Giá trị con giống và tiềm năng phát triển cádĩa

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp canh tác nhằm tăng năng suât và phẩm chất dứa cayenne trên đất phèn ngoại thành tp.hồ chí minh (Trang 61)

Bảng 3.9: Giá trị trung bình một cặp cá dĩa bố mẹ trưởng thành đã bình tuyển

STT Giống cá dĩa bố mẹ trưởng thành Giá (đồng/cặp)

1 Pigeon snake skin (Bồ câu) 800.000 – 3.000.000 2 Leopard skin (Beo) 1.400.000 – 3.000.000 3 Blue Turquoise (Bông xanh) 300.000 – 800.000 4 Ghost (Dĩa ma) 200.000 – 300.000

5 Blue diamond (Lam) 400.000 – 800.000

6 Blue snake skin (Da rắn) 500.000 – 2.000.000

7 Snow White (Trắng) 400.000 – 1.600.000

8 Red (Đỏ) 1.000.000 – 2.000.000

9 Golden classic (Vàng) > 1.400.000 10 Albino, Red Melon, Red golden, Tuyết

hồng, Tuyết vàng, Hoa hồng đỏ, Nâu …)

> 3.000.000

(Giá trên được ghi nhận theo kết quảđiều tra từ tháng 8/2006 đến 10/2006)

- Các loại cá thuộc dòng Bồ câu (Hình 6): dòng cá chủ lực của các cơ sở, hiện nay, dòng cá này có nhu cầu xuất khẩu nhiều nên các cơ sở hầu hết đều sản xuất dòng bồ câu.

- Các loại cá thuộc dòng cá Beo (Hình 7): trong dòng này có beo đỏ, beo vàng và beo xanh. Đây là dòng cá quý và có giá cao. Tuy nhiên, cá đẹp không nhiều, dễ bị

phân tính. Hoa văn có thể thay đổi theo tuổi cá.

- Các dòng cá thuộc Bông xanh (Hình 8): là dòng cá có mặt tại Việt Nam từ

nhiều năm nay. Dòng cá này khá thuần, khả năng sinh sản tốt, nuôi con khỏe. Tuy nhiên, chúng có giá không ổn định tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, nhưng thường không cao. Có thể chia thành hai loại gồm các loại xanh thường và xanh bông cúc. Dòng cá này chủ yếu được sử dụng để làm cá bố mẹ nuôi vú.

- Các dòng thuộc cá dĩa ma (Hình 9): giá trị không cao, không hấp dẫn về màu sắc. Đây là dòng lai không thuần, dễ dẫn đến phân tính ở thế hệ con.

- Các dòng cá dĩa lam (Hình 10): hiện dòng này giá trị không cao và không

được ưa chuộng nhiều tại thành phố nhưng vẫn được nhiều người nuôi (chiếm 74%) vì dễ chăm sóc.

- Các dòng cá da rắn (Hình 11): các dòng này mới, lạ, khá được ưa chuộng, tuy nhiên để chọn được cá đẹp thì phải tốn nhiều công sức vì các dòng cá này thường phân tính nhiều.

- Các dòng cá trắng (Hình 12): mới nhập nội, có giá trị cao. Tuy nhiên, hiện nay không phổ biến lắm (32%) nhưng lại là dòng cá nền để lai tạo các dòng cá mới khác.

- Các dòng cá đỏ (Hình 13): dòng cá được ưa chuộng trong những năm gần đây (48%). Dòng này có giá trị cao, tuy nhiên do mới nhập nội nên khả năng thích nghi chưa cao, sức sinh sản kém.

- Các dòng cá vàng (Hình 14): là dòng cá hiếm, quí và được nhiều người săn lùng (16%). Giá trị của dòng này cao nhưng khả năng thuần duỡng chưa cao.

- Các dòng cá khác: như dòng Albino (Hình 15), Malboro (Red melon)(Hình 16), Red Gold (Hình 17), Tuyết hồng (Hình 18), Tuyết vàng (Hình 19), cá dĩa nâu (Hình 20) là dòng cá mới nhập nội khả năng phân tính rất cao và việc định danh chưa rõ ràng.

Chúng tôi nhận thấy giá trị con giống phụ thuộc vào thị trường là chủ yếu. Hiện nay, giá thị trường của con giống chưa có giá thống nhất mà chủ yếu dựa vào thỏa thuận giữa người mua và người bán. Cá dĩa được du nhập ngày càng nhiều nên cho

đến nay dòng cá dĩa ở thành phố Hồ Chí Minh khá phong phú, có nguồn để nuôi và tự

sản xuất giống cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. .

Hình 8: Dòng cá Bông h

Hình 16: Cá dĩa M lb

3.1.1.5 Thị trường của các hộ sản xuất cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 1. Thị trường của các hộ sản xuất cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 1. Thị trường của các hộ sản xuất cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Bảng 3.10: Tỷ lệ các hộ sản xuất cá giống dòng thuần và dòng mới nhập nội Xuất xứ cá giống Số hộđiều tra (n = 50) Tỷ lệ các hộ nuôi (%) Cá giống dòng thuần 46 92 Cá mới nhập nội 23 46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu điều tra cho thấy: gần 50% các hộ được điều tra đang cho sinh sản những dòng cá mới nhập nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người nuôi cá cảnh trong và ngoài nước. Điều này cho thấy người nuôi cá dĩa thành phố khá nhanh nhạy với thị

trường trong và ngoài nước. Hầu hết các hộ nuôi cá dĩa (92%) có nuôi cá sinh sản đối với những dòng thuần (đã được thuần dưỡng lâu năm tại Việt Nam). Với việc quan tâm sản xuất cá giống của các cơ sởđã giúp cung cấp được một phần đáng kể nhu cầu

Hình 18: Cá dĩa Tuyết Hồ Hình 19: Cá dĩa Tuyết à Hình 17: Cá dĩa Red Gold Hình 20: Cá dĩa Nâu

nuôi cá dĩa của thành phố (xuất 54.412 con/9 tháng đầu năm 2005) (nguồn: Sở Nông Nghiệp TP.HCM).

Bảng dưới đây giới thiệu sơ bộ về thị trường tiêu thụ cá dĩa của Việt Nam. Bảng 3.11: Thị trường tiêu thụ cá dĩa

Kênh phân phối Số hộđiều tra

(n = 50)

Tỷ lệ (%)

Nội địa 28 56

Xuất khẩu + nội địa 22 44

Qua kết quả điều tra ở trên cho thấy đa số các hộ sản xuất đều xuất bán trong nước (chiếm 56%). Các hộ này đa số là những hộ nuôi mới hoặc quy mô nhỏ, chưa có khả năng sản xuất được số lượng lớn cá dĩa với chất lượng cao để xuất khẩu. Những cơ sở nuôi quy mô lớn (44%) thường xuất bán trực tiếp và thu gom cá ở những cơ sở

nhỏ để dưỡng trước khi xuất bán. Các hộ này tập trung vào cả hai thị trường xuất khẩu và nội địa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp canh tác nhằm tăng năng suât và phẩm chất dứa cayenne trên đất phèn ngoại thành tp.hồ chí minh (Trang 61)