Xác định mangan bằng phƣơng pháp trắc quang

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng xỉ thải pyrit của công ty supe phốt phát và hóa chất lâm thao làm vật liệu xử lý asen và mangan trong nước ngầm sử dụng làm nước sinh hoạt (Trang 48)

2.5.1 Nguyên tắc phân tích

Oxy hóa hoàn toàn Mn2+ thành MnO4- trong môi trường axit bằng (NH4)2S2O8 với xúc tác AgNO3. Sau đó xác định nồng độ MnO4- theo phương pháp đo quang ở bước sóng λ = 525 nm.

2 Mn2+ + 5 S2O82- + 8 H2O = 10 SO42- + 2 MnO4- + 16 H+ Sau khi đã chuyển toàn bộ Mn2+

thành MnO4-, cần phải loại bỏ lượng dư S2O82- bằng cách đun sôi dung dịch sau phản ứng.

2H2S2O8 + 2 H2O = 4 H2SO4 + O2

2.5.2. Quy trình phân tích

Dùng pipet hút chính xác 9,5ml dung dịch mẫu phân tích vào ống nghiệm khô, thêm 0,5ml axit H2SO4 đặc; 2-3 giọt AgNO3 10%. Thêm tiếp 1g amonipesunfat, lắc đều cho tan hết. Sau đó đem đun cách thủy cho dung dịch hiện màu (khoảng 10 – 15 phút). Để nguội rồi đem đo mật độ quang trên máy trắc quang ở bước sóng λ = 525 nm với dung dịch so sánh là mẫu trắng.

2.5.3. Xây dựng đường chuẩn

Từ dung dịch gốc Mn2+ có nồng độ 1g/l đã pha trên, pha thành dung dịch có nồng độ 100mg/l bằng cách: hút chính xác 10,0ml dung dịch gốc trên định mức trong bình định mức 100 ml. Từ dung dịch có nồng độ 100mg/l vừa pha, pha thành 1 dãy dung dịch chuẩn có nồng độ 1, 2, 3, 4, 5 (mg/l) định mức trong bình định mức 100ml, ta có bảng số liệu:

Bảng 2.3: Số liệu pha dãy dung dịch chuẩn Mn2+ từ dung dịch chuẩn có nồng độ 100mg/l: STT 1 2 3 4 5 6 Dãy dd chuẩn [Mn2+] mg/l 0 1 2 3 4 5 Vcần lấy từ dd có nồng độ 100mg/l (ml) 0 1 2 3 4 5

Lần lượt lấy 9,5 ml dung dịch các mẫu ở trên cho vào ống nghiệm đã đánh số thứ tự. Phân tích mẫu theo quy trình trên, sau đó đem đo mật độ quang với cùng

một cuvet ở bước sóng  = 523 nm, dung dịch so sánh là mẫu trắng; ta thu được kết quả sau:

Bảng 2.4 : Dữ liệu xây dựng đường chuẩn

STT 1 2 3 4 5

[Mn2+]mg/l 1 2 3 4 5

Mật độ quang 0,066 0,102 0,139 0.173 0,209

Hình 2.5: Đồ thị đường chuẩn phân tích Mn2+

Từ đồ thị đường chuẩn ta thấy rằng trong khoảng nồng độ Mn2+ từ 1  5 mg/l thì mật độ quang phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ Mn2+ tuân theo định luật Lamber-Beer. Vì vậy, sau này khi xác định Mn2+ trong mẫu ta cần đưa về khoảng nồng độ này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng xỉ thải pyrit của công ty supe phốt phát và hóa chất lâm thao làm vật liệu xử lý asen và mangan trong nước ngầm sử dụng làm nước sinh hoạt (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)