Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Đổi mới việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạy học sinh học lớp 11 bậc trung học phổ thông (Trang 54)

3. Cơ sở thực tiễn

1.6 Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm

1.6.1. Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm.

1.6.1.1 Bảng trọng số chung cho nội dung trắc nghiệm.

Căn cứ nội dung kiến thức SGK , thời gian phân bố, kế hoạch giảng dạy từng bài trong chương, và trọng tâm của nội dung chương trình chúng tôi đã xây dựng

một bảng trọng số cho toàn bộ nội dung chương II:”Cảm ứng”- Sinh học 11 THPT cần trắc nghiệm. Số lượng câu hỏi cho mỗi bài đều được dựa trên thời lượng phân bố và mức độ quan trọng của thành phần kiến thức. Kết quả được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2.1: Bảng trọng số chung cho nội dung trắc nghiệm

Bài Nội dung của bài Số tiết Số câu hỏi dự kiến

23 Hướng động 1 10- 12

24 Ứng động 1 10 - 12

26- 27 Cảm ứng ở động vật 2 20 - 25

28 Điện thế nghỉ 1 10 - 12

29 Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

1 12 -14

30 Truyền tin qua xináp 1 8- 10

31- 32 Tập tính của động vật 2 20-25

Tổng 9 90- 110

1.6.1.2. Bảng kế hoạch chi tiết cho từng nội dung trắc nghiệm.

Trên cơ sở kế hoạch giảng dạy chung của chương II: “Cảm ứng” ở bảng 2.1, và căn cứ vào nội dung của chương, của từng bài, và mức độ nhận thức của HS, chúng tôi đã xây dựng bảng trọng số chi tiết cho từng nội dung kiến thức cụ thể. Kết quả được trình bày ở bảng 2.2.

Nội dung cần TN Số tiết Dự kiến số câu ở các mức độ nhận thức Tổng số câu Tái hiện Hiểu, áp dụng Suy luận, sáng tạo Bài 23: Hướng động 1 4 5 3 12 Bài 24: Ứng động 1 4 5 3 12 Bài 26-27: Cảm ứng ở động vật 2 7 9 6 22 Bài 28: Điện thế nghỉ 1 3 5 2 10

Bài 29:Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

1 5 6 3 14

Bài 30: Truyền tin qua xináp 1 4 4 2 10

Bài 31- 32: Tập tính của động vật

2 8 7 5 20

Tổng số 9 35 41 24 100

Tỷ lệ % 35 41 24

1.6.2. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm theo kế hoạch.

Căn cứ vào kế hoạch ở bảng 2.2 và các quy tắc xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ, chúng tôi đã xây dựng được 100 câu TNKQ dạng MCQ phần kiến thức Cảm ứnglớp 11 THPT , như sau:

Câu1: Vận động hướng động của thực vật là

A. vận động sinh trưởng của cây theo một hướng xác định.

B.vận động sinh trưởng của cây về phía tác nhân kích thích của môi trường.*

C. vận động chỉ theo chiều thuận(hướng động dương). D. vận động chỉ theo chiều nghịch(hướng động âm).

Câu2: Bộ phận nào trong của cây có nhiều kiểu hướng động nhất?

A. Hoa. B. Thân. C. Rễ.* D. Lá.

Câu3: Để phân biệt kiểu hướng động của thực vật người ta dựa vào

A. tác nhân kích thích.* B. hướng vận động.

C. hướng phản ứng. D. hướng kích thích.

Câu4: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng không thuộc hướng động là

A. cây tre phía bên ngoài bụi tre thường cong ra phía ngoài bụi. B. lá cây trinh nữ khép lại, cuống cụp xuống khi có vật chạm vào lá.* C. rễ cây phát triển về phía có nguồn chất khoáng.

D. thực vật ở môi trường cạn, rễ luôn hướng xuống đất.

Câu5: Tính hướng nước là một trường hợp cụ thể của hướng...

A. hoá.* B. đất. C. sáng. D. tiếp xúc.

Câu6: Kiểu hướng động của thân cây quay về phía nguồn sáng

A. hướng động dương.* B. hướng động âm.

C. hướng trọng lực. D. hướng tiếp xúc.

Câu7: Trong các cây sau, những cây nào không thuộc loài cây trồng có hướng tiếp xúc?

