Thí nghiệm 3: TN về thức ăn giai đoạn cá sinh sản và thành thục 8-12 tháng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp canh tác nhằm tăng năng suât và phẩm chất dứa cayenne trên đất phèn ngoại thành tp.hồ chí minh (Trang 44)

và tái phát dục tốt, tăng trưởng tốt và biểu hiện màu sắc sớm-đẹp.

b. Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 1/6/2007 đến ngày 1/10/2007

c. Địa điểm: Trại cá Thạch Trần Vân Hà- Địa chỉ: số 168/1 Khu phố I, P. Thạnh xuân, Q12.

d. Đối tượng thí nghiệm: Cá dĩa được nuôi từ hai tháng tuổi đến đầu 7 tháng tuổi. Chọn 90 con cá khỏe, linh hoạt, vây vẩy đều, không trầy xước, đi ngoài sạch, phân đen, ăn mồi nhanh, khỏe để phân lô thí nghiệm.

e. Chỉ tiêu theo dõi

- Sự tăng trưởng (chiều dài thân) (cm). - Khả năng hấp dẫn thức ăn.

- Thời gian thành thục và tái phái dục (ngày). - Sức sinh sản thực tế (trứng/cá cái).

f. Bố trí thí nghiệm thức ăn

Bảng 2.4: Thành phần nguyên liệu thức ăn thí nghiệm

Thành phần Đối chứng NT1 NT2

Tim bò xay nhuyễn (%) 90,9 45,5 83,4

Tôm bóc nõn (%) 45,5 83,4

Spirulina (%) 4,6 4,5 8,3 8,3

Premix (%) 2,7 2,7 5 5

Men tiêu hóa (%) 1,8 1,8 3,3 3,3 Nghiệm thức 2: thịt bò xay nhuyễn hoặc tôm, tép xay nhuyễn thay đổi mỗi ngày

Bảng 2.5: Thành phần sinh hóa trong thức ăn thí nghiệm

Thức ăn Thành phần Đối chứng Nghiệm thức I Nghiệm thức II Độẩm (%) 73,54 74,87 73,64 72,82 Protein thô (%) 17,25 17,55 17,24 16,78 Lipid (%) 3,37 3,16 1,86 1,15 Tro (%) 1,76 1,76 1,99 2,26 Carbohydrate (%) 4,08 2,11 5,27 6,99

* Phương pháp bố trí: Ở giai đoạn cá 7 tháng tuổi chưa thể phân biệt được đực cái nên chúng ta bố trí ngẫu nhiên, 90 con cá được chia thành 3 nhóm tương ứng với 3 nghiệm thức ăn. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần, 10 con/nghiệm thức.

* Phương pháp bắt cặp cho cá sinh sản khi cá đến giai đoạn thành thục: khi thấy dấu hiệu cá bắt cặp tiến hành chuyển sang bểđẻ.

* Phương pháp phân biệt cá đực, cá cái (theo Nguyễn Minh (16), Võ Văn Chi (4)): Cá đực có đầu gù hơn, rộng và tròn, môi nhô ra hơn, vây đuôi rộng, nhọn hơn, uốn cong ở phần đỉnh và vây bụng uốn cong ởđáy, hung hăng hơn cá cái. Khi vào giai đoạn thành thục, gai sinh dục ở cá đực lồi ra, ngắn, chia làm hai thùy nhọn và hơi cong về

phía sau; cá cái gai sinh dục lồi ra dài khoảng 3 mm, có dạng tù và thẳng.

* Phương pháp chăm sóc cá ở giai đoạn nuôi vỗ và sinh sản

- Chăm sóc giai đoạn nuôi vỗ: cho cá ăn ngày hai lần vào lúc 9g sáng và 3 giờ

- Chăm sóc cá đẻ khi cá đang ấp trứng: tiến hành rút xiphong đáy rút 1/5 nước trong bể và châm lại bằng mực nước cũ.

- Chăm sóc cá đẻ khi đang nuôi con: thay nước 1 lần\ngày khoảng ¼ lượng nước trong bể

* Phương pháp theo dõi chỉ tiêu

- Kiểm tra chiều dài cá 7 tháng tuổi: Bắt 10 con/lần lặp đểđo chiều dài. Từđó, suy ra chiều dài và trọng lượng trung bình mỗi cá thể.

