2.5.1.1 Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất cá dĩa (Symphysodon spp.) ở
Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận
a. Mục tiêu: Khảo sát hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cá dĩa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá trình độ kỹ thuật đang áp dụng.
c. Địa điểm thực hiện: các trại, cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh cá dĩa trên
địa bàn quận 5, 8, 9, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, ThủĐức.
d. Chỉ tiêu khảo sát:
* Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
- Qui mô sản xuất của các cơ sở sản xuất cá dĩa
- Kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất cá dĩa
- Lực lượng lao động và trình độ chuyên môn của các cơ sở nuôi cá dĩa - Chủng loại cá dĩa trên địa bàn thành phố(tự sản xuất, mới nhập nội)
- Thị trường tiêu thụ cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - Hiệu quả kinh tế
* Đánh giá trình độ kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
- Kỹ thuật nuôi dưỡng
- Kỹ thuật sản xuất giống và chọn giống - Biện pháp xử lý nguồn nước
- Loại thức ăn
e. Phương pháp thu thập số liệu
- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra và quan sát thực tế hiện trạng sản xuất và kinh doanh của sơ sở, sau đó tổng hợp, phân loại theo yêu cầu, phân tích kết quả thu được.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ việc điều tra thu thập số liệu trực tế và số
liệu từ các cơ quan chức năng như: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp.Hồ Chí Minh, Hội cá cảnh Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Khuyến nông Tp.Hồ Chí Minh, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tp. Hồ Chí Minh và các nguồn sách báo, tạp chí, internet.
2.5.1.2 Nội dung 2: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cá dĩa 1. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thức ăn thay nhớt cá bố mẹ cho cá 6 – 15 ngày tuổi 1. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thức ăn thay nhớt cá bố mẹ cho cá 6 – 15 ngày tuổi
a. Mục tiêu: Xây dựng chếđộ dinh dưỡng thích hợp có thể thay thế nhớt cá bố
tái phát dục của cá bố mẹ quý hiếm. Góp phần sản xuất nhanh số lượng cá con theo yêu cầu thị trường
b. Thời gian thực hiện: từ 17/10/2008 đến ngày 11/11/2008
c. Địa điểm thực hiện: Trại nuôi cá dĩa Phượng, xã Vĩnh Lộc, H.Bình Chánh, Tp. HCM
d. Đối tượng thí nghiệm: Sử dụng 3 cặp cá dĩa bố mẹ mang con từ 120 – 130 con.Cá con 5 ngày tuổi (được tính kể từ ngày cá bắt đầu bám mình bố mẹ) từ mỗi cặp cá dĩa (Symphysodon spp.) bố mẹ. Tổ cá dĩa được chọn trong thí nghiệm có từ 120 con. Số cá con trên được phân thành 4 nhóm, mỗi nhóm là 30 con. Trong đó, nhóm 1 dùng để bố trí thí nghiệm cá bố mẹ nuôi tự nhiên; nhóm 2 bố trí thí nghiệm với thức ăn là luân trùng (Rotifer) và artemia; nhóm 3 thí nghiệm với thức ăn là con mẻ. Do số cá trong cùng một tổ không có sự khác biệt nên chúng tôi sử dụng số cá còn lại 30 con để
tiến hành cân, đo lấy số liệu đầu vào như chiều dài và trọng lượng.Hằng ngày quan sát cá con ăn bằng kính lúp và đếm số lượng cá để theo dõi tỷ lệ sống và số ngày sống theo độ tuổi của cá từ 6 ngày tuổi đến 15 ngày tuổi.
e. Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ sống của cá con từ 6 ngày tuổi đến 15 ngày tuổi (%) - Số ngày sống của cá con từ 6 ngày tuổi đến 15 ngày tuổi (ngày)
f. Bố trí thí nghiệm
Bảng 2.1: Thức ăn tự nhiên trong thí nghiệm
Thức ăn Đối chứng NT 1 NT 2
Nhớt cá bố mẹ x
Luân trùng (Rotifer), artermia x
Con mẻ x
* Phương pháp chuẩn bị thức ăn cho cá
Luân trùng (Rotifer) được mua từ trường Đại học Cần Thơ. Sau đó, kiểm tra trên kính hiển vi để xác định mật độ luân trùng trước khi cho cá ăn đảm bảo mật độ 4 – 5 con/ml nước.
