữa ngân hàng và khách

hàng. Bên cạnh dịch vụ tài trợ thương mại Ngân hàng có thể tiến hành thêm một số dịch vụ kèm theo như dịch vụ tư vấn thông tin, dịch vụ tư vấn tài chính…

Đối với hoạt động tài trợ nhập khẩu: đẩy mạnh hoạt động tài trợ nhập khẩu qua ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu có đủ khả năng tài chính để thực hiện hợp đồng nhập hàng và thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, góp phần đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế về các loại hàng hóa máy móc, thiết bị… mà trong nước chưa có khả năng sản xuất hoặc sản xuất chưa tốt. Trước khi tiến hành hoạt động tài trợ theo đề nghị của người nhập khẩu, ngân hàng phải kiểm tra mục đích, đối tượng nhập khẩu, tính hiệu quả kinh tế của hợp đồng ngoại thương, xem xét khả năng hoạt động và tình hình cạnh tranh của nhà nhập khẩu… để đảm bảo hiệu quả tài trợ, hạn chế rủi ro.

Hoạt động tài trợ xuất khẩu: ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn để thu mua hoặc sản xuất hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài hay theo hợp đồng ngoại thương đã ký với phía nước ngoài. Sau đó cấp tín dụng để giúp các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và sẽ kiểm soát được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, ngân hàng có thể cấp tín dụng cho khách hàng bằng cách chiết khấu hối phiếu chưa đến hạn thanh toán, tăng vòng quay vốn cho khách hàng.

3.2.2.2 Giải pháp về mở rộng thị trường và chính sách khách hàng

Việc đưa ra các phương thức thanh toán mới phù hợp với nhu cầu thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới vẫn chưa đảm bảo cho việc phục vụ tốt các nhu cầu thanh toán biên mậu. Thực tế còn đòi hỏi hệ thống Ngân hàng xây dựng được một mạng lưới thanh toán phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Phát triển, mở rộng thị trường thanh toán biên mậu của các Ngân hàng trên địa bàn cần được xem như một chiến lược phân phối sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đến với khách hàng.

Giải quyết vấn đề phát triển thị trường thanh toán biên mậu cần tập trung giải quyết các vấn đề:

- Thứ nhất, đối với với việc phát triển mạng lưới thanh toán biên mậu

của các Ngân hàng trên địa bàn cần được tập trung tại các khu vực kinh tế cửa khẩu và các trung tâm thương mại, giao lưu hàng hóa qua biên giới nhằm để đáp ứng những nhu cầu thanh toán và thu đổi đồng bản tệ của hai nước.

- Thứ hai, tăng cường phối hợp với các Ngân hàng thực hiện dịch vụ

thanh toán biên mậu trên toàn tuyến biên giới. Sự phối hợp sẽ mang lại hiệu quả trong việc trao đổi thông tin về tỷ giá, tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt là việc tổ chức mua bán đồng nhân dân tệ để cân đối vốn cho nhu cầu thanh toán. Do thực tiễn đặc thù hoạt động xuất nhập khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tại một thời diểm hoặc một giai đoạn nhất định, tại các cửa khẩu khác nhau, các địa bàn khác nhau, hoạt động xuất nhập khẩu thường mất cân đối giữa xuất và nhập khẩu hàng hoá, dẫn đến việc mất cân đối nguồn vốn trong thanh toán, cơ chế phối hợp giữa các NHTM trong thanh toán biên mậu sẽ mang lại lợi ích toàn cục trong việc phục vụ các nhu cầu thanh toán biên mậu và lợi ích của từng NHTM trong việc chủ động trong cân đối nguồn vốn thanh toán và mua bán đồng bản tệ.

- Thứ ba, phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng trong nội địa trong

việc thanh toán biên mậu. Nghiệp vụ TTBM được tổ chức thực hiện trong các hệ thống NHTM có tham gia thanh toán biên mậu, sẽ làm cho hoạt động TTBM sẽ được mở rộng về phạm vi và đáp ứng tốt các nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc bằng bản tệ không chỉ ở khu vực biên giới mà cả ở trong các tỉnh nội địa. Vấn đề thanh toán biên mậu lúc này, chỉ còn là sự phân công thực hiện quy trình thanh toán biên mậu giữa ngân hàng nội địa và ngân hàng thực hiện thanh toán biên mậu và nhu cầu thanh toán biên mậu của khách hàng trên phạm vi cả nước.

- Thứ tƣ, đối với việc phát triển mở rộng thị trường thanh toán với các

Ngân hàng đối tác Trung Quốc, các quan hệ hợp tác thanh toán song phương vẫn còn những hạn chế trong việc phục vụ các nhu cầu thanh toán của khách hàng và giải quyết những vướng mắc về cân đối nhu cầu vốn trong thanh toán. Hiện nay tại thành phố Bằng Tường Trung Quốc các Ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc đều đã mở các chi nhánh hoạt động tại khu vực biên giới như: Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc; Ngân hàng ngoại thương Trung Quốc, việc thiết lập quan hệ thanh toán biên mậu với các Ngân hàng trên sẽ tạo được thế đa phương trong thanh toán biên mậu, và phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng.

