Vai trò của mangan

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng xỉ thải pyrit của công ty supe phốt phát và hóa chất lâm thao làm vật liệu xử lý asen và mangan trong nước ngầm sử dụng làm nước sinh hoạt (Trang 26)

Các hợp chất của mangan được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành kinh tế quốc dân. 90% Mn khai thác được sử dụng để sản xuất thép và hợp kim.

Thép mangan chứa 15% Mn có độ rắn và độ bền cao. Hợp kim chứa 83%Cu, 13%Mn, 4%Ni được sử dụng trong kỹ thuật sản xuất dây điện trở, hợp kim chứa 56,6%Cu, 5%Mn, 43%Ni được sử dụng làm cặp pin nhiệt điện.

Do mangan có độ bền cao nên có mặt trong hợp kim để làm tăng độ cứng, vì vậy độ bền rất cao.

Trong hoá học Mn thường làm xúc tác cho một số quá trình phản ứng.

Trong các đối tượng sinh học, mangan đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Ở thực vật mangan tham gia vào quá trình như hô hấp, quang hợp, tổng hợp clorophyl, hyđrocacbon và vitamin C. Khi thiếu hoặc thừa mangan đều làm giảm sản lượng cây trồng, với liều lượng thích hợp thì cây phát triển tốt có khả năng chịu sâu bệnh cao.

Ở động vật, mangan tham gia vào cấu trúc và có tác động hoạt hoá nhiều loại enzim, tham gia vào các phản ứng chuyển hoá tổng hợp hàng loạt vitamin B1, B6, C, E và được tìm thấy nhiều nhất ở gan [8]. Mangan đặc biệt cần cho gia xúc nhỏ để chống suy dinh dưỡng, gia cầm rất nhạy cảm khi thiếu mangan chúng sẽ mắc bệnh peroris (biến dạng xương chân và cánh)[7].

Mangan giữ vai trò quan trọng cho quá trình oxi hoá, nó có trong thành phần enzim oxi hoá, Mn2+ tham gia vào nhiều phản ứng trao đổi trung gian.

Ví dụ: Mangan kích thích sự phân giải gluxit hoạt hoá quá trình photpho hoá glucoza (men photpho gluconutaza). Ion Mn2+ làm tăng cường trao đổi protit, quá trình tạo xương bằng các hoạt hoá men photphataza kiềm tính của huyết thanh là những men giúp cho quá trình tích luỹ Ca(PO4)2 ở mô xương.

Khi nghiên cứu những vùng có nhiều người bị mắc bệnh bướu cổ đã phát hiện rằng ngoài việc thiếu iốt, thì thức ăn và nước uống có hàm lượng Zn, Mn, Co… rất thấp, do vậy làm suy yếu sức khoẻ và thúc đẩy bệnh bướu cổ phát triển.

Mangan chỉ có biểu hiện tốt với cơ thể nếu sử dụng đúng liều lượng sinh học. Nếu lượng đủ lớn các hợp chất chứa mangan đặc biệt là các hợp chất của Mn2+

gây tác hại cho cơ thể như một chất độc điển hình, chúng gây nên sự rối loạn khác nhau của hệ thần kinh.

Giới hạn cho phép của hàm lược mangan trong nước sinh hoạt chất lượng loại A là 0.1mg/l, loại B là 0.5mg/l (TCVN 1942-1995)[10].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng xỉ thải pyrit của công ty supe phốt phát và hóa chất lâm thao làm vật liệu xử lý asen và mangan trong nước ngầm sử dụng làm nước sinh hoạt (Trang 26)