- Kiểm tra chiều dài cá trưởng thành: Khi cá thí nghiệm trưởng thành đo chiều dài toàn bộ cá có trong mỗi nghiệm thức.Sau đó, tính chiều dài trung bình của cá ở

mỗi nghiệm thức.

- Sự tăng trưởng về chiều dài (cm) = L2 - L1 L1: Chiều dài cá 7 tháng tuổi (cm)

L2: Chiều dài cá trưởng thành (cm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự hấp dẫn thức ăn: Quan sát hoạt động bắt mồi của cá dựa vào thời gian cá tiến hành bắt mồi nhanh hay chậm.

- Xác định thời gian thành thục: là thời gian từ khi cá nởđến lần sinh sản đầu tiên - Xác định thời gian tái phát dục của cá bố mẹ: thời gian này đựơc tính từ ngày

đẻ trứng đợt trước đến ngày đẻ trứng đợt kế tiếp.

- Sức sinh sản thực tế (trứng/cá cái): Khi cá đẻ trứng xong khoảng 30 phút thì dùng máy ảnh chụp lại hình ảnh của ổ trứng qua kính lúp sau đó đưa vào máy vi tính sử dụng photoshop chia thành nhiều ô đểđếm số lượng trứng trên ổ.

- Tỷ lệ nở (%): Đếm số trứng hư trên ổ sau khi cá đẻ khoảng 24h. Những trứng hư, không thụ tinh chuyển sang màu trắng đục, trứng được thụ tinh có màu xám trong. Sau khi cá nởđếm số lượng cá con nở ra và tỷ lệ nởđược tính theo công thức

Số lượng cá con nở ra (con)

- Tỷ lệ nở (%) = x 100 Số lượng trứng thụ tinh (hạt)

4. Thí nghiệm 4: Thí nghiệm về hormon trong sản xuất giống

a. Mục tiêu: Nhằm tăng năng suất và chủđộng trong việc sản xuất giống cá

b. Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 7/2008 đến ngày 11/2008

c. Địa điểm: Trại cá Phượng, xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, Tp. HCM

d. Đối tượng thí nghiệm: Sử dụng cá dĩa (Symphysodon spp.) 15 tháng tuổi, cá khỏe, không mang bệnh, đã qua sinh sản 3 lần, nuôi con tốt.

e. Chỉ tiêu theo dõi

- Thời gian tái phát dục (ngày)

- Sức sinh sản thực tế (số trứng/cá cái) - Tỷ lệ nở (%)

f. Bố trí thí nghiệm

Liều lượng tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều cho cá cái. Thực hiện phương pháp tiêm 1 lần. Vị trí tiêm là gốc vây ngực

Bảng 2.6: Các loại chất kích thích sinh sản và liều lượng sử dụng

Nghiệm thức (NT) Loại chất kích thích sinh sản Liều lượng

Đối chứng Cá sinh sản tự nhiên Không thực hiện

NT 1 HCG 1000 UI/kg cá cái NT 2 HCG 2000 UI/kg cá cái LH-RH-A 100 µg/kg cá cái NT 3 Domperidon 5mg/kg LH-RH-A 200 µg/kg cá cái NT 4 Domperidon 5mg/kg

* Phương pháp pha thuốc sử dụng để tiêm cá

- HCG: Sử dụng 10 ml nước muối sinh lý 9% cho một ống HCG (10000 UI). Lượng dung dịch đã pha tiêm cho cá tùy thuộc liều lượng HCG yêu cầu và trọng lượng cá bố mẹ

- LH-Rh-A: giã nhuyễn 1 viên domperidon (10 mg) pha với 2 ml nước muối sinh lý 9% (dung dịch 1). Dùng 3ml nước muối sinh lý 9% vào một ống LH-Rh-A (200 µg)

(dung dịch 2). Sau đó dùng kiêm tiêm hút lấy 1ml dung dịch 1 cho vào dung dịch 2

được dung dịch thuốc cần sử dụng. Lượng dung dịch đã pha tiêm cho cá tùy thuộc liều lượng LH-Rh-A yêu cầu và trọng lượng cá bố mẹ

* Phương pháp chăm sóc

- Thức ăn: Tim bò được sử dụng làm thức ăn cho cá trong thời gian này - Cho ăn: Cho cá ăn 3 lần/ngày.

