Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 86)

Trong thời gian qua, việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán biên mậu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn nhiều tồn tại vướng mắc, cả về phía cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như từ chủ quan của các NHTM, điều đó xuất phát từ các nguyên nhân sau:

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan:

a. Một số bất cập, vướng mắc trong quan hệ xuất, nhập khẩu biên giới Việt – Trung:

- Thứ nhất, mặc dù hai nước có đường biên giới chung nhau, có nhiều

điều kiện tương đồng về lịch sử, xã hội, kinh tế…nhưng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam và nước ta cũng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận trong việc thâm nhập thị trường Trung Quốc nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.

- Thứ hai, quan hệ ngoại thương giữa hai nước thể hiện sự chênh lệch rất

rõ về trình độ ngoại thương và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc, cụ thể:

+ Trung Quốc thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường trước Việt Nam 10 năm, là nước lớn, đông dân, có tiềm lực kinh tế mạnh, có

kinh nghiệm về quan hệ ngoại thương với nhiều nước trên thế giới, hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đã đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội.

+ Chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động ngoại thương và có những chính sách cụ thể với từng đối tác kinh tế. Đối với Việt Nam, Trung Quốc duy trì hai chính sách ngoại thương là “ Quốc mậu” và “ Biên mậu” trong đó chủ trương duy trì chính sách biên mậu, theo đó hàng hoá xuất, nhập khẩu qua biên giới theo con đường “tiểu ngạch” có thể dưới dạng chính thức (kê khai nộp thuế đầy đủ), hoặc không chính thức nẩy sinh tình trạng gian lận thương mại như: buôn lậu, trốn thuế làm cho những rào cản bảo hộ hàng hoá trong nước và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trở nên kém hiệu quả.

+ Nhiều mặt hàng của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh cao do ưu thế về chất lượng, chủng loại, giá thành thấp phù hợp với thị trường Việt Nam, trong khi đó hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng giá trị thấp và thường bị tác động của thị trường thế giới theo xu hướng giảm (hàng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến).

- Thứ ba, khả năng đáp ứng của hàng hoá Việt Nam và năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc là mối quan hệ giữa một thị trường lớn, có khả năng cạnh tranh cao và một thị trường nhỏ, sức cạnh tranh yếu. Do đó, trong quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Trung Quốc mang tính chất bổ sung, còn đối với hàng hoá của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam, tính bổ sung thấp nhưng tính cạnh tranh là rất cao. Các doanh nghiệp Việt Nam lượng hàng hoá còn nhỏ bé, chưa có chiến lược xuất khẩu cụ thể sang thị trường Trung Quốc, còn thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về thị trường và doanh nghiệp Trung Quốc, từ đó dẫn đến những rủi ro và thiệt hại trong quan hệ buôn bán.

- Thứ tƣ, công tác quản lý ngoại thương của Việt Nam còn bộc lộ nhiều

yếu kém. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa đầy đủ, chưa phù hợp và chậm đổi mới và còn nhiều bất cập. Công tác quản lý cửa khẩu, hoạt động Hải quan ở biên giới còn khó khăn và tiêu cực.

b. Tác động của chính sách ngoại thương của Trung Quốc:

Chính sách biên mậu của Trung Quốc thường có những điểm tương phản với chính sách của Việt Nam nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Phía Trung Quốc thực hiện chủ trương nhập khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch và thanh toán bằng đồng bản tệ và xuất khẩu chủ yếu qua đường chính ngạch nhất là đối với các mặt hàng có giá trị cao để thu ngoại tệ mạnh, kết quả trong quan hệ xuất nhập khẩu với Trung Quốc mặc dù xét về tổng thể là Việt Nam nhập siêu nhưng lượng tiền Nhân dân tệ vẫn kết dư tại các Ngân hàng và trôi nổi trên khu vực biên giới không kiểm soát được.

Công tác quản lý ngoại hối của Trung Quốc rất chặt chẽ, ngoại trừ các trường hợp xuất khẩu theo đường tiểu ngạch và đối với một số nhóm hàng hoá được thanh toán bằng bản tệ, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá cần thông báo cho Chi cục quản lý ngoại hối ở địa phương và nhận được bản chứng nhận đã khai báo là một trong những giấy tờ cần thiết để thông quan hàng xuất khẩu, trên cơ sở đó doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, phải chuyển về nước trong vòng 180 ngày và phải thực hiện kết hối theo quy định.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong các hợp đồng thương mại được ký kết và việc lập tờ khai Hải quan tại cửa khẩu đều xác định thanh toán qua Ngân hàng và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, nhưng thực tế thanh toán vì nhiều lý do khác nhau như: phía Trung Quốc ép nhận đồng Nhân dân tệ, trốn tránh việc kiểm soát luồng tiền thanh toán... nên lại thanh toán

bằng Nhân dân tệ và không thanh toán qua Ngân hàng làm cho Nhà nước không kiểm soát và theo dõi được nguồn thu xuất khẩu.

c. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập:

- Thứ nhất, do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của việc giao lưu

kinh tế, hợp tác với các nước láng giềng nên từ khi mở cửa biên giới đến nay chúng ta chưa lập được một chiến lược tổng thể, rõ ràng cho việc phát triển giao lưu kinh tế trên toàn tuyến biên giới. Do đó chưa xây dựng được chương trình thống nhất, xuyên suốt, cũng như sách lược để ứng xử chủ động.

