Vai trò của hormon đối với quá trình chín và rụng trứng cá

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp canh tác nhằm tăng năng suât và phẩm chất dứa cayenne trên đất phèn ngoại thành tp.hồ chí minh (Trang 31)

1.5. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG KÍCH DỤC TỐ KÍCH THÍCH CHÍN

VÀ RỤNG TRỨNG TRONG SINH SẢN NHÂN TẠO CÁC LOÀI CÁ

1.5.1. Vai trò của hormon đối với quá trình chín và rụng trứng cá 1.5.1.1. Vai trò của hormon đối với sự tạo noãn hoàng 1.5.1.1. Vai trò của hormon đối với sự tạo noãn hoàng

Noãn bào của cá tăng trưởng khi quá trình giảm phân tạm ngưng ở tiền kỳ I. sự

tăng mạnh mẽ này của noãn bào được gọi là quá trình tạo noãn bào, gồm sự tổng hợp chất noãn hoàng (Vg) trong gan và sự kết nạp chất này từ máu vào noãn bào.

Ở cá xương trong quá trình tạo noãn hoàng ở gan và phong thích noãn hoàng vào máu, sự điều khiển của hormon được xác định như sau: Kích dục tố (KDT) kích thích tế bào nang trứng tiết ra Estradiol 17β ( E2). E2 lại kích thích gan tổng hợp Vg và tiết ra ở máu. Sự tổng hợp chất noãn hoàng ở gan dươcis tác dụng của E2 có thể

kích thích cho những cá thể không ở thời kỳ tạo noãn hoàng.

Vg trong máu được kết nạp một cách chọn lọc vào noãn bào theo phương thúc vi thẩm bào và điều này xảy ra khi không có sự tham gia của tế bào nang trứng. Sự hấp thu

đặc hiệu Vg cũng như sự tổng hợp chất này chịu sự kiểm soat của kích dục tố.

1.5.1.3 Sự thành thục chín và rụng trứng

Noãn bào cá chỉ có thể chín và rụng trứng một cách hoàn hảo khi nó đã thành thục hoàn toàn ( cuối giai đoạn IV), nghĩa là lúc, về mặt hình thái học tế bào, túi mầm

đã ở sát biên, ngay dưới lỗ noãn. Sự chín của noãn bào thường xảy ra trước khi rụng trứng, gồm sự tan biến của túi mầm, tiếp tục giảm phân I, hình thành thoi giảm phân I, thể cực I được đẩy ra ngoài và giảm phân bị phong tỏa tại kỳ giữa II cho đến khi tinh trùng xâm nhập. Sự rụng trứng là sựu thoát ra khỏi buồng trứng của các tế bào trứng.

1.5.2. Cơ sở sử dụng chất kích thích sinh sản trong sinh sản nhân tạo cá.

Sự rụng trứng được điều khiển bằng cơ chế thần kinh - thể dịch và kèm theo sự

biến đổi các hoạt động của cá thể cái để đảm bảo cho quá trình thụ tinh và phát triển của trứng. Sự rụng trứng xảy ra do có thay đổi tương quan giữa hai hormon FSH ( Folicle Stimulating Hormon ) và LH (Luteinizing Hormon) trong máu con vật. Khi lượng LH tăng lên sẽ gây ra hiện tượng rụng trứng. Dựa vào cơ chế này, trong sinh sản nhân tạo cá người ta thường sử dụng các kích dục tố để tiêm vào cá nhằm kích thích cá đẻ.

Khi có sự thay đổi cơ chế hormon, phần nang lồi ra ngoài buồng trứng bị biển

đổi. Các mạch máu bị teo lại, thành nang căng mỏng tạo nên một khu vực có dạng dãi hẹp gọi là Stigma. Ở đây xảy ra sự thoái hóa tế bào dẫn tới sự vỡ nang và giải thoát trứng vào xoang bụng.

* Một số chất kích thích sinh sản trong sinh sản nhân tạo cá

c Não thùy th

Cách đây hai phần ba thế kỷ các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được rằng việc dịch chiết từ tuyến yên có thể làm cá sinh sản ( Houssay, 1930; Von Iherring, 1937; Gherbilsky, 1938). Phương pháp này được gọi là phương pháp tiêm não thùy thể hay hypophysation.

Não thùy thể thường được lấy từ những cá thuộc các loài cá chép, trắm, mè, trôi…đã thành thục và còn tươi sống.

Ngày nay người ta tránh dùng não thùy thểở liều quá cao, đặc biệt là tiêm liều khởi động. Ở một chừng mực nhất định, việc tăng liều khi tiêm liều quyết định có tác dụng rút ngắn thời gian hiệu ứng. Nhưng tiêm liều não thùy thể quá cao đưa vào cơ thể

quá một lượng lớn các hormon của tuyến yên, có thể dẫn tới rối loạn tình trạng sinh lý bình thường, gây chết cá mẹ và làm giảm chất lượng của trứng.

