Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ

Một phần của tài liệu Đổi mới việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạy học sinh học lớp 11 bậc trung học phổ thông (Trang 46)

3. Cơ sở thực tiễn

1.4 Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ

1.4.1. Nguyên tắc chung khi xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn.

1.4.1.1. Xây dựng theo mục tiêu nội dung khảo sát.

Khi xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn phải bám theo mục tiêu nội dung của chương trình, trọng tâm kiến thức, phải hỏi những gì cần hỏi. Khi soạn cũng tránh khuynh hướng quá chi tiết chặt chẽ, hoặc quá tổng quát mục tiêu nội dung, cần phải xem xét toàn bộ chương trình [24]. Như vậy điều quan trọng nhất là xác định mục tiêu nội dung. Nội dung mang tính tổng thể đối với SH là các kiến thức về quá trình, cơ chế, quy luật, định luật, …

Để đạt được tiêu chuẩn định tính và định lượng, theo nhiều tác giả, việc xây dựng các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn phải tuân thủ các quy tắc sau:

* Quy tắc lập câu dẫn:

- Câu dẫn là phần chính của câu hỏi, nó phải được diễn đạt rõ ràng, phản ánh rõ nhiệm vụ mà các thí sinh phải hoàn thành, phải đưa ra đầy đủ những thông tin cần thiết cho HS để họ hiểu được yêu cầu của câu hỏi.

-Thường dùng một câu hỏi hay câu lửng (một nhận định không đầy đủ, chưa hoàn chỉnh) để lập câu dẫn. Có thể dùng nguyên tắc phân tích yếu tố để viết câu dẫn dưới dạng đưa ra nhiều yếu tố sau đó tổ hợp lại thành các phương án chọn.

- Khi lập câu dẫn cần phải tránh những từ có tính chất gợi ý hoặc tạo đầu mối dẫn đến câu trả lời như: "Câu nào sau đây" trong khi một trong các phương án chọn là tổ hợp của một số câu.

* Quy tắc lập các phƣơng án chọn:

Đó là những phương án đưa ra để giải quyết nhiệm vụ đặt ra ở câu dẫn. Thông thường có 4-5 phương án chọn, trong đó chỉ có một phương án là đúng hoặc đúng nhất, những câu còn lại là những câu gây nhiều hay còn gọi là "mồi nhử". Khi soạn các phương án chọn cần lưu ý các qui tắc sau:

- Đảm bảo cho câu dẫn và câu trả lời khi gắn vào nhau phải phù hợp về mặt cấu trúc ngữ pháp và thành một nội dung hoàn chỉnh.

- Tránh xu hướng câu đúng luôn dài hơn các câu nhiễu khác tạo cơ sở cho việc đoán mò của thí sinh. Do đó các phương án chọn cần có cấu trúc tương tự nhau để làm tăng độ phân biệt của câu hỏi.

- Cần làm cho tất cả các câu nhiễu có vẻ hợp lí như nhau và có sức hấp dẫn đối với thí sinh nắm vấn đề một cách không chắc chắn, các câu nhiễu ít nhất có từ 3-5% HS chọn cho một phương án thì sẽ làm tăng độ giá trị và độ phân biệt của câu hỏi.

- Phải đảm bảo chỉ có một câu duy nhất đúng, đúng nhất hay hợp lý nhất, câu đúng nên đặt ở vị trí khác nhau để tránh sự đoán mò của thí sinh. Đối với câu hỏi 4 phương án nên sắp xếp các loại phương án đúng bằng 25% tổng số câu của bài trắc nghiệm.

- Cần tránh những câu rập khuôn SGK, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho HS học vẹt để tìm câu trả lời đúng.

1.4.2. Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ.

Theo Vũ Đình Luận [13], quy trình xây dựng câu hỏi MCQ gồm 3 giai đoạn là:

1.4.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng câu hỏi.

Nghiên cứu chương trình môn học, xác định mục tiêu nội dung của SGK các giáo trình sử dụng để xác định độ nông sâu của kiến thức, xây dựng và trao đổi với đồng nghiệp, chuyên gia,… để sửa chữa, chỉnh lý. Có thể gọi đây là giai đoạn định tính, phải thỏa mãn tiêu chuẩn định tính của câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn.

Giai đoạn này gồm 3 bước:

*Bƣớc 1. Nghiên cứu chƣơng trình môn học, xác định các giáo trình sử dụng.

