3. Cơ sở thực tiễn
1.5 Nghiên cứu nội dung cần trắc nghiệm
Ở cải cách GD lần này, nội dung chương trình SH phổ thông được bố trí theo cấu trúc đồng tâm mở rộng, tức là chương trình THPT kế thừa và phát triển nội dung chương trình THCS. Ở lớp 6, HS đã được học về SH cơ thể thực vật, vi
khuẩn và nấm, đến lớp 7 được học về SH cơ thể động vật, lớp 8 là SH cơ thể người, lên lớp 9 học di truyền, biến dị và sinh thái. Như vậy ở THCS, nội dung kiến thức được trình bày theo hướng chuyên khoa của từng lĩnh vực. Ở bậc THPT, chương trình được trình bày theo hướng SH đại cương, gồm các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao đó là SH tế bào, SH cơ thể, SH trên cơ thể (loài, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển). Ở trong mỗi phần, nội dung kiến thức được trình bày từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất.
Sinh học 11 gồm 4 chương, mỗi chương được chia thành 2 phần : phần A- Sinh học cơ thể thực vật, phần B- Sinh học cơ thể động vật.Mặc dù được chia làm 2 phần nhưng các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể thực vật và động vât có những điểm chung và có những điểm khác biệt. Sự giống nhau trong các chức năng sống chứng tỏ thực vật và động vật có nguồn gốc thống nhất. Sự khác biệt trong các chức năng sống nói lên sự đa dạng, sự tiến hóa thích nghi của động vật và thực vật với môi trường sống.
Trong cơ thể thực vật và động vật, giữa cấu tạo của các bộ phận ( mô, cơ quan) phù hợp với chức năng.Sự phụ thuộc của cơ thể thực vật và động vật vào các điều kiện sống. các thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể có thể làm thay đổi hoạt động của các cơ quan và hoạt động của toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, thực vật và động vật đều có khả năng điều tiết các hoạt động của cơ thể, giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
Qua kiến thức sinh học lớp 11, học sinh có thể liên hệ kiến thức đã học với một số hiện tưọng tự nhiên có ở giới thực vật và động vật, đồng thời nhận thức được khả năng con người có thể chủ động điều tiết các hoạt động sống của dộng thực vật thông qua tác động lên các quá trình sinh lí của cơ thể. Từ đó ứng dụng
được các kiến thức lí thuyết vào hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, vào y học bảo vệ sức khỏe con người,...
* Chƣơng II:”Cảm ứng”
Chương này giới thiệu về cảm ứng ở cơ thể thực vật và động vật, cũng gồm 2 phần:
Phần A- Cảm ứng ở thực vật, gồm 3 bài, từ bài 23 đến bài 25, giới thiệu về hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).
Phần B- Cảm ứng ở động vật, gồm 8 bài, từ bài 26 đến bài 33, giới thiệu về cảm ứng, điện thế nghỉ, điện thế hoạt động, xi náp và tập tính của động vật. Trong chương này, học sinh phải nêu được cảm ứng là cơ sở của sự sống, giúp thực vật và động vật tồn tại và phát triển. Từ đó, so sánh để thấy được động vật và thực vật đèu có cảm ứng nhưng biểu hiện là khác nhau. Sự khác nhau trong biểu hiện cảm ứng ở cơ thể thực vật và động vật chứng tỏ sự đa dạng trong phản ứng thích nghi của sinh giới.
Bài đầu tiên của chương trình bày về hiện tượng hướng động ở thực vật, trọng tâm của bài này là nguyên nhân gây ra hướng động và vai trò của hướng động đối với thực vật. HS phải phát biểu được định nghĩa về cảm ứng và hướng động, nêu được các kiểu hướng động. Ngoài ra HS cũng phải phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
Nội dung về ứng động cũng là một nội dung mới và khó đối với giáo viên và học sinh. Trong bài này HS phải phân biệt được bản chất của ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng và đây cũng chính là trọng tâm của bài. Ngoài ra HS còn phải nêu được khái niệm về ứng động, phân biệt được ứng động và hướng động, đồng thời trình bày được vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật.
Đến với nội dung thứ 2 trong chương: Cảm ứng ở động vật và đây cũng chính là nội dung bài đầu tiên ở phần này.Nội dung này được nghiên cứu trong 2 tiết. Trọng tâm của bài là khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới, động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và động vật có hệ thần kinh dạng ống. Mặt khác còn phải phát biểu được cảm ứng ở động vật và cho biết cảm ứng ở động vật có gì khác với cảm ứng ở thực vật, đặc biệt phải nhận xét được hướng tiến hóa về cấu tạo hệ thần kinh của giới động vật.
Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động và truyền tin qua xináp đều là những kiến thức mới và khó không chỉ đối với HS mà ngay cả đối với giáo viên. Trong bài điện thế nghỉ và điện thế hoạt động, học sinh phải trình bày được cơ chế hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. Ngoài ra HS phải phát biểu được khái niệm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động, vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và trình bày cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.
Truyền tin qua xináp, trọng tâm của bài này là cấu tạo xi náp hóa học và cơ chế truyền tin qua xináp hóa học.
Bài về tập tính ở động vật cũng được nghiên cứu trong 2 tiết. Nội dung trọng tâm của bài là khái niệm tập tính bẩm sinh và tập tính học được, cơ sở thần kinh của tập tính, các hình thức học tập , một số dạng tập tính phổ biến ở động vật và ứng dụng của tập tính vào đời sống. Ngoài ra HS phải nêu được định nghĩa tập tính, liệt kê và lấy ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.