Con mẻđược làm từ 500g cơm nguội, 250g cháo loãng và cho 250 g mẻ giống.
Cho cơm vào hũ thủy tinh sạch, cháo còn ấm (khoảng 300C) cho vào cơm, dùng đũa quấy
đều, đậy nắp có thông khí, để khoảng 1 tuần là cơm lên men, có vị chua, càng để lâu càng chua, khi thấy cơm mẻở trạng thái quá loãng ta cho thêm cơm nguội vào hũ mẻ (gọi là
cho mẻăn) vì mẻ sinh sôi rất nhanh. Khi con mẻ sinh sôi sẽ bám lên thành hũ thủy tinh. Dùng tay phết một vệt con mẻ bám trên bình thủy tinh sau đó cho vào cốc thủy tinh đã chứa nước, để rửa bớt chất chua. Sau đó, sử dụng con mẻ cho cá ăn đảm bảo 4 – 5 con/ml Trứng Artemia được ấp trong nước muối 15‰ trong 18h nở thành ấu trùng, sau đó sử
dụng cho cá ăn với mật độ 4 – 5 con/ml
* Phương pháp đếm mật độ thức ăn bổ sung cho cá dĩa 6 – 15 ngày tuổi
Chúng tôi sử dụng một đĩa petri bằng nhựa có đường kính 30 cm, được kẻ ô với kích thước mỗi ô là 1 cm làm buồng đếm và được đếm trực tiếp trên kính hiển vi với lugol là dung dịch cốđịnh mẫu. Phương pháp đếm như sau: Hút 1 ml mẫu từ thức ăn chuẩn bị cho cá ăn vào buồng đếm, mẫu được cốđịnh bằng lugol, đếm số lượng cá thể
trong 1ml mẫu, từđó suy ra mật độ luân trùng, arterimia và con mẻ trong thức ăn.
* Điều kiện thí nghiệm và phương pháp chăm sóc
Cá thí nghiệm được bố trí trong bể kính kích thước (50cm x 50cm x 45cm) chứa thể tích nước là 80 lít. Sục khí vừa phải, nhiệt độ nước từ 27 – 28OC, nước sử
dụng là nước giếng.
Thay nước cho cá 1 lần/ngày. Sau khi cho cá ăn được 30 phút, tiến hành rút xiphông đáy khoảng 1/3 nước trong bể và cho nước khác vào.
Đối với NT1 (Luân trùng và Artemia): cá từ 6 - 9 ngày tuổi cho cá ăn 1lần/ngày với thức ăn là luân trùng và cá từ 10 – 15 ngày tuổi với thức ăn là artemia 1lần/ngày
Đối với NT2 (Con mẻ): cá từ 6 – 15 ngày tuổi cho cá ăn con mẻ 1lần/ngày.
* Phương pháp theo dõi chỉ tiêu
Số lượng cá đầu ra (con)
- Tỷ lệ sống(%) = x 100 Số lượng cá đầu vào (con)
- Sự tăng trưởng: Dùng cân phân tích để xác định trọng lượng cá 6 ngày tuổi và trọng lượng cá 15 ngày tuổi. Dùng giấy kẻ ôly và thước đo để xác định chiều dài cá. Chiều dài cá được đo từ mút mõm đến cuối vây đuôi.
- Kiểm tra chiều dài và trọng lượng cá 6 ngày tuổi: Bắt 30 con để cân trọng lượng và đo chiều dài. Từđó, suy ra chiều dài và trọng lượng trung bình mỗi cá thể.
