Đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty cổ phần Kinh Đô

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 90)

2.3.1. Ưu điểm

Kinh Đô đƣợc thành lập từ năm 1993, trải qua 19 năm hình thành và phát triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩm gồm: bánh kẹo, nƣớc giải khát, kem và các sản phẩm từ Sữa. Các sản phẩm mang thƣơng hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc với tốc độ tăng trƣởng 30%/năm. Thị trƣờng xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắp qua 35 nƣớc, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất nhƣ Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Singapore...

Với phƣơng châm ngành thực phẩm làm nền tảng cho sự phát triển, trong những năm qua, Kinh Đô đã liên tục đầu tƣ đổi mới công nghệ hiện đại, thực hiện các chiến lƣợc sáp nhập, liên doanh liên kết và hợp tác nhƣ mua lại nhà máy kem Wall từ tập đoàn Unilever, mua lại Tribeco, Vinabico, đầu tƣ vào Nutifood, Eximbank...Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC). Kinh Đô đã thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩm và trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á. Song song đó, với việc trở thành một tập đoàn đa ngành, Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhƣ đầu tƣ kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ.

Với tham vọng trở thành công ty thực phẩm & giải khát hàng đầu Việt Nam và Châu Á-Thái Bình Dƣơng, trong những năm qua Kinh Đô đã đổi mới mạnh mẽ bằng việc đầu tƣ xây dựng một nền tảng vững chắc cho tƣơng lai. Nền tảng và những thay đổi đã định hình nên Kinh Đô hôm nay và tạo dựng nền móng cho sự tặng trƣởng, phát triển mạnh trong tƣơng lai với cách tiếp cận bằng sự khác biệt. Bằng chứng là dù môi trƣờng kinh doanh khó khăn nhƣng những thách thức trong năm 2011 không làm chậm đà tiến của Kinh Đô khi công ty vẫn phát triển tốt, không chỉ đạt lợi nhuận mà còn tăng trƣởng về thị phần.

Về Tài sản

Tổng tài sản của công ty liên tục tăng, cụ thể năm 2009 đạt 3.724 tỷ đồng, năm 2010 đạt 3.982 tỷ đồng tăng 6,92% so với năm 2010, năm 2011 đạt 4.648 tỷ đồng tăng 16,74% so với năm 2010 trong đó, giá trị TSDH tăng, giá trị TSNH giảm, tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng nguồn vốn tăng dần qua 3 năm do Kinh Đô tập trung đầu tƣ vào các công ty con nhằm mở rộng quy mô và thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai, điều này cho thấy Kinh Đô phát triển kinh tế theo cả chiều rộng và chiều sâu. Bên cạnh đó tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản đang tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất. Điều này là tốt và phù hợp với tình trạng kinh doanh phát triển của doanh nghiệp. Đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất cũng là để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một tăng của thị trƣờng đối với các sản phẩm của công ty. Đó cũng là bƣớc cần phải làm để thực hiện đƣợc mục tiêu chiến lƣợc mà công ty đề ra - trở thành một tập đoàn đa ngành phát triển bền vững. Từ đó có thể kết luận: về cơ bản thì doanh nghiệp đang xây dựng một cơ cấu tài sản phù hợp, hợp lý và kết quả của nó sẽ là đòn bẩy kinh doanh cao trong tƣơng lai.

Về khoản nợ phải trả:

Qua 3 năm Kinh Đô chủ yếu gia tăng các khoản nợ ngắn hạn do công ty đã biết tận dụng nguồn vốn của các nhà cung cấp thể hiện là tỷ lệ khoản phải trả cho ngƣời bán chiếm gần 40% khoản nợ ngắn hạn. Tỷ trọng nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn thấp, điều này cho thấy vốn chủ sở hữu của công ty luôn đáp ứng đủ các khoản chi trả, chi phí phải trả cho các khoản vay hầu nhƣ rất ít, điều này đã phản ánh năng lực tài chính vững mạnh của công ty. Ngoài ra tỷ trọng các khoản mục trong Nợ ngắn hạn không lớn, điều này chứng tỏ doanh

nghiệp rất hạn chế sử dụng vốn vay ngắn hạn hoặc đi chiếm dụng vốn bên ngoài để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Về các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn tăng mạnh qua 3 năm thể hiện Kinh Đô mở rộng quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cụ thể năm 2009 khoản đầu tƣ tài chính dài hạn đạt 1.125 tỷ đồng, năm 2010 đạt 2.219 tỷ đồng tăng 97,27%, sang năm 2011 đạt 2.686 tỷ đồng tăng 21,04% so với năm 2010. Khoản mục đầu tƣ tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (khoảng trên 50%) và có xu hƣớng tăng là hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty Kinh Đô. Bởi lẽ công ty Kinh Đô không phải chỉ là một công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm thông thƣờng mà là một tập đoàn đa ngành, trong đó Đầu tƣ - tài chính cũng là một ngành quan trọng. Chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục đầu tƣ tài chính dài hạn là các khoản đầu tƣ vào các công ty con, các công ty liên kết, công ty đồng kiểm soát. Điều đó cho thấy CTCP Kinh Đô đang từng bƣớc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một tập đoàn đa ngành nghề trong tƣơng lai.