- Thay nước: Trước khi cá đẻ, mỗi ngày thay ½ bể nước. Khi cá đẻ trứng thì thay 1/5 lượng nước trong bể cho đến khi cá nở.

d. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định thời gian tái phát dục của cá bố mẹ: thời gian này đựơc tính từ ngày đẻ

trứng đợt trước đến ngày đẻ trứng đợt kế tiếp.

- Sức sinh sản thực tế (trứng/cá cái): Khi cá đẻ trứng xong khoảng 30 phút thì dùng máy ảnh chụp lại hình ảnh của ổ trứng qua kính lúp sau đó đưa vào máy vi tính sử

dụng photoshop chia thành nhiều ô đểđếm số lượng trứng trên ổ.

- Tỷ lệ nở (%): Đếm số trứng hư trên ổ sau khi cá đẻ khoảng 24h. Những trứng hư, không thụ tinh chuyển sang màu trắng đục, trứng được thụ tinh có màu xám trong. Sau khi cá nởđếm số lượng cá con nở ra và tỷ lệ nởđược tính theo công thức

Số lượng cá con nở ra (con)

- Tỷ lệ nở (%) = x 100 Số lượng trứng thụ tinh (hạt)

5. Thí nghiệm 5: Thí nghiệm so sánh một số kỹ thuật trong quy trình sản xuất giống

1 Thí nghiệm về kỹ thuật ép cá

a. Mục tiêu: Xác định phương pháp ép cá đẻ tốt nhất để áp dụng vào thực tiễn sản xuất

b. Thời gian thực hiện: từ tháng 5/2008 đến 11/2008

c. Địa điểm thực hiện: Trại cá Châu Tống, 168/1, tổ 1, khu phố 1, phường Thạnh Xuân, Q.12

d. Đối tượng thí nghiệm: Nuôi vỗ80 con cá dĩa Bông xanh12 tháng tuổi trong bốn bể kính 150 cm x 50 cm x 50 cmđể tiến hành bắt cặp cho cá đẻ. Trong số 80 con cá trên chúng tôi quan sát, chọn được 8 cặp cá bắt cặp tự nhiên (cá đực và cá cái đi cùng với nhau). Bắt ngẫu nhiên 14 con đực và 14 con cái từ 64 con cá còn lại, bố trí thành 14 cặp, gọi là bắt cặp nhân tạo (bắt ngẫu nhiên 1 con cá cái và 1 con đực thành

thục để bắt cặp). Trong 14 cặp nhân tạo chọn được 5 cặp cá có dấu hiệu sinh sản. Cho 13 cặp cá đã bắt cặp cho sinh sản lần đầu tiên để xác định cặp cá có khả năng sinh sản tốt. Chọn ra 3 cặp cá đẻ và nuôi con tốt trong 8 cặp cá bắt cặp tự nhiên và 3 cặp cá trong số 5 cặp cá bắt cặp nhân tạo để bố trí thí nghiệm.

e. Chỉ tiêu theo dõi

- Sức sinh sản thực tế (số trứng/cá cái) - Tỷ lệ trứng nở (%) - Tỷ lệ cá bố mẹ chấp nhận ấp trứng, nuôi con (%) f. Bố trí thí nghiệm Bảng 2.7: Cá bắt cặp tự nhiên và nhân tạo Nghiệm thức Số lượng cặp cá (cặp) NT1: Bắt cặp tự nhiên 3 NT2: Bắt cặp nhân tạo 3 * Điều kiện thí nghiệm và phương pháp chăm sóc

- Môi trường nước ổn định cho đặc điểm cá sinh sản ( pH = 6,0 - 6, 3, dH = 4, t0: 28 ). Dùng nhiệt kếđể kiểm tra nhiệt độ, máy đo pH xác định pH trong bể nuôi và nguồn nước.

