Căn nguyên gây suy gan cấp ở trẻ em

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy gan cấp ở trẻ em tại bệnh viện nhi (Trang 49)

Suy gan cấp là một hậu quả nặng nề sau khi có tác nhân tác động có hại tới gan, gây tổn thương, hoại tử tế bào gan dẫn tới suy giảm chức năng gan. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới suy gan, tùy vào lứa tuổi, phân bố nguyên nhân có sự khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, căn nguyên suy gan cấp gồm: nhóm nguyên nhân do nhiễm trùng, nhóm nguyên nhân do ngộ độc, và nhúm cỏc bệnh nhân chưa xác dịnh được căn nguyên.

Nghiên cứu 40 trường hợp suy gan cấp điều trị từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 6 năm 2009 tại Bệnh viện Nhi Trung Ương chúng tôi thấy căn nguyên do nhiễm trùng là 18 bệnh nhân chiếm 45%, nhóm căn nguyên do ngộ độc 4 bệnh nhân chiếm 10%, chưa xác định được nguyên nhân là 18 bệnh nhân chiếm 45%.

- Trong số 18 trẻ suy gan cấp do nhiễm trùng thấy:

Nhiễm trùng CMV chiếm tỷ lệ cao nhất (7 bệnh nhân chiếm 38.9%), điều này có thể do đặc điểm dịch tễ, CMV lưu hành rất rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển có nền kinh tế kém phát triển hoặc điều kiện vệ sinh kém. Ở các nước phát triển, tuổi trưởng thành có huyết thanh âm tính với CMV khoảng 50% trong khi các nước kém phát triển tỷ lệ nhiễm CMV trong cộng đồng có thể tới 100%. CMV có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, có thể nhiễm thời kỳ chu sinh và trong suốt cả cuộc đời, nhiễm CMV ở người khỏe mạnh phần lớn là không có triệu chứng lâm sàng, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch do một nguyên nhân nào đó sẽ

biểu hiện bệnh. Tùy cơ quan bị bệnh mà có triệu chứng lâm sàng chỉ điểm, suy gan là 1 diễn biến nặng của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 7 bệnh nhân nhiễm CMV, trong đó có 2 bệnh nhân nhiễm phối hợp thêm 1 loại virus khác, chỉ có 1 bệnh nhân trong số đó được ra viện, số còn lại tử vong hoặc về do tình trạng bệnh quá nặng.

Suy gan do HBV: Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như ở nước ngoài, suy gan ở các nước đang phát triển nguyên nhân do HBV chiếm phần lớn trong suy gan do virus (chiếm > 60%). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này của chúng tôi, nguyên nhân do HBV là 4 bệnh nhân (chiếm 22% trong số nguyên nhân do nhiễm trùng) như vậy là có sự khác biệt cơ bản về tỷ lệ SGC do HBV. Điều này có thể do các tác giả trước đây mới chỉ nghiên cứu trên đối tượng là người lớn hoặc chung cho mọi đối tượng (tỷ lệ lưu hành lại khá cao - 20%), chứ chưa có một nghiên cứu nào cho lứa tuổi này, mà mô hình phân bố nguyên nhân ở trẻ em khác với người lớn, do tỷ lệ nhiễm HBV còn thấp (nhiễm tăng dần theo tuổi) hoặc HBV được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng đó cú một kết quả khả quan…

3 trường hợp nhiễm HAV 3 trường hợp nhiễm EBV

Chúng tôi không gặp HEV, HCV và HDV trong nghiên cứu.

1 bệnh nhân nhiễm xoắn khuẩn Leptospira. Là bệnh nhân nữ 13 tuổi, sống ở vùng nông thôn tỉnh Hải Phòng, có tiền sử tiếp xúc với đất nông nghiệp. Leptospira phân bố khắp nơi trên thế giới, gặp ở trên 160 loài động vật có vú, chuột là ổ bệnh quan trọng nhất. Ngoài ra, các loài động vật khác cũng mang xoắn khuẩn như chim, cỏ, chú, mốo…chỳng sống cộng sinh và tồn tại trong ống thận vật chủ nhiều năm. Leptospira được bài tiết ra nước tiểu và sống trong môi trường nước nhiều tháng. Sự lây nhiễm Leptospira có thể

xảy ra sau khi tiếp xúc với nguồn nước nhiễm bẩn, tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, máu hoặc mô của những con vật nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường bị nhiễm bẩn. Leptospira xâm nhập qua da bị tổn thương, màng nhầy còn nguyên vẹn gây nhiễm trùng huyết và xâm nhập vào tất cả các cơ quan, nhưng chúng ảnh hưởng chủ yếu đến gan và thận. Tại gan, có thể tìm thấy hiện tượng hoại tử tiểu thùy trung tâm và tăng sinh tế bào Kupffer [21] [57] [56]. Bệnh nhân của chúng tôi, Leptospira được xác định nhờ phân lập được vi khuẩn trong máu, bệnh diễn biến cấp tính với khởi đầu là đau vùng gan, sau đó vàng da, và hôn mê sau 7 ngày khởi bệnh, bệnh tiến triển nặng nhanh chóng suy gan, suy thận, hôn mê sâu, suy hô hấp, xuất huyết toàn thân, nội tạng, vàng da, tụt huyết áp, tiểu ớt… Cỏc xét nghiệm biểu hiện tình trạng suy gan, suy thận nặng, Albumim 18.5g/l, tỷ lệ prothrombin 10%, NH3 453àg/l, thiếu máu nặng.