Tuy nhiên việc sử dụng não thùy thểđã bộc lộ những điểm bất lợi. Đó là việc phải giết nhiều đã thành thục có thể làm cá bố mẹ, sự thiếu hụt não thùy đe dọa việc hoàn thành kế hoạch trong sản xuất, sự không ổn định của các hoạt tính có thể gây ra những tổn thất về cá bố mẹ, kế hoạch và tiến độ sản xuất. Ngoài ra, chế phẩm nguyên cái hoặc bột não thùy là hỗn hợp nhiều loại hormon mà việc sử dụng không thích hợp có thể gây phản

ứng phụ có hại. Vì thế, từ lâu người ta đã tìm kiếm những chất có khả năng kích thích cá sinh sản có thể thay thế nào thùy cá và ưu việt hơn nó.

d HCG (Human Chorionic Gonadotropine)

HCG có tên bằn tiếng Việt nhưng ít được dùng là kích dục tố màng đệm hoặc kích dục tố nhau thai, được Zondee và Aschheim phát hiện từ năm 1927. HCG có khả năng kích thích sinh sản và làm giải phóng tinh trùng và tế bào trứng từ tuyến sinh dục đã thành thục của cá. Nó tác động điều phối sự lưu thông chất kích dục của tuyến yên gốc. HCG tác động vào nang trứng, biểu hiện hoạt động tương tự như LH nội sinh và được thay thế

LH tăng tự nhiên giữa chu kỳ gây chín nang trứng và rụng trứng. HCG được sử dụng để

kích thích nang trứng chín và rụng trứng. HCG có ba ưu điểm so với chiết xuất tuyến yên: rẻ hơn nhiều, không dễ phân huỷ nên có thểđể lâu hơn, và sẵn có ở dạng tinh chế.

e LH - RH - A (LutenizingHormone - Releasing hormone analog)

GnRH -A là chất tổng hợp có thành phần các aminoaxit trên cơ bản giống với các GnRH tự nhiên, một số mắt xích aminoaxit trên chuỗi peptid được thay đổi . Vì thế người ta gọi là các chất tương tự (A = analog).

Hiện nay trong nghề cá người ta thường dùng ba loại GnRh-A: LH-RH- A, Busserelin và sGnRH -A. Có thể nói tất cả các GnRH -A đều có tác dụng gây phóng kích dục tốở

cá, vì thế chúng có thểđược dùng làm chất kích thích sinh sản cho tất cả các loài. Tính

đặc hiệu theo chỉ thể hiện ở mức hoạt tính, không có loại GnRH -A nào lại không có hoạt tính trên cá. Đối với kích thích sinh sản cá, các GnRH-A giá rẻ, hoạt tính ổn định nếu được bào chế và bảo quản tốt, không gây phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, dựa vào cơ chế tác dụng của chúng đó là thời gian thời gian hiệu ứng dài hơn với trường hợp dùng kích dục tố hay các hormon steroid.

CHƯƠNG 2 NI DUNG VÀ

2.1 Đối tương nghiên cứu

Cá dĩa (Symphysodon spp.) ở 3 giai đoạn sinh trưởng cá bột, cá hương và thành thục. Các thí nghiệm thức ăn thay nhớt cá bố mẹ: giai đon cá bt (từ 6-15 ngày tuổi sau khi bám mình mẹ), giai đon cá hương (15- 30 ngày tuổi sau khi bám mình mẹ) và thí nghim so sánh mt s k thut trong quy trình sn xut ging đã được thực hiện tại các cơ sở sản xuất cá cảnh ở Quận Bình Chánh và Q.12.

Cá dĩa sử dụng làm nguồn giống ban đầu là cá 2 tháng tuổi được mua từ các trại nuôi cá làm cá hậu bị. Cá được nuôi đến giai đoạn 7 tháng tuổi, sử dụng cá giai đoạn này thực hiện thí nghim v thc ăn giai đon cá sinh sn và tái thành thc 8-12 tháng tui thí nghim v cht kích thích sinh sn trong sn xut ging.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian: từ tháng 6/2006 - tháng 12/2008

2.2.2 Địa điểm: Các thí nghiệm thức ăn thay nhớt cá bố mẹ: giai đoạn cá bột (từ 6-15 ngày tuổi sau khi bám mình mẹ), giai đoạn cá hương (15 - 30 ngày tuổi sau khi bám mình mẹ) và thí nghiệm về hormon trong sản xuất giống được bố trí được thực hiện tại Cơ sở sản xuất cá dĩa Hoàng Thiên Sơn - quận Bình Chánh

Các thí nghiệm về thức ăn giai đoạn cá sinh sản và tái thành thục 8-12 tháng tuổi, thí nghiệm so sánh một số kỹ thuật trong quy trình sản xuất giống nuôi trong bể

kính được thực hiện tại Cơ sở sản xuất cá dĩa Thạch Trần Vân Hà -168/KP1, Phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM.

