Qua việc theo dõi và phân tích diễn biến các giờ học thực nghiệm, trao đổi với giáo viên, học sinh cộng tác trong đợt thực nghiệm, thu thập, phân tích và sử lí số liệu qua các bài kiểm tra, chúng tôi có những nhận định sau đây:
1. Sự phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập ở nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Học sinh lớp TN tích cực tham gia phát biểu ý kiến, làm thí nghiêm, mạnh dạn trao đổi về những vấn đề còn thắc mắc.
2. Qua kết quả phân tích từ các bài kiểm tra cho thấy chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm tăng rõ rệt so với nhóm đối chứng.
3. Trên cơ sở của quan điểm dạy học hiện đại, việc thiết kế bài học theo hướng tổ chức các hoạt động nhận thức giúp học sinh tích cực chủ động xây dựng kiến thức mà chúng tôi đề xuất trong bài học là hoàn toàn phù hợp với học sinh THPT và góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng phương án thiết kế bài học mà đề tài thực hiện có tính khả thi và có thể phát triển, nhân rộng không chỉ trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” vật lí 10 mà còn có thể coi là phương án chung vận dụng cho việc giảng dạy các chương khác của chương trình vật lí THPT.
Kết luận chương III
Trên cơ sở điều tra thực trạng dạy học vật lí của các trường THPT và kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
TNSP đã được thực hiện đúng kế hoạch và đạt được mục đích đã đề ra.
Quá trình thực nghiệm sư phạm chứng tỏ tính khả thi của tiến trình dạy học đã soạn thảo. Vận dụng lí luận dạy học hiện đại phù hợp với đặc điểm dạy học vật lí
khi thiết kế tiến trình dạy học sẽ làm cho học sinh hứng thú, tích cực hoạt động nhận thức, tự chủ hơn trong quá trình học tập từ đó sẽ nâng cao chất lượng dạy học.
Do điều kiện thời gian chúng tôi chỉ tiến hành TN được ba bài, mỗi bài TN trên ba lớp trên ở trường THPT đã chọn. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã nêu trong thực nghiệm sư phạm chưa có tính khái quát cao. Chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm hướng đề tài ở các bài khác của chương trình vật lý phổ thông từ đó có thể thiết kế các bài dạy tôt hơn, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A.Kết luận
Mục đích dạy học là mô hình kết quả trong tương lai của hoạt động dạy học. Mục đích dạy học xuất hiện trước và chi phối toàn bộ hoạt động dạy học, trước hết là việc xác định nội dung và phương pháp dạy học. Mục đích này được cụ thể ở chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Chất lượng dạy học là sự trùng khớp với mục tiêu đề ra cho hoạt động dạy học/ bài học và nó gắn liền với giá trị gia tăng về tri thức, kĩ năng, thái độ mà người đó có được khi tham gia hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy và hoạt động học là sự tương tác lẫn nhau giữa hai mặt của một hoạt động- hoạt động dạy học. Trong đó, hoạt động dạy có chức năng định hướng; ủy thác; kích thích, động viên, làm nảy sinh nhu cầu, tạo động cơ, phát triển hứng thú học tập của người học; trợ giúp tham vấn, giúp đỡ người học; tổ chức hành động của người học; kiểm soát; đánh giá. Mục đích học không chỉ đơn thuần là lĩnh hội, nắm vững kiến thức mà còn hình thành và phát triển ở người học tính tích cực, tự lực, cách thức tìm ra con đường chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
Thiết kế bài học là xác định mục tiêu nội dung học tập, các hoạt động học tập, các phương tiện giảng dạy-học tập và học liệu, đánh giá tổng kết và hướng dẫn học tập bổ sung, xây dựng môi trường học tập.
Trong dạy học vật lí, GV phải biết vận dụng quan điểm của dạy học hiện đại phù hợp với đặc điểm của dạy học vật lí vào thiết kế bài học cụ thể nhằm phát triển hứng thú, năng lực nhận thức và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý.
- Dựa trên cơ sở lí luận về việc thiết kế bài học vật lý chúng tôi lựa chọn thiết kế ba bài trong chương “Động lực học chất điểm” SGK vật lý 10 THPT. Trong các giáo án, mục tiêu bài học, các hoạt động nhận thức của HS, các phương tiện dạy học và các hình thức tổ chức được xác định một cách cụ thể, chi tiết, bám sát nội dung của bài học.
- Thực nghiệm sư phạm chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo. HS được tổ chức, được động viên, được tạo điều kiện huy động
được những hiểu biết thực tế, các kiến thức cũ để xây dựng và giải quyết các tình huống học tập. HS hứng thú, tích cực học tập, chất lượng dạy học được nâng cao.
- Do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ TN được ba bài, tiến hành thực nghiệm được ba bài với số lượng học sinh tham gia còn hạn chế, nên việc đánh giá hiệu quả của đề tài qua thực nghiệm sư phạm còn khái quát chưa cao. Đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra.
B.Một số kiến nghị
- Giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên năng lực chuyên môn, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực; biết vận dụng và phối hợp có hiệu quả các phương pháp khi thiết kế từng bài học để nâng cao chất lượng bài học.
- Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm, phòng học bộ môn… để hỗ trợ quá trình dạy học trong nhà trường tốt hơn.
-Tổ chức hội thảo chuyên đề về thiết kế bài học theo quan điểm dạy học hướng vào người học và xu hướng dạy học tích cực ở tổ, ở trường và giữa các trường trung học phổ thông trong tỉnh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Văn Bình (2010),Phương tiện dạy học và thí nghiệm vật lí trong trường phổ
thông, giáo trình đào tạo thạc sĩ.
2. Tô Văn Bình (2008), Nghiên cứu và phân tích chương trình vật lý phổ thông , ĐHSP Thái nguyên.
3. Tô Văn Bình (2007), Phân tích chương trình vật lí phổ thông. Giáo trình SĐH đại học SP ĐHTN.
4. Lương Duyên Bình (chủ biên) cùng nhóm tác giả (2006), Sách giáo khoa - sách bài tập- sách giáo viên vật lý 10 cơ bản , NXB giáo dục.
5. Lương Duyên Bình- Nguyễn Xuân Chi- Tô Giang- Vũ Quang- Bùi Gia Thịnh,
Bài tập vật lí 10- NXBGD.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - cấp THPT, NXB giáo dục.
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình thay sách giáo khoa lớp 10 THPT, Hà nội.
8. Bộ giáo dục và đào tạo, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lí l0. 9. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học
theo chuẩn kiến thức kĩ năng và phương pháp dạy học tích cực.
10.Đỗ Thị Thuý Hà (2012), Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học hiện
đại để phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập cho học sinh qua các hoạt động giải bài tập Vật lý phần cơ học (chương trình Vật lí 10 nâng cao).
11.Trần Thúy Hằng- Đào Thu Thảo, Thiết kế bài giảng vật lí 10 tập 1, NXB Hà Nội. 12.PGS.TS. Đặng Thành Hưng, Kĩ thuật thiết kế bài học Viện Chiến lược và
chương trình giáo dục.
13.Trần Duy Hưng (2001), Tổ chức dạy học theo nhóm, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 21/2001.
14.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Vật lí 10, NXBGD.
15.Nguyễn Văn Khải (2008), Vận dụng TTSPTH vào dạy học vật lý ở trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục HS, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ tháng 1/2008.
16.Nguyễn Văn Khải( chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2008), Lý luận dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB giáo dục.
17.Vũ Thanh Khiết(chủ biên) cùng nhóm tác giả (2006), Phương pháp giải toán vật lý 10, NXB giáo dục.
18.Nguyễn Quang Linh (2011), Thiết kế, chế tạo và sử dụng bộ thí nghiệm về giao
thoa sóng nước nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài Giao thoa sóng - Vật lí 12 (nâng cao).
19.Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, 2005.
20.Phạm Thị Mai, Bùi Thị Hiên, Lê Bá Tứ (2004), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí,
Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
21.Trần Thị Tuyết Oanh, Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB đại học sư phạm.
22.Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu (2007), Những vấn đề chung về đổi mới
giáo dục trung học phổ thông, Nxb Giáo dục.
23.Nguyễn Trọng Sửu, Đoàn Thị Hải Quỳnh (2006), Giới thiệu giáo án vật lý 10
cơ bản, NXB Hà nội.
24.Vũ Văn Tảo (2004): Những yêu cầu đổi mới đối với chất lượng giáo dục theo
quan điểm chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu- Kỉ yếu hội thảo khoa học
“Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo GV” – ĐHQG Hà Nội tháng 10/ 2004
25.Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương
pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà nội.
26.Phạm Hữu Tòng (2008), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lý, Bài giảng chuyên đề cao học, ĐHSP – ĐHQG Hà nội.
27.Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB giáo dục.
28.Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại, NXBGD. 29.Xây dựng và phát triển chương trình, ĐHSP Thái Nguyên.
30. Trịnh Thị Hải Yến, Nguyễn Phương Hồng (03/2003), Tổ chức cho học sinh
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN VẬT LÝ THPT
(Phiếu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, không dùng để đánh giá GV. Rất mong nhận được những ý kiến xác đáng của các đồng chí)
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên:...Tuổi:
2. Nơi đang công tác hiện nay: Trường: ... 3. Số năm trực tiếp giảng dạy vật lí ở trường THPT:...năm 4. Số lần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:...lần
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
Câu 1: Khi dạy học vật lí mục tiêu mà đồng chí muốn đạt được:
-Điểm số của HS trong các kì thi cao [ ]
-Tạo niềm yêu thích môn học vật lí [ ]
-HS có thể ứng dụng vật lí vào cuộc sống [ ]
Câu 2: Xin đồng chí cho biết những yếu tố nào sau đây là điều kiện chủ yếu để nâng cao chất lượng dạy học vật lí
-Bản thân học sinh[ ] -Nội dung dạy học[ ] -Phương pháp dạy học[ ] -Phương tiện dạy học[ ]
Câu 3: Theo đồng chí yếu tố kích thích khả năng tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học vật lí là:
(Rất cần thiết: [+], bình thường [-], không cần thiết [0] )
Thí nghiệm vật lí. [ ]
Quá trình hình thành kiến thức vật lí. [ ]
Mô tả, giải thích các hiện tượng vật lí. [ ]
Câu 4: Trường đồng chí có đầy đủ dụng cụ tiến hành T/N các bài trongchương “Động lực học chất điểm”không?