- Thức ăn cho cá: Tim bò trộn men tiêu hóa, Premix

- Chăm sóc: Cho cá ăn 3 lần/ngày, thay nước 1/2 bể mỗi ngày, khi cá đẻ thì hút chất dơ ra khỏi bể và thay 1/5 nước.

* Phương pháp xác định dấu hiệu cá thành thục và chuẩn bị sinh sản: hàng ngày quan sát hoạt động của cá khi cá có dấu hiệu bắt cặp, ve vãn với nhau, ít bắt mồi và hay đứng lại, có khi rung lên toàn thân thì bắt cặp cá có các biểu hiện trên chuyển sang bểđẻ.

* Phương pháp chuẩn bị bể đẻ: bố trí giá thể với vật liệu là gạch hình tam giác ở giữa hồ cách mặt nước 15cm để làm nơi cho cá đẻ.

* Phương pháp theo dõi chỉ tiêu

- Sức sinh sản thực tế (trứng/cá cái): Khi cá đẻ trứng xong khoảng 30 phút thì dùng máy ảnh chụp lại hình ảnh của ổ trứng qua kính lúp sau đó đưa vào máy vi tính sử dụng photoshop chia thành nhiều ô đểđếm số lượng trứng trên ổ.

- Tỷ lệ nở (%): Đếm số trứng hư trên ổ sau khi cá đẻ khoảng 24h. Những trứng hư, không thụ tinh chuyển sang màu trắng đục, trứng được thụ tinh có màu xám trong. Sau khi cá nởđếm số lượng cá con nở ra và tỷ lệ nởđược tính theo công thức

Số lượng cá con nở (con)

Tỷ lệ nở (%) = x 100 Số lượng trứng thụ tinh (hạt)

- Tỷ lệ cá bố mẹ chấp nhận ấp trứng, nuôi con: Theo dõi cá bố mẹ chăm sóc trứng và nuôi con đến khi cá con bơi lên bám mình bố mẹ, nếu cá bố mẹ không ăn trứng và ăn con thì cặp cá đó chấp nhận ấp trứng, nuôi con và được tính theo công thức

Số cặp cá bố mẹ chấp nhận ấp trứng Tỷ lệ cá bố mẹ chấp nhận ấp trứng (%) = x 100 Số cặp cá bố mẹ tham gia đẻ trứng Số cặp cá bố mẹ chấp nhận nuôi con Tỷ lệ cá bố mẹ chấp nhận nuôi con (%) = x 100 Số cặp cá bố mẹ tham gia nuôi con

2 Thí nghiệm các phương pháp ấp trứng

a. Mục tiêu: So sánh các phương pháp ấp trứng để xác định được phương pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ấp trứng hiệu quả và có tính kinh tế nhất để áp dụng vào thực tiễn.

b. Thời gian thực hiện: từ tháng 5/2008 đến 11/2008

c. Địa điểm thực hiện: Trại cá Châu Tống, 168/1, tổ 1, khu phố 1, phường Thạnh Xuân, Q.12

d. Đối tượng thí nghiệm: Sử dụng 9 cặp cá dĩa bông xanh đã bắt cặp và sinh sản tốt để bố trí thí nghiệm các phương pháp ấp trứng

e. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nở (%)

f. Bố trí thí nghiệm

Bảng 2.8: Các phương pháp ấp trứng

Nghiệm thức Số lượng cặp cá (cặp)

Đối chứng: Ấp trứng tự nhiên 3

NT2: Tách cá khỏi trứng sau khi đẻ, gửi cá vú 3

* Phương pháp ấp trứng tự nhiên: Sau khi cá bố mẹ đẻ xong để cá bố mẹ chăm sóc trứng

* Phương pháp cách lưới giữa trứng với cá bố mẹ: Sau khi cá bố mẹđẻ xong lấy lưới bằng inox chụp lên ổ trứng, khoảng cách từ lưới đến trứng 1cm để cá bố mẹ

vẫn có thể quạt nước vào cho trứng.