Các phân tích đánh giá mẫu thí nghiệm được tiến hành ở Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

2.3 Vật liệu, hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu 2.3.1 Vật liệu, hóa chất 2.3.1 Vật liệu, hóa chất

- Nước giếng qua xử lý đạt pH =6,2 – 7,0; t0 = 26–300C; NH4+: 0.2; NO3-< 0.3, dH: 5-8

- Nhóm hóa chất sử dụng trong thí nghiệm kích thích sinh sản: HCG (Human Chorionic Gonadotropine), LH - RH - a (LutenizingHormone - Releasing hormone analog), Motilium, nước muối sinh lý (9%).

- Nhóm nguyên liệu làm thức ăn thử nghiệm: con mẻ, luân trùng (Rotifer), artemia, tim bò, tảo spirulina, premix, tôm, trùn chỉ, bo bo.

- Nhóm hóa chất khử trùng và chất kiểm tra môi trường: KMnO4, Methylen blue, muối, bộ hóa chất kiểm tra độ pH, bộ hóa chất kiểm tra nồng độ oxi, bộ hóa chất kiểm tra nồng độ NH3

2.3.2 Dụng cụ, thiết bị

Nhóm dụng cụ cân, đo: thước đo kỹ thuật, cân điện tử, cân phân tích, cân đồng hồ

Nhóm dụng cụ quan sát: kính lúp, máy ảnh

Nhóm dụng cụ, thiết bị sử dụng trong thí nghiệm kích thích sinh sản: vợt, chậu, kiêm tiêm 3ml, cối, chày, cốc thủy tinh

Nhóm dụng cụ, thiết bị dùng để phối chế thức ăn: máy xay thịt, tủ lạnh để bảo quản thức ăn.

Nhóm dụng cụ, thiết bị sử dụng để nuôi cá thử nghiệm: kích thước bể kính 150 x 50 x 50 cm, 120 x 50 x 50 cm, 80 x 50 x 50 cm, cây sưởi, nhiệt kế, máy đo pH, hệ

thống sục không khí, vợt cá, dụng cụ siphon đáy.

2.4 Nội dung nghiên cứu

Đểđạt được mục tiêu đề tài, các thí nghiệm được tiến hành với cá nội dung sau:

- Điều tra hiện trạng sản xuất cá dĩa (Symphysodon spp.) ở Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận

- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cá dĩa - Xây dựng mô hình trình diễn cá dĩa

2.5 Phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Phương pháp thí nghiệm 2.5.1 Phương pháp thí nghiệm

2.5.1.1 Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất cá dĩa (Symphysodon spp.)

Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận

a. Mục tiêu: Khảo sát hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cá dĩa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá trình độ kỹ thuật đang áp dụng.

c. Địa điểm thực hiện: các trại, cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh cá dĩa trên

địa bàn quận 5, 8, 9, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, ThủĐức.

d. Chỉ tiêu khảo sát:

* Tình hình sn xut và th trường tiêu th cá dĩa trên địa bàn TP. H Chí Minh

- Qui mô sản xuất của các cơ sở sản xuất cá dĩa

- Kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất cá dĩa

- Lực lượng lao động và trình độ chuyên môn của các cơ sở nuôi cá dĩa - Chủng loại cá dĩa trên địa bàn thành phố(tự sản xuất, mới nhập nội)

- Thị trường tiêu thụ cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - Hiệu quả kinh tế

* Đánh giá trình độ k thut đang áp dng trong sn xut cá dĩa trên địa bàn TP. H Chí Minh

- Kỹ thuật nuôi dưỡng

- Kỹ thuật sản xuất giống và chọn giống - Biện pháp xử lý nguồn nước

- Loại thức ăn

e. Phương pháp thu thập số liệu

- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra và quan sát thực tế hiện trạng sản xuất và kinh doanh của sơ sở, sau đó tổng hợp, phân loại theo yêu cầu, phân tích kết quả thu được.

- Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ việc điều tra thu thập số liệu trực tế và số

liệu từ các cơ quan chức năng như: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp.Hồ Chí Minh, Hội cá cảnh Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Khuyến nông Tp.Hồ Chí Minh, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tp. Hồ Chí Minh và các nguồn sách báo, tạp chí, internet.