- Thứ hai, những năm gần đây Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách

trên các lĩnh vực giao lưu kinh tế biên giới, xong thiếu kịp thời, chưa đồng bộ, nhiều điểm chưa phù hợp, khi phát hiện bất hợp lý lại chậm bổ sung sửa đổi. Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng thương mại còn thiếu nhiều. Hiện nay, chưa có một văn bản pháp quy nào điều chỉnh hoặc hướng dẫn thi hành hoạt động thanh toán biên mậu. Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới đã ban hành nhiều năm, do đó đã nảy sinh nhiều bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Các chính sách quản lý vĩ mô như quy định công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quản của Việt Nam không ổn định, thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến hoạt động TTBM, cụ thể:

* Chính sách xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu (quy định tiểu ngạch, chính ngạch; chính sách mặt hàng; thuế suất...) trước đây có nhiều điểm không phù hợp, nay tuy đã sửa đổi nhưng chưa đồng bộ, có những điểm còn cứng nhắc, thủ tục còn phiền hà.

* Chính sách quản lý ngoại hối và quản lý thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá chậm triển khai, chưa đồng bộ:

- Việc triển khai Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1992 còn chậm, đến cuối năm 1996 mới thực hiện thí điểm thanh toán biên giới bằng bản tệ, để một thời gian dài việc thanh toán hoàn toàn tự phát, do tư nhân thực hiện.

- Ngay từ những ngày mở của biên giới năm 1991 đã xuất hiện đồng Nhân dân tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, nhưng đến năm 2000 mới ban hành được Quy chế quản lý tiền của nước chung biên giới, tại khu vực biên giới và khu kinh tế của khẩu Việt Nam (QĐ số 140/2000/QĐ - TTg ngày 31/08/2000). Dẫn đến trong một thời gian dài đồng Nhân dân tệ trôi nổi trên thị trường không có sự quản lý, nhiều tiêu cực xảy ra trong hoạt động mua bán trao đổi đồng nhân dân tệ. Việc tổ chức quản lý bàn đổi tiền tư nhân còn nhiều bất cập: không kinh doanh cố định, thường xuyên di chuyển; không có chứng từ sổ sách; thực hiện các nghiệp vụ khác như cho vay, thanh toán qua biên giới... Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu mới được ban hành tháng 6 năm 2004, về cơ bản đã tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu, tuy nhiên vấn còn một số vấn đề bất cập như:

+ Việc quản lý thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới bằng tiền mặt vẫn còn bỏ ngỏ. Cụ thể quy định "Việc thanh toán bằng tiền mặt (ngoại tệ tự do chuyển đổi, CNY, hoặc VNĐ) thực hiện theo hướng dẫn riêng của Ngân hàng Nhà nước". Chưa mạnh dạn đưa ra chính sách cụ thể như phía Trung Quốc: một là "tự do" , hai là "hạn chế", ba là " cấm".

+ Theo quy định thương nhân Việt Nam và thương nhân Trung Quốc có hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung, được phép mở tài khoản CNY tại Ngân hàng được phép của Việt Nam để thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung, nhưng trong quy định không đề cập đến vấn đề trả

lãi trên tài khoản tiền gửi nên các Ngân hàng thực hiện thanh toán biên mậu không có cơ sở áp dụng, do đó chưa khuyến khích được khách hàng gửi đồng Nhân dân tệ trên tài khoản tiền gửi, Ngân hàng không huy động được các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, đồng thời không cải thiện được tình trạng đồng CNY trôi nổi trên thị trường.

- Việc đưa ra các phương thức thanh toán mới như: Nhờ thu, Thư tín dụng, bảo lãnh, bao thanh toán bằng đồng bản tệ của các NHTM sẽ nẩy sinh quan hệ với tín dụng với khách hàng về cho vay bằng đồng Nhân dân tệ. Nhưng hiện nay chưa có quy định về cho vay bằng đồng Nhân dân tệ. Cụ thể, khi áp dụng các phương thức thanh toán trên, nếu khách hàng thực hiện ký quỹ 100% thì thông thường khách hàng chọn phương thức chuyển tiền; Nếu khách hàng ký quỹ dưới 100% thì NHTM phải lập bộ hồ sơ tín dụng để cho vay bắt buộc khi đến hạn thanh toán khách hàng chưa có nguồn thanh toán. Trường hợp cho vay bằng VNĐ thì sẽ nẩy sinh chênh lệch tỷ giá khi tiến hành thanh toán và tất toán khoản vay, do đó việc cho vay bằng CNY sẽ thuận lợi hơn cho khách hàng và Ngân hàng.