Về Vốn chủ sở hữu:

Tỷ trọng của Vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là rất cao, trong đó năm 2009 chiếm 63,12%, năm 2010 chiếm tới 86,33%, và sang năm 2011 chiếm 70,26%, điều này chứng tỏ Kinh Đô đuổi chính sách an toàn, chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn vay ít đƣợc sử dụng.

Về doanh thu và lợi nhuận

Trong 3 năm gần đây, doanh thu thuần của Kinh Đô luôn tăng trƣởng năm 2009 đạt 1.652 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.961 tỷ đồng tăng 18,91% so với năm 2009, năm 2011 đạt 2.587 tỷ đồng tăng 32,08% so với năm 2010. Đây là những con số đáng mơ ƣớc của nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành bánh kẹo.

Lợi nhuận trƣớc và sau thuế của Kinh Đô đều dƣơng nhƣng lại bị sụt giảm qua 3 năm, cụ thể năm 2009 lợi nhuận trƣớc thuế là 513 tỷ đồng, năm 2010 đạt 376 tỷ đồng giảm 26,65% so với năm 2009, năm 2011 đạt 9 tỷ đồng giảm 97,48% so với năm 2010 lý do của việc sụt giảm lợi nhuận là năm 2009 Kinh Đô phát sinh khoản thu nhập từ việc đánh giá lại quyền sử dụng đất để đầu

tƣ vào công ty liên kết lên tới 373 tỷ đồng, sang năm 2010 thì không có khoản thu nhập này nhƣng công ty lại thu về đƣợc 556.913.120.000đ do lãi từ thanh lý các khoản đầu tƣ ngắn hạn, sang năm 2011 chủ trƣơng của Kinh Đô tập trung đầu vào các công ty con, bên cạnh đó do khủng khoảng kinh tế toàn cầu nên lợi nhuận của Kinh Đô chủ yếu là lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.

2.3.2. Hạn chế

Về các khoản phải thu

Các khoản phải thu của Kinh Đô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ cụ thể năm 2009 chiếm 38,64%, năm 2010 chiếm lên tới 55,53%, sang năm 2011 giảm xuống còn 32,48%. Điều này nói lên công ty bị chiếm dụng vốn tƣơng đối nhiều. Công ty cần cố gắng hơn nữa để đôn đốc khách hàng trả nợ.

Về khoản đầu tư tài chính dài hạn

Việc mở rộng quy mô, tập trung đầu tƣ vào các công ty con làm cho các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn của Kinh Đô tăng mạnh qua 3 năm, tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đã đạt đƣợc thì hiện nay do khủng khoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không tránh khỏi cuộc khủng khoảng chung của thế giới, Kinh Đô cũng phải có những chiến lƣợc, đối sách cụ thể để đầu tƣ đúng trọng điểm, tránh lƣợng vốn đầu tƣ bỏ ra bị lãng phí, không tận dụng hết gây ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất của công ty.

Về khoản nợ phải trả

Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Kinh Đô thấp, cụ thể năm 2009 chiếm 58,43%, sang năm 2010 chỉ chiếm 15,83% và đến năm 2011 chiếm 42,33% thấp hơn so với mức trung bình ngành là 56%. Từ đó có thể khẳng định mức độ độc lập và khả năng đảm bảo tài chính của doanh nghiệp cao hơn mức trung bình của ngành. Tuy nhiên, có vẻ nhƣ công ty đã quá thận trọng trong tài chính. Công ty cần phải xem xét lại vấn đề này vì việc sử dụng vốn vay sẽ mang lại cho công ty nhiều lợi thế ví dụ nhƣ đƣợc lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hay chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.

Về chi phí giá vốn hàng bán

Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần, cụ thể năm 2009 chiếm 86,04%, năm 2010 chiếm 83,44%, năm 2011 chiếm 81, 89%.

Mặc dù tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần có xu hƣớng giảm dần nhƣng đứng trên mặt bằng chung của ngành thì tỷ trọng này vẫn cao (tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của Bibica là 76,24%, của ngành là 81,13%), do vậy Kinh Đô cần chủ động hơn nữa các chính sách về chi phí đầu vào để tăng lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh doanh cao trong thời gian tới.