A. Cây nho, cây mướp.

C. Cây vải, nhãn, bạch đàn.* D. Cây đậu cô ve, cây thiên lí.

Câu8: Để phân biệt hướng động dương và hướng động âm của cây, người ta dựa vào

A. hướng sinh trưởng đối với nguồn kích thích.* B. loại tác nhân kích thích.

C. hướng kích thích.

D. bộ phận tham gia hướng động.

Câu9: Cơ chế chung của hướng động của thực vật ở mức tế bào là tốc độ sinh trưởng...

A. không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cùng cơ quan do nồng độ khác nhau của auxin .*

B. đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan. C. không đồng đều của các tế bào tại phía đối diện với kích thích. D. đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện với kích thích.

Câu10: Hướng động có vai trò giúp cho cây

A. tìm đến nguồn sáng để quang hợp.

B. đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây vững chắc.

C. thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.* D. sinh trưởng hướng tới nguồn nước.

Câu 11: Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại gọi là

A. hướng hóa dương. B. hướng hóa âm.*

C. hướng hóa có chọn lọc. D. hướng trọng lực.

A. kích thích sự tăng trưởng tế bào ở phía tối của cây.* B. kích thích sự tăng trưởng tế bào ở phía sáng của cây. C. làm cho các tế bào ở phía tối của cây co lại.

D. làm cho các tế bào ở phía sáng của cây co lại.

Câu 13: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?

1. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. 2. Khí khổng đóng và mở.

3. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. 4. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ.

Phương án đúng: A. 1,2. B. 2,3. C. 3,4. D. 2,4.* Câu 14: ứng động( vận động cảm ứng) ở thực vật là sự vận động sinh trưởng về

A. 2 phía đối nhau theo các tác nhân bên ngoài hay bên trong. B. một phía theo các tác nhân bên ngoài hay bên trong.

C. mọi phía theo các tác nhân bên ngoài hay bên trong.* D. mọi phía theo các tác nhân bên ngoài.

Câu 15: Điều không thuộc cơ chế của ứng động là

A. sự thay đổi nồng độ auxin trong cây.* B. sự thay đổi trương nước.

C. co rút chất nguyên sinh.

D. biến đổi quá trình sinh lí sinh hoá.

Câu 16:Ứng động ngủ của lá thuộc kiểu

A. nhiệt ứng động. B. quang ứng động.*

C. hoá ứng động. D. ứng động tiếp xúc.

A. nhiệt ứng động.* B. hoá ứng động.

C. quang ứng động. D. ứng động tiếp xúc.

Câu 18: ứng động sinh trưởng là sự sinh trưởng…

A. không đồng đều tại mặt trên và mặt dưới khi tác nhân kích thích biến đổi.*

B. đồng đều tạo 2 phía đối diện của cơ quan đối với kích thích từ một phía.

C. không đều tại 2 phía đối diện của cơ quan đối với kích thích từ 1 phía. D. đồng đều tại mặt trên và mặt dới của cơ quan khi tác nhân kích thích biến đổi.

Câu 19: Hiện tượng không thuộc ứng dụng của ứng động ở thực vật vào thực tiễn là

A. điều khiển nở hoa. B. đánh thức chồi.

C. đánh thức hạt nảy mầm. D. kích thích bộ lá phát triển.*

Câu 20: Cơ quan của thực vật tham gia vận động cảm ứng thường là

A. lá và hoa.* B. thân và rễ.

C. thân, rễ, lá. D. rễ và lá.

Câu 21: Ứng động nào của thực vật không theo chu kì đồng hồ sinh học?

A. Ứng động quấn vòng.

B. Ứng động đóng mở khí khổng.* C. Ứng động nở hoa.

D. Ứng động thức ngủ của lá.

Câu 22: Ứng động của thực vật khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm

B. không liên quan tới sự phân chia tế bào. C. tác nhân kích thích không định hướng.* D. có nhiều tác nhân kích thích.

Câu 23: Cảm ứng ở động vật là khả năng cơ thể...

A. phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển được.*

B. phản ứng lại các kích thích của môi trường một cách gián tiếp. C. phản ứng tức thời các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển được.

D. cảm nhận các kích thích của môi trường.

Câu 24: Bộ phận có vai trò chủ yếu quyết định hình thức và mức độ phản ứng là

A. hệ thần kinh.* B. thụ quan.

C. cơ hoặc tuyến. D. dây thần kinh.

Câu 25: Cấu tạo của hệ thần kinh hình ống gồm có

A. não bộ và dây thần kinh não. B. tuỷ sống và dây thần kinh tuỷ.

C. trung ương thần kinh và ngoại biên.* D. não bộ và tuỷ sống.

Câu 26: Khi kích thích tại một điểm bất kì trên cơ thể giun đất thì

A. toàn thân phản ứng. B. điểm đó phản ứng.*

C. phần đuôi phản ứng. D. phần đầu phản ứng.

Câu27: Khi bị kích thích cơ thể phản ứng bằng cách co toàn thân thuộc động vật

A. có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. B. có hệ thần kinh dạng ống.

D. có hệ thần kinh dạng lưới.*

Câu 28: Trong các cá thể sinh vật sau, những sinh vật có hệ thần kinh dạng lưới gồm

A. sứa, san hô, hải quỳ.*

B. giun đất, bọ ngựa, cánh cam. C. cá, ếch, thằn lằn.

D. trùng roi, trùng amíp.

Câu 29: Trong các cá thể sinh vật sau, những sinh vật có hệ thần kinh dạng chuồi hạch gồm

A. giun đất, bọ ngựa, cánh cam.* B. sứa, san hô, hải quỳ.

C. cá, ếch, thằn lằn. D. trùng roi, trùng amíp.

Câu 30: Trong các cá thể sinh vật sau, những sinh vật có hệ thần kinh dạng dạng lưới gồm

A. sứa, san hô, hải quỳ.

B. giun đất, bọ ngựa, cánh cam. C. cá, ếch, thằn lằn.*

D. trùng roi, trùng amíp.

Câu 31: ý nào không đúng đối với phản xạ?

A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh. B. Phản xạ thực hiện được nhờ cung phản xạ.

C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.*

Câu 32: Phản xạ cử động ngón tay khi bị kim châm là phản xạ

C. có điều kiện. D. tập nhiễm.

Câu 33: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm- Hệ thần kinh- Cơ, tuyến.* B. Hệ thần kinh -Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm- Cơ, tuyến. C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm- Cơ, tuyến- Hệ thần kinh. D. Cơ, tuyến- Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm- Hệ thần kinh.

Câu 34: Cảm ứng ở động vật đơn bào có đặc điểm

1. thông qua phản xạ. 2. co rút chất nguyên sinh.

3. chuyển động cả cơ thể. 4. tiêu tốn năng lượng. Phương án đúng: A. 1,2,3. B. 2,3,4.* C. 1,3,4. D. 1,2,4.

Câu 35: Thân mềm và chân khớp có hạch thần kinh phát triển là

A. hạch ngực. B. hạch não.*

C. hạch bụng. D. hạch lưng.

Câu 36: Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào?

A. Diễn ra ngang bằng.

B. Diễn ra chậm hơn một chút. C. Diễn ra nhanh hơn.*

D. Diễn ra chậm hơn nhiều.

Câu 37: Phản xạ không điều kiện có đặc điểm

1. thường do tủy sống điều khiển. 2. di truyền được, đặc trưng cho loài. 3. có số lượng không hạn chế.

4. mang tính bẩm sinh và bền vững.

Phương án đúng: A. 1,2,3. B. 2,3,4. C.1,3,4. D. 1,2,4.*

Câu 38: Phản xạ có điều kiện không có đặc điểm

B. không di truyền được, mang tính cá thể. C. có số lượng hạn chế.*

D. thường do vỏ não điều khiển.

Câu 39: Ở thuỷ tức khi bị kích thích tại một điểm trên cơ thể thì

A. toàn cơ thể phản ứng.* B. một phần cơ thể phản ứng. C. chỉ điểm đó phản ứng. D. phần tua phản ứng.

Câu 40: Nhóm động vật chưa có tổ chức thần kinh là động vật

A. đơn bào*. B. ruột khoang. C. đa bào bậc thấp. D. thân mềm. Câu 41: Sứa là động vật... A. có hệ thần kinh dạng lưới.* B. chưa có hệ thần kinh. C. có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. D. có hệ thần kinh hình ống.