2.5.1.2 Nội dung 2: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cá dĩa 1. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thức ăn thay nhớt cá bố mẹ cho cá 6 – 15 ngày tuổi 1. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thức ăn thay nhớt cá bố mẹ cho cá 6 – 15 ngày tuổi

a. Mục tiêu: Xây dựng chếđộ dinh dưỡng thích hợp có thể thay thế nhớt cá bố

tái phát dục của cá bố mẹ quý hiếm. Góp phần sản xuất nhanh số lượng cá con theo yêu cầu thị trường

b. Thời gian thực hiện: từ 17/10/2008 đến ngày 11/11/2008

c. Địa điểm thực hiện: Trại nuôi cá dĩa Phượng, xã Vĩnh Lộc, H.Bình Chánh, Tp. HCM

d. Đối tượng thí nghiệm: Sử dụng 3 cặp cá dĩa bố mẹ mang con từ 120 – 130 con.Cá con 5 ngày tuổi (được tính kể từ ngày cá bắt đầu bám mình bố mẹ) từ mỗi cặp cá dĩa (Symphysodon spp.) bố mẹ. Tổ cá dĩa được chọn trong thí nghiệm có từ 120 con. Số cá con trên được phân thành 4 nhóm, mỗi nhóm là 30 con. Trong đó, nhóm 1 dùng để bố trí thí nghiệm cá bố mẹ nuôi tự nhiên; nhóm 2 bố trí thí nghiệm với thức ăn là luân trùng (Rotifer) và artemia; nhóm 3 thí nghiệm với thức ăn là con mẻ. Do số cá trong cùng một tổ không có sự khác biệt nên chúng tôi sử dụng số cá còn lại 30 con để

tiến hành cân, đo lấy số liệu đầu vào như chiều dài và trọng lượng.Hằng ngày quan sát cá con ăn bằng kính lúp và đếm số lượng cá để theo dõi tỷ lệ sống và số ngày sống theo độ tuổi của cá từ 6 ngày tuổi đến 15 ngày tuổi.

e. Chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ sống của cá con từ 6 ngày tuổi đến 15 ngày tuổi (%) - Số ngày sống của cá con từ 6 ngày tuổi đến 15 ngày tuổi (ngày)

f. Bố trí thí nghiệm

Bảng 2.1: Thức ăn tự nhiên trong thí nghiệm

Thức ăn Đối chứng NT 1 NT 2

Nhớt cá bố mẹ x

Luân trùng (Rotifer), artermia x

Con mẻ x

* Phương pháp chuẩn bị thức ăn cho cá

Luân trùng (Rotifer) được mua từ trường Đại học Cần Thơ. Sau đó, kiểm tra trên kính hiển vi để xác định mật độ luân trùng trước khi cho cá ăn đảm bảo mật độ 4 – 5 con/ml nước.

Con mẻđược làm từ 500g cơm nguội, 250g cháo loãng và cho 250 g mẻ giống.

Cho cơm vào hũ thủy tinh sạch, cháo còn ấm (khoảng 300C) cho vào cơm, dùng đũa quấy

đều, đậy nắp có thông khí, để khoảng 1 tuần là cơm lên men, có vị chua, càng để lâu càng chua, khi thấy cơm mẻở trạng thái quá loãng ta cho thêm cơm nguội vào hũ mẻ (gọi là

cho mẻăn) vì mẻ sinh sôi rất nhanh. Khi con mẻ sinh sôi sẽ bám lên thành hũ thủy tinh. Dùng tay phết một vệt con mẻ bám trên bình thủy tinh sau đó cho vào cốc thủy tinh đã chứa nước, để rửa bớt chất chua. Sau đó, sử dụng con mẻ cho cá ăn đảm bảo 4 – 5 con/ml Trứng Artemia được ấp trong nước muối 15‰ trong 18h nở thành ấu trùng, sau đó sử

dụng cho cá ăn với mật độ 4 – 5 con/ml

* Phương pháp đếm mật độ thức ăn bổ sung cho cá dĩa 6 – 15 ngày tuổi

Chúng tôi sử dụng một đĩa petri bằng nhựa có đường kính 30 cm, được kẻ ô với kích thước mỗi ô là 1 cm làm buồng đếm và được đếm trực tiếp trên kính hiển vi với lugol là dung dịch cốđịnh mẫu. Phương pháp đếm như sau: Hút 1 ml mẫu từ thức ăn chuẩn bị cho cá ăn vào buồng đếm, mẫu được cốđịnh bằng lugol, đếm số lượng cá thể

trong 1ml mẫu, từđó suy ra mật độ luân trùng, arterimia và con mẻ trong thức ăn.

* Điều kiện thí nghiệm và phương pháp chăm sóc

Cá thí nghiệm được bố trí trong bể kính kích thước (50cm x 50cm x 45cm)

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp canh tác nhằm tăng năng suât và phẩm chất dứa cayenne trên đất phèn ngoại thành tp.hồ chí minh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)