Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kinh Đô

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 33)

- Công ty cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, đƣợc thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cấp và Giấy phép kinh doanh số 048307 Trọng tài kinh tế TP Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993.

Trong những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là cơ sở nhỏ với vốn đầu tƣ là 1,4 tỉ VNĐ và khoảng 70 công nhân viên, chuyên sản xuất bánh mì, bánh tƣơi tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Năm 1994, sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh Snack (thị trƣờng bánh Snack tại thời điểm đó chủ yếu là của Thái Lan). Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD. Việc sản xuất và tung ra sản phẩm Bánh Snack Kinh Đô phù hợp nhu cầu thị trƣờng, mùi vị đặc trƣng, hợp khẩu vị với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc đã trở thành một bƣớc đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Kinh Đô sau này.

- Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, phƣờng Hiệp Bình Phƣớc, Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh với diện tích 14.000m2, trang bị máy móc thiết bị mới, hiện đại đƣợc nhập từ Đan Mạch trị giá 5 triệu USD sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lƣợng cao, vệ sinh, đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Công ty cũng tạo công ăn việc làm cho trên 500 lao động.

- Năm 1997 – 1998, Công ty nhập dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tƣ trên 1,2 triệu USD. Và đến cuối năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tƣ khoảng 800.000 USD. Sản phẩm Kẹo Chocolate Kinh Đô đƣợc ngƣời tiêu dùng trong nƣớc rất ƣa chuộng và có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Tổng số lao động lên đến 900 ngƣời, vốn điều lệ tăng lên 31 tỷ đồng.

- Năm 1999, Công ty tăng vốn điều lệ lên 40 tỉ VNĐ, cùng với sự kiện nổi bật là sự ra đời của Trung tâm thƣơng mại Savico – Kinh Đô, tại Quận 1, đánh dấu bƣớc phát triển mới của Kinh Đô sang lĩnh vực kinh doanh khác ngoài ngành bánh kẹo. Cũng trong năm 1999, Công ty khai trƣơng hệ thống Bakery đầu tiên, mở đầu cho chuỗi hệ thống cửa hành bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này.

- Năm 2000, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 51 tỉ VNĐ, mở rộng nhà xƣởng lên gần 60.000m2, trong đó diện tích nhà xƣởng chiếm 40.000m2. Tiếp tục

đa dạng hóa sản phẩm, công ty đầu tƣ một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker từ Châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh Cracker lớn trong khu vực lúc bấy giờ. Công ty bắt đầu thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô cũng đƣợc xây dựng tại thị trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hƣng Yên trên diện tích 28.000m2, tổng vốn đầu tƣ là 30 tỉ VNĐ.

- Năm 2001, Đây là năm đƣợc xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô. Công ty quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trƣờng Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan. Bên cạnh đó, nhãn hiệu Kinh Đô cũng đã phủ khắp các tỉnh thành trong nƣớc. Giữa năm 2001, Kinh Đô đầu tƣ thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấn/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Và cũng trong năm 2001, tổ chức BVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lƣợng của Công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002.

- Năm 2002, Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô. Sản lƣợng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trƣớc. Kinh Đô có một mạng lƣới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nƣớc. Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%. Kinh Đô đƣợc BVQI chứng nhận ISO 9002:2000. Cùng với việc vốn điều lệ đƣợc nâng lên 150 tỉ VNĐ, công ty bắt đầu gia nhập thị trƣờng bánh Trung Thu.

- Năm 2003, Kinh Đô mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s Việt nam từ tập đoàn Unilever và thành lập Công ty Cổ phần KI DO. Đây là một sự kiện lớn trong lĩnh vực kinh doanh của khu vực Đông Nam Á, khi một Công ty tƣ nhân Việt Nam mua lại một Công ty từ Tập Đoàn Đa quốc gia của nƣớc ngoài. Hiện tại, KI DO phát triển với doanh số hàng năm tăng 30%.

- Năm 2004, Công ty phát triển với mạng lƣới gần 40 Kinh Đô Bakery và mô hình K-Do Bakery & Café ra đời thu hút đƣợc đông đảo ngƣời tiêu dùng đến

thƣởng thức. Cũng trong năm 2004, một số các công ty thnahf viên đƣợc thành lập nhƣ Công Ty Cổ phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn đƣợc thành lập với chức năng sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh tƣơi cao cấp, trực tiếp quản lý và phát triển hệ thống các Kinh Đô Bakery. Công Ty Cổ phần Địa Ốc Kinh Đô đƣợc thành lập nhằm quản lý các hoạt động đầu tƣ xây dựng của hệ thống Kinh Đô, đồng thời thực hiện các hoạt động kinh doanh bất động sản. Một số dự án tiêu biểu: Tòa nhà văn phòng Kinh Đô, Dự án An Phƣớc Tower... Công ty Cổ phần Kinh Đô Bình Dƣơng đƣợc thành lập có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó Công ty Cổ Phần Kinh Đô góp 80% vốn. Tổng vốn đầu tƣ của dự án xây dựng Nhà Máy Kinh Đô Bình Dƣơng trong khuôn viên rộng 13.200m2 là 160 tỷ đồng (10 triệu USD).