Giáo viên phải căn cứ vào chương trình chi tiết của môn học để xây dựng kế hoạch giảng dạy và KT theo đúng phân phối chương trình của môn học. Đối với HS phải căn cứ vào chương trình chi tiết để lập kế hoạch học tập và để nghiên cứu học tập đạt mục tiêu môn học. Các nhà quản lí căn cứ vào chương trình để xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, thẩm tra chất lượng DH . Như vậy, trong DH, chương trình chi tiết môn học phải được GV nghiên cứu kĩ nhằm xác định rõ mục tiêu môn học trong mối quan hệ tương hỗ với nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức DH và KTĐG.

Tiến hành phân tích các mục tiêu của từng chương, từng bài, từng mục trong một bài để từ đó xây dựng các bảng trọng số chung và trọng số chi tiết.

*Bƣớc 3. Xây dựng câu hỏi, lấy ý kiến của đồng nghiệp và chuyên gia.

Dựa vào bảng trọng số chi tiết, kết hợp với các giáo trình để xác định độ nông sâu của kiến thức, từ đó dựng các MCQ. Bằng cách đặt các câu hỏi tự luận chi tiết (các câu trả lời ngắn) và xây dựng các MCQ tương ứng. Sau khi xây dựng xong MCQ tiến hành lấy ý kiến của đồng nghiệp và chuyên gia.

1.4.2.2. Giai đoạn 2: Phân tích câu hỏi.

Tiến hành TN để xác định độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy của câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn. Có thể gọi đây là giai đoạn định lượng, nó nhằm đo các chỉ tiêu nêu trên để xác định chất lượng của các câu hỏi TNKQ MCQ. Giai đoạn này gồm 2 bước:

* Bước 1. Trắc nghiệm thử: Nhằm mục đích kiểm định các chỉ tiêu định lượng bằng các bài khảo sát. Mỗi bài khảo sát gồm 40 MCQ trong thời gian 45 phút và được đảo thứ tự câu hỏi, đáp án để mỗi HS không trùng đề với các HS xung quanh.

* Bước 2: Trắc nghiệm chính thức.

1.4.2.3. Giai đoạn 3: Sử dụng vào các mục tiêu dạy học (có hai bước).

* Bước 1. Chọn câu đạt, loại bỏ hoặc sửa chữa câu không đạt. Câu đạt là những câu thoả mãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng. Các tiêu chuẩn định lượng được một số tác giả như: Lê Đức Ngọc [15], Dương Thiệu Tống [24] xác định như sau:

- Có độ khó từ 0,1 - 0,9 (nghĩa là ít nhất có 10% thí sinh trả lời đúng). - Độ phân biệt dương và lớn hơn 0,1.

- Mỗi phương án có ít nhất 3 - 5% thí sinh chọn.

Một câu hỏi trắc nghiệm nếu không có thí sinh nào trả lời được, hoặc tất cả thí sinh trả lời đúng đều không có giá trị KTĐG, do đó độ khó nên từ 0,1 - 0,9.

46

Nghĩa là câu hỏi là quá khó nếu trên 90% không trả lời được, hoặc quá dễ nếu trên 90% thí sinh trả lời được. Độ phân biệt phải là dương và lớn hơn 0,1. Vì nếu một câu hỏi mà nhóm thí sinh yếu trả lời đúng bằng nhóm giỏi trả lời đúng, thì câu hỏi không có độ phân biệt và không có giá trị phân loại thí sinh.

Mỗi phương án chọn có ít nhất 3 - 5% thí sinh chọn, bởi vì một phương án sai nào đó mà không có thí sinh nào chọn thì là phương án sai quá rõ, không còn là phương án "gài bẫy" hay còn gọi là "mồi nhử" nữa, khi đó người xây dựng phải thay bằng một phương án khác có giá trị hơn. Tuỳ vào kết quả kiểm định của từng MCQ mà có thể loại bỏ hoặc sửa chữa những MCQ chưa đạt.

*Bước 2. Sử dụng vào mục đích khác nhau. Tuỳ từng MCQ đã đủ tiêu chuẩn, người sử dụng có thể sử dụng trong tự học, dạy bài mới, ôn tập và trong KTĐG, tự KTĐG.

Quy trình này được biểu diễn bằng sơ đồ sau: Nghiên cứu chương trình môn học và các giáo trình sử dụng

Xác định mục tiêu 1. Xây

Một phần của tài liệu Đổi mới việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạy học sinh học lớp 11 bậc trung học phổ thông (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)