- Kiểm tra chiều dài và trọng lượng cá 15 ngày tuổi: Khi cá thí nghiệm đạt 15 ngày tuổi cân trọng lượng và đo chiều dài toàn bộ cá có trong mỗi nghiệm thức. Sau
đó, tính chiều dài và trọng lượng trung bình của cá ở mỗi nghiệm thức. - Sự tăng trưởng về chiều dài (mm) = L2 - L1
L1: Chiều dài cá 6 ngày tuổi (mm) L2: Chiều dài cá 15 ngày tuổi (mm)
- Sự tăng trưởng về trọng lượng (mg) = W2 - W1 W1: Trọng lượng cá 6 ngày tuổi (mg)
W2: Trọng lượng cá 15 ngày tuổi (mg)
- Sự hấp dẫn thức ăn: Quan sát hoạt động bắt mồi của cá dựa vào thời gian cá tiến hành bắt mồi nhanh hay chậm.
- Bệnh cá: Dựa vào việc quan sát hoạt động, màu sắc của cá và tài liệu bệnh cá
để chẩn đoán bệnh cá.
2. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về thức ăn cho cá giai đoạn 15 – 30 ngày tuổi
a. Mục tiêu: Xác định công thức thức ăn thích hợp của cá, giúp cá có khả năng tăng trưởng tốt.
b. Thời gian thực hiện: từ tháng 18/10/2008 đến tháng 18/11/2008
c. Địa điểm thực hiện: Trại nuôi cá dĩa Phượng, xã Vĩnh Lộc, H.Bình Chánh, Tp. HCM
d. Đối tượng thí nghiệm: sử dụng 390 con cá dĩa bột 14 ngày tuổi từ 3 cặp cá dĩa Bông xanh 15 tháng tuổi đẻ và nuôi con tốt. Trong đó 360 cá con trên được phân lô tiến hành bố trí thí nghiệm và 30 con còn lại sử dụng cân đo lấy số liệu đầu vào.
e. Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ sống từ 15 – 30 ngày tuổi (%)
- Sự tăng trưởng (trọng lượng, chiều dài thân) - Bệnh cá
- Sự hấp dẫn của thức ăn
Bảng 2.2: Thành phần nguyên liệu thức ăn thí nghiệm
Thành phần Đối chứng NT1 NT2 NT 3
Bo bo x
Artemia x
Trùn chỉ x
Tim bò xay nhuyễn (%) 97
Spirulina (%) 1
Premix (%) 1
Men tiêu hóa (%) 1
Bảng 2.3: Thành phần sinh hóa trong thức ăn thí nghiệm
Thức ăn Thành phần Đối chứng Nghiệm thức I Nghiệm thức II Nghiệm thức III Độẩm (%) - - - 77,32 Protein thô (%) 56,5 64,3 66,3 16,79 Lipid (%) 19,3 20,3 2,0 3,98 Tro (%) - - - 1,06 Carbohydrate (%) - - - 0,85
* Phương pháp chuẩn bị thức ăn cho cá
Bo bo (moina) được mua về, rửa lại bằng nước sạch và giữ chúng trong chậu nước có đường kính lớn để bo bo kéo dài thời gian sống được 1 ngày và dùng vợt vớt bo bo cho cá ăn
Trùn chỉ mua vềđể khoảng 1 ngày để loại bỏ hết chất thải trong ruột của chúng, rửa lại bằng nước sạch và nước muối 1‰ và giữ chúng trong thau nước có đường kính lớn và sau khoảng 3 giờ tiến hành thay nước, dùng tay bắt trùn chỉ cho cá ăn.
Trứng Artemia được ấp trong nước muối 15‰ trong 18h nở thành ấu trùng, sau đó sử
dụng cho cá ăn với mật độ 4 – 5 con/ml
Tim bò, lọc sạch gân, xay nhuyễn, sau đó phối trộn với các thành phần khác theo tỉ lệ như trên. Hỗn hợp thức ăn trên được bảo quản trong tủđông và được cắt hình hạt lựu rồi cho cá ăn.