- Năm 2005, Kinh Đô chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán (mã chứng khoán: KDC) và nhận đƣợc sự đầu tƣ từ các quỹ đầu tƣ lớn nhƣ: Vietnam Opportunity Fund (VOF), Prudential, Vietnam Ventured Limited, VinaCaptital, Temasek (Singapore), Quỹ Đầu tƣ Chứng khoán (VF1), Asia Value Investment Ltd. …Cũng trong năm 2005, Kinh Đô đầu tƣ vào Công ty Cổ phần Nƣớc Giải Khát Sài Gòn - Tribeco. Lần đầu tiên tại Việt Nam, một Công ty trong nƣớc sử dụng công cụ tài chính đầu tƣ vào Công ty khác thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán.

- Năm 2006, Hệ thống Kinh Đô khởi công xây dựng 2 nhà máy mới: Kinh Đô Bình Dƣơng và Tribeco Bình Dƣơng với tổng vốn đầu tƣ 660 tỷ đồng trên diện tích xây dựng 13ha tại KCN Việt Nam Singapore. Và cũng trong năm 2006, Kinh Đô và Tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới Cadbury Schweppes chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh. Đây là bƣớc chuẩn bị sẵn sàng của Kinh Đô khi Việt Nam tham gia vào kinh tế khu vực trong khuôn khổ ASEAN (AFTA) và Tổ chức Thƣơng mại Thế giới – WTO.

- Năm 2007, đây cũng là năm có nhiều sự kiện nổi bật nhƣ Kinh Đô Group và Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (mã chứng khoán: EIB) ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác chiến lƣợc. Việc hợp tác này sẽ mang đến sự phát triển toàn diện và lớn mạnh cho cả hai bên; Hai công ty thành viên thuộc hệ thống Kinh Đô: Tribeco Sài Gòn (mã chứng khoán: TRI) và Công ty Cổ Phần Chế biến Thực

phẩm Kinh Đô Miền Bắc (mã chứng khoán: NKD) khởi công xây dựng nhà máy Tribeco Miền Bắc tại tỉnh Hƣng Yên. Kinh Đô; Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dƣỡng Đồng Tâm (Nutifood) ký kết hợp tác liên minh chiến lƣợc toàn diện. Đây là mô hình liên kết kinh tế tiên tiến đầu tiên đƣợc áp dụng tại Việt Nam, đƣợc đánh giá là sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hai công ty; Kinh Đô đầu tƣ vào Công ty Cổ Phần Giải Pháp Sài Thành (SSC) và chính thức tham gia vào lĩnh vực đào tạo nhân sự cấp cao.

- Năm 2008, Kinh Đô chính thức khánh thành và đƣa vào hoạt động nhà máy Kinh Đô Bình Dƣơng. Nhà máy đƣợc đầu tƣ hệ thống dây chuyền máy móc khép kín, hiện đại, tiên tiến bậc nhất trên thế giới theo công nghệ Châu Âu, đáp ứng các yêu cầu khu vực và quốc tế theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices), HACCP, hệ thống quản lý lao động theo tiêu chuẩn SA 8000… Dự án này đƣợc thành lập nằm trong chiến lƣợc của Kinh Đô nhằm chuẩn bị đón đầu cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Năm 2010, Kinh Đô chính thức dời trụ sở về trung tâm Quận 1. Sự kiện này đánh dấu bƣớc khởi đầu mới, hƣớng đến tƣơng lai phát triển vững bền. Hệ thống Kinh Đô Bakery phát triển và khẳng định vị thế hàng đầu với chuỗi 30 cửa hàng Kinh Đô Bakery và K-Do Bakery & Cafe. Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC), Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do sáp thành Tập đoàn Kinh Đô

- Năm 2011, Kinh Đô liên kết công ty bánh kẹo Ezaki Glico Co. Ltd đến từ Nhật Bản.

- Năm 2012 Kinh Đô đã thông qua phƣơng án sáp nhập Công ty Cổ phần Bánh kẹo Vinabico theo phƣơng thức hoán đổi cổ phiếu. Tỉ lệ hoán đổi cổ phiếu là 2,2:1, tức 2,2 cổ phiếu Vinabico đổi lấy 1 cổ phiếu KDC. Sau khi sáp nhập, Vinabico sẽ thành Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên do KDC sở hữu 100% vốn điều lệ.

Tóm lại, Kinh Đô đƣợc thành lập từ năm 1993, trải qua 19 năm hình thành và phát triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành

thực phẩm gồm: bánh kẹo, nƣớc giải khát, kem và các sản phẩm từ Sữa. Hiện nay, Kinh Đô là Tập Đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn đa ngành: Thực phẩm, Bán lẻ, Địa ốc, Tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tƣơng lai.

- Các sản phẩm mang thƣơng hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc. Thị trƣờng xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắp qua 35 nƣớc, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất nhƣ Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Singapore...

- Với phƣơng châm ngành thực phẩm làm nền tảng cho sự phát triển, trong những năm qua, Kinh Đô đã liên tục đầu tƣ đổi mới công nghệ hiện đại, thực hiện các chiến lƣợc sáp nhập, liên doanh liên kết và hợp tác nhƣ mua lại nhà máy kem Wall từ tập đoàn Unilever, mua lại Tribeco, Vinabico, đầu tƣ vào Nutifood, Eximbank...

- Song song đó, với việc trở thành một tập đoàn đa ngành, Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhƣ đầu tƣ kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh vực có mối tƣơng quan hỗ trợ cho nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tƣ tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hƣớng phát triển chung của Tập Đoàn.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 33)