Về chi phí bán hàng

Tỷ trọng chi phí bán hàng trên DTT tăng dần qua các năm chứng tỏ công tác quản lý chi phí bán hàng ngày càng yếu dần, hiệu quả quản lý các khoản chi phí bán hàng càng thấp. Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn chi phí bán hàng nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

3.1. Định hƣớng của công ty trong thời gian tới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1. Định hướng chung

Nhìn chung theo các quan điểm muốn đạt hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp không những chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thƣờng xuyên phân tích sự biến động của môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình. Hầu hết các quan điểm đều đƣa ra một số các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ sau:

Một là nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh phụ

thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trình độ quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Việc thực hiện tốt bốn chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra là điều kiện tiên quyết để đạt đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ việc xác định mục tiêu, xây dựng chiến lƣợc, tổ chức các nguồn lực doanh nghiệp, xây dựng bộ máy quản lý, bố trí sử dụng nhân sự, các biện pháp đôn đốc, thúc đẩy, động viên và kiểm soát. Ngoài ra quản trị còn nghiên cứu các yếu tố môi trƣờng, theo dõi, dự báo những biến động, thay đổi có thể có nhằm hạn chế những tổn thất, thiệt hại cho quá trình sản xuất kinh doanh..

Để thực hiện biện pháp này cần phải nhận thức, hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của quản trị đối với doanh nghiệp. Nói chung trƣớc tình hình kinh doanh hiện nay, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, một nhà quản trị giỏi và có tầm nhìn sẽ là ngƣời giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Vì vậy trƣớc tiên cần phải tạo điều kiện cho các nhà quản lý tham gia vào các khóa đào tạo, bồi dƣỡng về quản trị. Học hỏi các kinh nghiệm quản lý của các nƣớc phát triển. Việc có đƣợc trình độ quản lý cao là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp nhƣ vốn, nhân sự, công nghệ...tránh đƣợc những tổn thất, lãng phí cho doanh nghiệp.

Hai là xác định mục tiêu và chiến lƣợc của doanh nghiệp. Một doanh

và mục tiêu phát triển phù hợp. Bên cạnh đó việc đƣa ra chiến lƣợc và mục tiêu cho từng giai đoạn, thời kỳ sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo đƣợc việc hoàn thành kế hoạch đã đề ra cũng nhƣ tránh đƣợc những rủi ro, thất bại có thể có nếu nhƣ doanh nghiệp không xem xét đến tình hình thực trạng hiện tại của mình và bối cảnh kinh tế.

Ba là yếu tố con ngƣời trong doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh không thể không quan tâm đến yếu tố con ngƣời, đây chính là thách thức lớn nhất đối với quản lý. Làm sao có đƣợc một đội ngũ lao động lành nghề, luôn học hỏi, có nỗ lực, có nhiệt tình cao trong công việc. Đó là điều kiện đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Muốn vậy phải nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của yếu tố con ngƣời, phải thƣờng xuyên tạo điều kiện cho ngƣời lao động nâng cao trình độ, đƣa ra những ý kiến đóng góp, khuyến khích tinh thần sáng tạo và tích cực trong công việc bằng cả vật chất lẫn tinh thần làm ngƣời lao động cảm thấy an tâm và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

Bốn là nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong DN. Việc đảm

bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy, DN cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và có những biện pháp phòng tránh những rủi ro, xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô DN, tránh lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn…

Năm là trình độ kỹ thuật và công nghệ. Các doanh nghiệp muốn khẳng

định vị trí trên thị trƣờng, đạt đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí, chất lƣợng sản phẩm tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh, phải không ngừng cải tiến, đầu tƣ công nghệ.

Sáu là quan tâm đến yếu tố môi trƣờng. Doanh nghiệp muốn tồn tại và

phát triển đều có sự liên hệ với môi trƣờng và chịu sự tác động của môi trƣờng, những tác động này có thể là thuận lợi hoặc bất lợi cho doanh nghiệp. Ngày này môi trƣờng không chỉ đƣợc hiểu là môi trƣờng trong phạm vi một quốc gia mà nó đã hình thành trên phạm vi toàn cầu, mang tính quốc tế. Doanh nghiệp phải chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, doanh nghiệp trong nƣớc kết hợp với

các yếu tố quốc tế, tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt và mạnh mẽ. Do đó, muốn hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần phải nhạy bén nắm bắt thông tin, dự đoán những thay đổi cả trong nƣớc và quốc tế, để đƣa ra những biện pháp, chính sách phù hợp, làm giảm tác động, tổn thất mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, hoặc tận dụng những thay đổi đó thành cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.

3.1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới.

- Kinh tế thế giới suy thoái ảnh hƣởng nhiều đến châu Á và Việt Nam cũng không tránh khỏi điều đó. Hệ quả có thể thấy là số lƣợng các doanh nghiệp đóng cửa, phá sản ngày càng nhiều. Những doanh nghiệp còn lại cũng gặp nhiều khó khăn. Trƣớc tình hình khó khăn chung này, Công ty xác định đã thoái vốn 1 số khoản đầu tƣ và chỉ tập trung vào lĩnh vực cốt lõi của mình là thực phẩm. Vì việc đầu tƣ ngoài ngành sẽ gây rủi ro cao, nếu phát triển nhà máy thì phải vay ngân hàng khi đó công ty phải chịu thêm gánh nặng lãi vay.

Thời gian qua, mặc dù những ngành hàng chính của công ty vẫn phát triển nhƣng trong điều kiện này, Kinh Đô đang phải tìm mọi cách để tiết giảm

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 90)