THIẾT BỊ GIÃN NỞ 1 Công dụng, vị trí lắp đặt

Một phần của tài liệu bài giảng thiết bị lạnh ô tô (Trang 32)

1. Cuộn dây nam châm điện 2 Đĩa bị động

3.5. THIẾT BỊ GIÃN NỞ 1 Công dụng, vị trí lắp đặt

3.5.1. Công dụng, vị trí lắp đặt

Môi chất lạnh ở thể lỏng áp suất cao, sau khi ra khỏi bình lọc hút ẩm và theo ống dẫn môi chất đến thiết bị giãn nở (hay còn gọi là thiết bị định lượng dòng chảy; van tiết lưu hay van giãn nở). Tại thiết bị này, môi chất lạnh ở thể lỏng được phun thành một lớp sương mù có nhiệt độ thấp, áp suất thấp nạp vào giàn bay hơi.

Thiết bị dãn nở hay van giãn nở nhiệt là một loại van biến đổi, nó có thể thay đổi độ mở của van để đáp ứng được với các chế độ tải trọng làm lạnh của bộ bốc hơi.

- 33 -

lưu thông nhiều môi chất lạnh hơn khi trong cabin ôtô yêu cầu độ lạnh nhiều hơn. Hoặc khi chế độ tải lạnh yêu cầu ít hơn, thì van giãn nở sẽ giảm dòng chảy của môi chất lạnh xuống. Trên ôtô, thiết bị giãn nở nhiệt được lắp đặt tại ống vào của bộ bốc hơi, sau giàn ngưng tụ.

3.5.2. Phân loại

Có hai kiểu van giãn nở được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ôtô; kiểu van giãn nở có áp suất không đổi (hay còn gọi là ống mao dẫn; ống định cỡ OT) và kiểu van giãn nở trang bị bầu cảm biến nhiệt độ, kiểu này có hai loại: Loại van giãn nở nhiệt có bầu cảm biến nhiệt cân bằng trong và loại van giãn nở có ống cân bằng ngoài (hay còn gọi là van tiết lưu cụm). Trong đó kiểu van giãn nở trang bị bầu cảm biến nhiệt độ được sử dụng rộng rãi hơn trong hệ thống điều không khí ôtô.

1. Ống định cỡ OT

Đối với thiết bị giãn nở kiểu ống định cỡ OT là ống có lỗ định cỡ đường kính cố định, chất làm lạnh phải lưu thông qua ống này. Loại này chế tạo đơn giản và rẻ hơn so với loại van giãn nở cảm biến nhiệt. Nhưng khi dùng loại ống OT thì không thể điều khiển được lưu lượng môi chất lạnh nạp vào bộ bôc hơi theo yêu cầu tải lạnh được, vì nó không phản ứng được với nhiệt độ của bộ bốc hơi. Nên tại thời điểm chế độ tải làm lạnh yêu cầu thấp, nhưng lưu lượng môi chất lạnh cấp vào bộ bốc hơi vẫn không đổi (nhiều hơn yêu cầu), dẫn đến tình trạng “ngập lỏng” trong bộ bốc hơi.

Một phần của tài liệu bài giảng thiết bị lạnh ô tô (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)