Cá thí nghiệm được bố trí trong bể kính kích thước (50cm x 50cm x 45cm) chứa thể tích nước là 80 lít. Sục khí vừa phải, nhiệt độ nước từ 27 – 28OC. Nước sử
dụng là nước giếng.
Cho cá ăn 2lần\ngày vào buổi sáng 9h và buổi chiều 15 giờ, cho ăn vừa đủ hoặc hơi thiếu, không cho ăn thừa
Sau khi cho cá ăn được 30 phút, tiến hành rút xiphông đáy rút thức ăn thừa ra ngoài. Thay 1/3 lượng nước trong bể cho cá 1lần/ngày vào lúc 5 giờ chiều
* Phương pháp theo dõi chỉ tiêu
Số lượng cá đầu ra (con)
- Tỷ lệ sống(%) = x 100 Số lượng cá đầu vào (con)
Số lượng cá con nở ra (con)
- Tỷ lệ nở (%) = x 100 Số lượng trứng thụ tinh (hạt)
- Sự tăng trưởng: Dùng cân kỹ thuật để xác định trọng lượng cá 14 ngày tuổi và trọng lượng cá 30 ngày tuổi. Dùng giấy kẻ ôly và thước đo để xác định chiều dài cá. Chiều dài cá được đo từ mút mõm đến cuối vây đuôi.
- Kiểm tra chiều dài và trọng lượng cá 14 ngày tuổi: Bắt ngẫu nhiên 10 con/lần lặp để cân trọng lượng và đo chiều dài. Từ đó, suy ra chiều dài và trọng lượng trung bình mỗi cá thể.
- Kiểm tra chiều dài và trọng lượng cá 30 ngày tuổi: Khi cá thí nghiệm đạt 30 ngày tuổi thì cân trọng lượng và đo chiều dài toàn bộ cá có trong mỗi nghiệm thức. Sau đó, tính chiều dài và trọng lượng trung bình của cá ở mỗi nghiệm thức.
- Sự tăng trưởng về chiều dài (cm) = L2 - L1 L1: Chiều dài cá 14 ngày tuổi (cm)
L2: Chiều dài cá 30 ngày tuổi (cm)
- Sự tăng trưởng về trọng lượng (mg) = W2 - W1 W2: Trọng lượng cá 30 ngày tuổi (mg)
W1: Trọng lượng cá 14 ngày tuổi (mg)
- Sự hấp dẫn thức ăn: Quan sát hoạt động bắt mồi của cá dựa vào thời gian cá tiến hành bắt mồi nhanh hay chậm.
- Bệnh cá: Dựa vào cảm quan, quan sát họat động, màu sắc và kết hợp sổ tay một số bệnh thường gặp trên cá dĩa tác gỉa Nguyễn Ngọc Du năm 2008 để xác định.
3. Thí nghiệm 3: TN về thức ăn giai đoạn cá sinh sản và thành thục 8 - 12 tháng a. Mục tiêu: Xác định công thức thức ăn thích hợp của cá, giúp cá thành thục a. Mục tiêu: Xác định công thức thức ăn thích hợp của cá, giúp cá thành thục và tái phát dục tốt, tăng trưởng tốt và biểu hiện màu sắc sớm-đẹp.
b. Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 1/6/2007 đến ngày 1/10/2007
c. Địa điểm: Trại cá Thạch Trần Vân Hà- Địa chỉ: số 168/1 Khu phố I, P. Thạnh xuân, Q12.
d. Đối tượng thí nghiệm: Cá dĩa được nuôi từ hai tháng tuổi đến đầu 7 tháng tuổi. Chọn 90 con cá khỏe, linh hoạt, vây vẩy đều, không trầy xước, đi ngoài sạch, phân đen, ăn mồi nhanh, khỏe để phân lô thí nghiệm.
e. Chỉ tiêu theo dõi
- Sự tăng trưởng (chiều dài thân) (cm). - Khả năng hấp dẫn thức ăn.