Câu 42: Châu chấu là động vật...

A. chưa có hệ thần kinh. B. có hệ thần kinh dạng lưới.

C. có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.* D. có hệ thần kinh hình ống.

Câu 43: Động vật thích nghi với môi trường tốt nhất là động vật…

A. chưa có hệ thần kinh. B. có hệ thần kinh lưới.

D. có hệ thần kinh hình ống.*

Câu44: So với hệ thần kinh dạng lưới thì hệ thần kinh dạng chuỗi hạch…

A. có nhiều nhược điểm hơn. B. có nhiều ưu điểm hơn.* C. không có ưu điểm gì. D. không tiến hoá bằng.

Câu 45: Phản xạ khi gặp chó dại...

A. chủ yếu là phản xạ có điều kiện* B. là phản xạ không điều kiện. C. là phản xạ đơn.

D. bẩm sinh.

Câu 46: Bộ phận của não phát triển nhất là

A. não trung gian. B. bán cầu đại não.* C. tiểu não và hành não. D. não giữa.

Câu 47: Hưng tính là khả năng...

A. tiếp nhận và trả lời kích thích của tế bào.* B. phản ứng với môi trường.

C. trả lời kích thích của tế bào. D. tiếp nhận kích thích của tế bào.

Câu 48: Hưng phấn là khi tế bào bị kích thích...

A. sẽ biến đổi, lí, hoá, sinh ở bên trong.* B. nó sẽ tiếp nhận.

C. nó trả lời kích thích.

Câu 49: Cơ chế hình thành điện thế nghỉ là do

1. sự khác nhau về nồng độ ion giữa dịch mô và dịch tế bào. 2. tính thấm có chọn lọc của màng tế bào.

3. sự cân bằng về nồng độ ion giữa dịch mô và dịch tế bào. 4. lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

Phương án đúng:

1. 1,2,3 2. 2,3,4. 3. 1,2,4.* 4. D. 1,3,4.

Câu 50: Tính thấm của màng nơron ở nơi bị kích thích thay đổi là do

A. màng của nơron bị kích thích với cường độ đạt tới ngưỡng.* B. lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

C. kênh Na+ bị đóng lại, kênh K+ mở ra. D. xuất hiện điện thế màng.

Câu 51: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi...

A. phía trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm. B. phía trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương.* C. cả trong và ngoài màng tích điện dương.

D. cả trong và ngoài màng tích điện âm.

Câu 52: Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K có vai trò chuyển...

A. K+ từ trong ra ngoài màng. B. Na+ từ ngoài vào trong màng. C. K+ từ ngoài vào trong màng.* D. Na+ từ trong ra ngoài màng.

A. K+ và Na+ cùng đóng . B. K+ và Na+ cùng mở.

C. K+ đóng và Na+ mở. D. K+ mở, Na+ đóng.*

Câu 54: Vì sao K+ có thể khuyếch tán từ trong ra ngoài màng tế bào?

A. Do K+ có kích thước nhỏ. B. Do K+ mang điện tích dương. C. Do cổng K+

mở và bên trong màng của K+ cao.* D. Do K+ bị lực đẩy cùng dấu của Na+.

Câu 55: Vì sao ở trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện dương?

A. Do Na+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng.

B. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng.*

C. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện tích âm.

D. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của màng

Câu 56: Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn tái phân cực cổng... A. K+ mở, Na+ đóng.* B. K+ và Na+ cùng mở. C. K+ và Na+ cùng đóng. D. K+ đóng, Na+ mở

Câu 57: Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn mất phân cực

Một phần của tài liệu Đổi mới việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạy học sinh học lớp 11 bậc trung học phổ thông (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)