- Suy gan cấp do ngộ độc (có 4 bệnh nhân)

Hiện nay, thuốc hay gây ngộ độc nhất được thống kê và báo cáo là Paracetamol (acetaminophen). Có khoảng 50 loại thuốc, và dưới dạng phối hợp có khoảng trên 200 loại. Liều gây độc ở trẻ em được báo cáo là 200mg/kg/ngày, người lớn là 10g/liều có báo cáo là 7,5g/liều, được uống chia nhiều lần trong ngày hoặc uống tất cả một lần. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau uống là 60 - 120 phút [27], thời gian bán thải khoảng 2 giờ. Chuyển hóa trong gan và một phần được đào thải qua thận ở dạng giữ nguyên hoạt tính. Ngộ độc các thuốc khỏc ớt phổ biến hơn.

Ở những nước Châu Âu, tỷ lệ suy gan cấp do ngộ độc paracetamol là khá cao, như Anh, Mỹ chiếm trên 50%, quá liều paracetamol là nguyên nhân của khoảng 150 cái chết ở Anh và xứ Wales trong năm 1992 [52], và cũng có khoảng 150 trường hợp suy gan cấp do ngộ độc paracetamol xảy ra mỗi năm ở Pháp [53].

Ở nước ta, việc sử dụng thuốc tràn lan, người dân tự ý mua thuốc uống, cho dù cú dựng đỳng liều cũng không phải là không có nguy cơ ngộ độc thuốc, vì có thể sử dụng nhiều loại có chứa cùng hoạt chất hoặc khoảng cách cho uống thuốc ngắn lại gây tích lũy thuốc… mà không hay biết.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngộ độc paracetamol là 2 bệnh nhân (5%) điều này không có nghĩa là chúng ta có ý thức về sử dụng thuốc, mà căn bản là tỷ lệ bệnh do nhiễm trùng còn cao mà ở các nước Châu Âu đã khống chế được, một số bệnh nhân khác có được sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không rõ liều dùng và do đến bệnh viện muộn nên không định lượng được nồng độ paracetamol.

Cả hai bệnh nhân ngộ độc Paracetamol của chỳng tôi đều ở lứa tuổi rất nhỏ, một trẻ 5 tháng tuổi, một trẻ 11 tháng tuổi. Hai bệnh nhân này mẹ cho uống Paracetamol với mục đích hạ sốt, như vậy trẻ bị ngộ độc là do sự vô ý của cha mẹ, không ý thức được Paracetamol có thể gây ngộ độc, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hạnh cũng thấy 66% bệnh nhân bị ngộ độc Paracetamol là dưới 2 tuổi [12].

Hai bệnh nhân còn lại suy gan cấp do bị ong đốt, một trẻ 3 tuổi và một trẻ 6 tuổi, là lứa tuổi rất hiếu động.

Một số các nghiên cứu khác gặp suy gan cấp do ngộ độc nấm, ngộ độc chất saponin trong lá, quả cõy múc diều (nghiên cứu của Trần Đình Long và cộng sự trong 5 năm gặp 26 ca) [19]. Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào.

- Trong nghiên cứu của chúng tôi có 18 bệnh nhân không xác định được căn nguyên gây bệnh, nhưng vì là những bệnh nhân trong nghiên cứu hồi cứu, thu thập thông tin qua hồ sơ bệnh án, nên việc thu thập thông tin còn nhiều hạn chế. Theo các thông tin có được từ nghiên cứu bệnh án, chúng tôi thấy trong số này có 7 trẻ khởi đầu với dấu hiệu sốt được gia đình cho uống

thuốc hạ sốt và một số thuốc khác, tuy nhiên do bệnh nhân được đưa đến bệnh viện muộn nờn khụng xét nghiệm được độc chất, hoặc do gia đình giấu thông tin, hoặc chính gia đình của trẻ cũng không rõ trẻ có ăn hay uống chất gây độc hay không. Một số trẻ có xét nghiệm nghi ngờ bệnh chuyển hóa, nhưng các xét nghiệm biến đổi chưa đủ để chẩn đoán xác định và còn rất nhiều những xét nghiệm cần thiết mà chúng ta chưa đủ điều kiện để làm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy gan cấp ở trẻ em tại bệnh viện nhi (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)