* Phương pháp ấp trứng tách cá khỏi trứng sau khi đẻ, gửi cá vú: Nuôi

đồng thời một số cặp cá Bông xanh để sử dụng làm cá nuôi vú, các cặp cá này có khả

năng nuôi con tốt, không có thói quen ăn trứng và cá con. Sau khi cá đẻ xong lấy cả

giá thể chứa trứng đưa qua bể cá nuôi vú và lấy trứng của cá nuôi vú bỏ đi để cá vú chăm sóc trứng. Cá nuôi vú và cá thí nghiệm phải đẻ cùng lúc hoặc cách nhau 1 ngày.

* Phương pháp theo dõi chỉ tiêu

Tỷ lệ nở (%): Đếm số trứng hư trên ổ sau khi cá đẻ khoảng 24h. những trứng hư, không thụ tinh chuyển sang màu trắng đục, trứng được thụ tinh có màu xám trong. Sau khi cá nởđếm số lượng cá con nở ra và tỷ lệ nởđược tính theo công thức

Số lượng cá con nở (con)

Tỷ lệ nở (%) = x 100 Số lượng trứng thụ tinh (hạt)

3 Thí nghiệm thời gian tách bầy và tái phát dục của cá bố mẹ

a. Mục tiêu thí nghiệm: Xác định thời gian tách bầy phù hợp cho cá con để nuôi dưỡng lại cá bố mẹ cho kỳ sinh sản tiếp theo, rút ngắn thời gian tái phát dục của cá bố mẹ.

b. Thời gian thực hiện: từ tháng 5/2008 đến 11/2008

c. Địa điểm thực hiện: Trại cá Châu Tống, 168/1, tổ 1, khu phố 1, phường Thạnh Xuân, Q.12

d. Đối tượng thí nghiệm: Cá Dĩa đang nuôi con, cá con 6 - 30 ngày tuổi.

e. Chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ sống của cá con 1 tháng tuổi (%)

- Thời gian tái phát dục của cá bố mẹ (tính từ ngày tách bầy).

f. Bố trí thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.9: Các phương pháp tách bầy

- Đối chứng: Tách bầy tự nhiên khi cá con không còn bám mình bố mẹ

3

- NT 1: Gởi nuôi vú (cá con được 1 ngày tuổi) 3 - NT 2: Tách bầy khi cá con được 1 tuần tuổi 3

- NT 3: Tách bầy khi cá con được 2 tuần tuổi 3

* Điều kiện thí nghiệm và phương pháp chăm sóc

- Thí nghiệm được bố trí trong phòng, sử dụng nguồn nước ngầm đã qua xử lý phù hợp với cá Dĩa bột ( pH: 6,3 - 6, 5; t0: 27 - 280C ).

+ Thức ăn: Ở lô đối chứng và NT1 cho cá con ăn trùn chỉ, NT2 cho cá ăn luân trùng đến ngày thứ 10, sau đó cho ăn Artemia đến ngày 20 cho cá ăn trùn chỉ, NT3 cho cá ăn Artemia đến ngày 20 rồi chuyển sang cho ăn trùn chỉ.

+ Cho cá ăn: ngày cho ăn 3 lần vào lúc 8h, 11h, 16h

+ Thay nước: Cá mới tách bầy trong 2 ngày đầu không thay nước mà chỉ châm nước bù vào lượng nước do xiphong đáy rút thức ăn và chất bẩn ra. Những ngày tiếp theo thay ¼ lượng nước trong bể.

* Phương pháp xác định thời gian tái phát dục của cá bố mẹ: thời gian này

được tính từ ngày đẻ trứng đợt trước đến ngày đẻ trứng đợt kế tiếp.

2.5.1.3 Một số phương pháp sử dụng chung cho các thí nghiệm 1. Chăm sóc cá và ghi nhận kết quả thí nghiệm 1. Chăm sóc cá và ghi nhận kết quả thí nghiệm

- Dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ, pH kế xác định pH trong bể nuôi hàng ngày vào buổi sáng và chiều tối.

- Dùng các loại thuốc sát trùng và một số loại thuốc trị bệnh cho cá (KMn04, metronidazol, tetracycline, thuốc trị nấm trên cá…)

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp canh tác nhằm tăng năng suât và phẩm chất dứa cayenne trên đất phèn ngoại thành tp.hồ chí minh (Trang 44)