- Việc thừa nhận đồng Nhân dân tệ được sử dụng trong hoạt động thanh toán biên mậu và buôn bán biên giới chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước, tỷ lệ này dao động trong khoảng 50% - 60%. Đồng thời, đồng Nhân dân tệ được duy trì ổn định, với tăng trưởng xuất khẩu và sản xuất cao nhất so với các nước trong khu vực và thế giới, mức dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện nay đạt trên 260 tỷ USD. Ngày 1/12/1996 đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã chính thức được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công nhận là đồng tiền chuyển đổi tự do ở các tài khoản vãng lai . Do đó việc duy trì trạng thái ngoại hối đối với các NHTM và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cần thiết, thông qua đó có để chủ động thiết lập cán cân thanh

toán vãng lai đối với đồng Nhân dân tệ, tạo công cụ tiền tệ phục vụ cho điều hành chính sách xuất nhập khẩu.

d. Nguyên nhân từ phía các khách hàng thực hiện thanh toán biên mậu

- Trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có nhiều hạn chế, kiến thức về luật pháp của nước ngoài nói chung và thanh toán biên mậu nói riêng còn có những hạn chế nhất định, do đó sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán biên mậu cho những doanh nghiệp này.

- Chất lượng hàng hoá do các Doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vì lợi ích trước mắt cũng như hạn chế trong tầm nhìn chiến lược kinh doanh cho nên một số doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất lượng kém, không đáp ứng được tiêu chuẩn quy định, trốn tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, do đó đôi lúc hàng hoá xuất sang nước bạn lại bị trả lại, điều đó không những gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp mà còn làm giảm chất lượng của dịch vụ TTBM của ngân hàng tham gia thanh toán.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan:

- Thứ nhất, hoạt động TTBM đã được các ngân hàng trên địa bàn triển

khai và phát triển trong một thời gian tương đối dài nhưng chưa được phát triển đồng đều giữa các ngân hàng, quá trình triển khai còn chưa tương xứng so với quan hệ giao lưu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các ngân hàng cũng chưa chủ động, đổi mới phát triển thêm các loại hình dịch vụ Ngân hàng phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ qua biên giới.

- Thứ hai, hoạt động thu đổi đồng Nhân dân tệ của các NHTM chưa

chiếm lĩnh được thị trường khu vực biên giới do cơ chế cồng kềnh, thiếu linh hoạt, các thủ tục còn mất nhiều thời gian, rườm rà gây khó khăn cho doanh

nghiệp có nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá, khiến cho tâm lý e ngại hoặc không thích thanh toán qua ngân hàng, ưa chuộng thanh toán qua các bàn thu đổi ngoại tệ cá nhân còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó nhiều lúc ngân hàng chưa chủ động được nguồn nhân dân tệ cung ứng cho khách hàng. Tỷ giá CNY/VNĐ do Ngân hàng quy định bước đầu có tính hướng dẫn thị trường song chưa mang tính chủ đạo quyết định tỷ giá thị trường.

- Thứ ba, các Ngân hàng trên địa bàn chưa có sự phối hợp trong công tác

thanh toán biên mậu, nhất là sự liên kết trong việc mua bán Nhân dân tệ phục vụ cho khâu thanh toán, tỷ giá. Dẫn đến tình trạng cùng một thời điểm có Ngân hàng kết dư tài khoản đại lý thanh toán nhưng có Ngân hàng lại thiếu hụt số dư tài khoản thanh toán. Nhưng lại không mua bán CNY với nhau mà lại thực hiện mua bán qua thị trường tự do.

- Thứ tƣ, hoạt động Ngân hàng phục vụ cho thanh toán trong mua bán

trao đổi hàng hoá và dịch vụ khu vực biên giới mới dừng ở hình thức thoả thuận hợp tác trong khâu thanh toán với các Ngân hàng đối tác, hoạt động theo lợi ích cục bộ của mỗi ngân hàng. Đồng thời việc tổ chức thanh toán theo phương thức nay hiện nay vẫn còn những vướng mắc như: khó khăn trong việc xử lý tồn khoản, trong trường hợp tài khoản tại Ngân hàng đối tác có số dư cao hoặc khó khăn trong việc tạo số dư, trong trường hợp thiếu nguồn thanh toán; không chủ động được nguồn ngoại tệ để thanh toán; việc thay đổi bổ sung các nghiệp vụ phải thông qua đàm phán, thoả thuận, không chủ động cải tiến, mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ cho mậu dịch biên giới. Mặt khác, các Ngân hàng thực hiện thanh toán biên mậu hai nước chịu sự quản lý theo chính sách, pháp luật hai nước, nhưng các thông tin về chính sách quản lý của Nhà nước hai nước, các Ngân hàng hai bên không nắm bắt được kịp thời để có cơ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)