- Thứ năm, mô hình tổ chức thanh toán biên mậu hiện nay mới dừng ở hình thức thoả thuận hợp tác trong khâu thanh toán với các Ngân hàng đối tác, hoạt động theo lợi ích cục bộ của mỗi ngân hàng. Việc tổ chức thanh toán theo phương thức nay hiện nay vẫn còn những vướng mắc như: khó khăn trong việc xử lý tồn khoản; việc thay đổi bổ sung các nghiệp vụ phải thông qua đàm phán, thoả thuận, không chủ động cải tiến, mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ cho mậu dịch biên giới. Vấn đề lớn hơn là từ chủ trương về hợp tác toàn diện của Đảng và Nhà nước hai nước, các lĩnh vực kinh tế , khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội… đã có những bước phát triển, nhưng quan hệ hợp tác về hoạt động Ngân hàng chưa tương xứng với với sự phát triển, mục tiêu hoạt động Ngân hàng không chỉ là phục vụ cho thanh toán biên mậu mà là thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế hai nước phát triển.

* Để phát triển mạng lưới thanh toán biên mậu trên địa bàn Lạng Sơn, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các giải pháp là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần tiếp tục mở rộng mạng lưới thanh toán và thu đổi Nhân dân tệ, ngoại tệ tại các khu vực biên giới các cửa khẩu biên giới như: Tân thanh - Văn lãng, Chi ma - Lộc bình, Bình nghi - Văn Lãng ... nhằm phục vụ tốt cho các

hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. Trên cơ sở đó có các biện pháp khuyến khích thương nhân tham gia mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ khu vực biên giới mở tài khoản thanh toán bằng CNY nhằm huy động các nguồn CNY phục vụ cho thanh toán biên mậu.

- Tổ chức việc phối kết hợp giữa các Ngân hàng trên địa bàn và các Ngân hàng thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung trong việc điều hoà CNY để thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá. Thống nhất về phí thanh toán và tỷ giá thu đổi CNY. Việc tổ chức phối hợp được thực hiện theo một thoả thuận chung.

- Tiếp tục mở rộng hợp tác thanh toán với các NHTM Trung Quốc, cụ thể: + Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lạng Sơn, mở rộng hợp tác thêm với các Ngân hàng Ngoại thương Trung Quốc.

+ Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lạng Sơn mở rộng hợp tác với Ngân hàng Ngoại thương Trung Quốc.

+ Các chi nhánh ngân hàng khác chưa thực hiện nghiệp vụ thanh toán biên mậu cần đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác thanh toán biên mậu với các ngân hàng Trung Quốc.

- Thời gian gần đây kim ngạch thương mại giữa hai nước Việt – Trung ngày càng tăng trưởng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động thanh toán biên mậu. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng so với tiềm năng của hai nước, nguyên nhân một phần xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc từ cả hai nước. Do đó, để góp phần tháo gỡ những khó khăn hiện tại và thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá cũng như thanh toán biên mậu giữa hai nước. Chính phủ và ngân hàng hai nước cần nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất về việc thành lập ngân hàng liên doanh Việt Nam – Trung Quốc đặt trụ sở tại tỉnh biên giới của Việt Nam. Về cơ bản mô hình ngân hàng liên doanh cũng giống như các ngân hàng liên doanh đang hoạt

động tại Việt Nam như có sự góp vốn của hai hoặc một số ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh của hai nước với số vốn góp tương đương nhau để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên. Ngân hàng này ngoài các chức năng của một ngân hàng thương mại còn có nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu trong việc phát triển các hoạt động liên quan đến thanh toán biên mậu. Với đặc thù của mình, ngân hàng liên doanh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận nhanh chóng với những thay đổi trong chính sách thương mại biên giới của hai nước, đồng thời có được sự hậu thuẫn, tạo điều kiện nhất định của chính quyền hai nước do đó sẽ làm tốt vai trò đầu mối trong việc giao dịch mua bán đồng tiền của hai nước, phục vụ kịp thời và linh hoạt nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp hai nước qua biên giới Việt – Trung…

Để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia thanh toán biên mậu qua ngân hàng thì một trong những yếu tố quan trọng là các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn cần xây dựng được chính sách khách hàng hợp lý sẽ góp phần xây dựng và củng cố uy tín của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn đối với khách hàng trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh một cách chắc chắn, tạo cho khách hàng sự yên tâm, tin cậy khi giao dịch thanh toán biên mậu với Ngân hàng.

Các chi nhánh cần có quan niệm đúng đắn: khách hàng là tài sản quan trọng, tạo ra cơ hội kinh doanh mới để tối đa hoá lợi nhuận; thay vì cố gắng tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động hiện có bằng cách tăng mức phí dịch vụ, tăng lãi suất....

- Khung phí dịch vụ linh hoạt, đủ sức cạnh tranh theo từng đối tượng khách hàng, tại từng thời điểm, đảm bảo gắn kết giữa các hoạt động tín dụng, tiền gửi và cung cấp dịch vụ; có thể chấp nhận mức phí dịch vụ thấp trong ngắn hạn để thu hút dịch vụ khác có lãi hơn.

- Đối với các khách hàng ưu tiên có thể giảm thấp hơn mức phí dịch vụ bình quân; đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực, khu vực cần ưu tiên khuyến khích phát triển, tuy nhiên cần đảm bảo hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 104)