Phương pháp trắc quang (Phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV-

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng xỉ thải pyrit của công ty supe phốt phát và hóa chất lâm thao làm vật liệu xử lý asen và mangan trong nước ngầm sử dụng làm nước sinh hoạt (Trang 29)

Phương pháp này dựa trên phản ứng oxi hoá Mn2+ thành MnO4- (pemanganat) có màu tím hồng bằng các pesuphat trong môi trường axit HNO3

hoặc H2SO4 có mặt của AgNO3 làm xúc tác.

2Mn2+ + 5S2O82- + 8H2O  2MnO4- + 10SO42- + 16H+ Khi sử dụng phản ứng này cần lưu ý:

Nếu lượng Mn2+ trong dung dịch quá lớn thì sẽ xảy ra phản ứng giữa MnO4- mới tạo thành với Mn2+

tạo ra MnO2 kết tủa:

2MnO4- + 3Mn2+ + 2H2O  5MnO2 + 4H+

Bởi vậy chỉ dùng phản ứng trên để xác định mẫu khi dung dịch có nồng độ Mn2+ thấp.

Khi thực hiện phản ứng nên dùng K2S2O8 hoặc (NH4)2S2O8 dư ít và đun nhẹ (đun nóng quá mạnh thì cũng tạo thành kết tủa MnO2)

Phản ứng này xảy ra rất định lượng có thể cho phép định lượng mangan khi hàm lượng của nó trong nước nhỏ từ 0,005  10mg/l.

Lượng lớn các ion Cl-, các hợp chất hữu cơ, các ion màu, Fe(III) làm cản trở phép xác định. Trong nước sinh hoạt có hàm lượng Cl-

nhỏ, có thể loại trừ bằng AgNO3. Nếu hàm lượng Cl- lớn thì phải vô cơ hoá mẫu để đuổi hết Cl-, Fe(III) được loại trừ bằng cách thêm vào dung dịch vài giọt H3PO4 loãng 1:4. Các ion Dicromat và ion có màu khác được loại trừ bằng cách đo mật độ quang 2 lần: lần thứ nhất đo mật độ quang của dung dịch màu, sau đó khử màu của pemanganat bằng cách thêm từng giọt NaCl 5% đến hết màu tím rồi đo mật độ quang của dung dịch lần thứ 2. Hiệu số mật độ quang 2 lần đo là mật độ quang của MnO4-. Hàm lượng Mangan được tính theo đường chuẩn.

Các ion cản trở khác như xianua, asen(III), xitrat, oxalat, sunfoxianua, bitmut, uran… nhưng đối với mẫu phân tích là nước thì những ion này hầu như không có mặt, nếu có thì cũng không đáng kể nên không ảnh hưởng đến quá trình đo mật độ quang xác định mangan.

Trên cơ sở trình bày ở trên chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều phương pháp xác định mangan nhưng phương pháp trắc quang là phương pháp thường được sử dụng nhiều để xác định hàm lượng mangan trong mẫu nước. Phương pháp này tuy chưa phải ưu việt nhưng có nhiều ưu điểm về nhiều mặt: có độ chính xác cao, độ nhạy tốt và có độ lặp lại của độ đo cao.

Mặt khác phương pháp này với các phương tiện máy móc không quá phức tạp thì hợp với yêu cầu cũng như điều kiện của phòng thí nghiệm nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng xỉ thải pyrit của công ty supe phốt phát và hóa chất lâm thao làm vật liệu xử lý asen và mangan trong nước ngầm sử dụng làm nước sinh hoạt (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)