- Thời gian thành thục và tái phái dục (ngày). - Sức sinh sản thực tế (trứng/cá cái).
f. Bố trí thí nghiệm thức ăn
Bảng 2.4: Thành phần nguyên liệu thức ăn thí nghiệm
Thành phần Đối chứng NT1 NT2
Tim bò xay nhuyễn (%) 90,9 45,5 83,4
Tôm bóc nõn (%) 45,5 83,4
Spirulina (%) 4,6 4,5 8,3 8,3
Premix (%) 2,7 2,7 5 5
Men tiêu hóa (%) 1,8 1,8 3,3 3,3 Nghiệm thức 2: thịt bò xay nhuyễn hoặc tôm, tép xay nhuyễn thay đổi mỗi ngày
Bảng 2.5: Thành phần sinh hóa trong thức ăn thí nghiệm
Thức ăn Thành phần Đối chứng Nghiệm thức I Nghiệm thức II Độẩm (%) 73,54 74,87 73,64 72,82 Protein thô (%) 17,25 17,55 17,24 16,78 Lipid (%) 3,37 3,16 1,86 1,15 Tro (%) 1,76 1,76 1,99 2,26 Carbohydrate (%) 4,08 2,11 5,27 6,99
* Phương pháp bố trí: Ở giai đoạn cá 7 tháng tuổi chưa thể phân biệt được đực cái nên chúng ta bố trí ngẫu nhiên, 90 con cá được chia thành 3 nhóm tương ứng với 3 nghiệm thức ăn. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần, 10 con/nghiệm thức.
* Phương pháp bắt cặp cho cá sinh sản khi cá đến giai đoạn thành thục: khi thấy dấu hiệu cá bắt cặp tiến hành chuyển sang bểđẻ.
* Phương pháp phân biệt cá đực, cá cái (theo Nguyễn Minh (16), Võ Văn Chi (4)): Cá đực có đầu gù hơn, rộng và tròn, môi nhô ra hơn, vây đuôi rộng, nhọn hơn, uốn cong ở phần đỉnh và vây bụng uốn cong ởđáy, hung hăng hơn cá cái. Khi vào giai đoạn thành thục, gai sinh dục ở cá đực lồi ra, ngắn, chia làm hai thùy nhọn và hơi cong về
phía sau; cá cái gai sinh dục lồi ra dài khoảng 3 mm, có dạng tù và thẳng.
* Phương pháp chăm sóc cá ở giai đoạn nuôi vỗ và sinh sản
- Chăm sóc giai đoạn nuôi vỗ: cho cá ăn ngày hai lần vào lúc 9g sáng và 3 giờ
- Chăm sóc cá đẻ khi cá đang ấp trứng: tiến hành rút xiphong đáy rút 1/5 nước trong bể và châm lại bằng mực nước cũ.
- Chăm sóc cá đẻ khi đang nuôi con: thay nước 1 lần\ngày khoảng ¼ lượng nước trong bể
* Phương pháp theo dõi chỉ tiêu
- Kiểm tra chiều dài cá 7 tháng tuổi: Bắt 10 con/lần lặp đểđo chiều dài. Từđó, suy ra chiều dài và trọng lượng trung bình mỗi cá thể.
- Kiểm tra chiều dài cá trưởng thành: Khi cá thí nghiệm trưởng thành đo chiều dài toàn bộ cá có trong mỗi nghiệm thức.Sau đó, tính chiều dài trung bình của cá ở
mỗi nghiệm thức.
- Sự tăng trưởng về chiều dài (cm) = L2 - L1 L1: Chiều dài cá 7 tháng tuổi (cm)
L2: Chiều dài cá trưởng thành (cm)
- Sự hấp dẫn thức ăn: Quan sát hoạt động bắt mồi của cá dựa vào thời gian cá