Có [ ] Không [ ]
Câu 5:Khi tiến hành dạy các bài học cụ thể đồng chí có thường xuyên sử dụng thí nghiệm không?
Có [ ] Không [ ]
Câu 6:Những lý do khiến đồng chí không sử dụng T/N trong khi DH là gì?
-Không đủ dụng cụ T/N. [ ] -Làm T/N mất nhiều thời gian giảng dạy. [ ]
- Làm T/N trên lớp chưa chắc chắn đã thành công. [ ]
- Lý do khác: ... ...
Câu 7: Trong giảng dạy phần “Động lực học chất điểm” đồng chí sử dụng phương pháp nào là chủ yếu?(Thường xuyên[ ]+ , đôi khi[ ]− , không dùng[ ]0 )
- Diễn giảng – minh họa[ ] - Phương pháp thực nghiệm[ ]
- Thuyết trình và vấn đáp[ ] - Dạy học giải quyết vấn đề[ ]
- Phương pháp mô hình hóa[ ] - Các phương pháp khác [ ]
Câu 8: Đồng chí nhận thấy thái độ của HS khi học về phần “Động lực học chất điểm” thế nào?
Câu 9: Theo đồng chí, nguyên nhân nào dẫn đến HS thiếu hứng thú khi học về phần kiến thức này?
-Do thiếu phương tiện hỗ trợ dạy học [ ] -Do kiến thức phần này khó và trừu tượng [ ]
-Do GV chưa có phương pháp hợp lí [ ]
-Do các yếu tố tác động khác (gia đình, xã hội…) [ ]
Câu10: Theo kinh nghiệm của đồng chí, HS thường gặp những khó khăn và thuận lợi gì khi học về phần “Động lực học chất điểm”
... ... Những ý kiến khác và đề xuất của đồng chí đối với các cấp quản lí: ...
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!
Ngày tháng năm 2013
Phụ lục 2
PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH
(Phiếu này dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học, không dùng để đánh giá học sinh.Rất mong nhận được sự hợp tác của em)
Họ, Tên học sinh ……… Dân tộc: …. Trường: ………Lớp: ………
Kết quả học tập môn vật lý năm học vừa qua : …...
1. Em có yêu thích học môn vật lý không?
Thích học: [ ] Bình thường: [ ] Không thích: [ ]
2. Mục đích học môn vật lý của em?
- Là môn học bắt buộc: [ ] - Kiến thức vật lý cần cho cuộc sống : [ ] - Học để thi tốt nghiệp: [ ] - Học để thi đại học: [ ]
Ý kiến khác của em: ……… ……….
3. Em có thường xuyên hiểu bài ngay trên lớp không?
Có: [ ] Không : [ ] ít khi: [ ]
4. Khi học vật lý em có vận dụng kiến thức vật lý vào các lĩnh vực sau không? Vận dụng ở mức độ nào?
Thường xuyên : [ ] Thỉnh thoảng: [ ] Không bao giờ: [ ] b/ Để định hướng nghề nghiệp:
Thường xuyên : [ ] Thỉnh thoảng: [ ] Không bao giờ: [ ] c/ Liên hệ với các môn học khác:
Thường xuyên : [ ] Thỉnh thoảng: [ ] Không bao giờ: [ ] d/ Gắn trách nhiệm bảo vệ môi trường:
Thường xuyên : [ ] Thỉnh thoảng: [ ] Không bao giờ [ ]
5.Em thường xuyên sử dụng hình thức học tập nào để nâng cao kiến thức?
Tự học: [ ] Học nhóm: [ ] Tự học kết hợp trao đổi nhóm: [ ]
6. Trong giờ học vật lý em có hay phát biểu ý kiến không?
Thường xuyên: [ ] Thỉnh thoảng: [ ] không bao giờ: [ ]
7. Em thường tự học vật lý khi nào?
- Xào bài ngay khi học trên lớp [ ] - Học thường xuyên [ ] - Học theo thời khoá biểu [ ] - Chỉ học khi có bài kiểm tra [ ]
8. Thời gian dành cho việc tự học môn vật lý của em là: ……..giờ/ngày ……..giờ/tuần
9. Em hãy bày tỏ thái độ của mình khi học chương “Động lực học chất điểm”.
- Rất hứng thú: [ ] - Có hứng thú: [ ] - Bình thường: [ ] - Không thích: [ ]
10. Trong giờ học về “Động lực học chất điểm”, em nhận thấy trách nhiệm của Thầy, cô khi giảng dạy phần này như thế nào?
- Rất nhiệt tình, tạo hứng thú môn học: [ ]
- Thường xuyên khai thác kiến thức vận dụng cuộc sống, kỹ thuật: [ ] - Dạy như các phần kiến thức vật lý khác: [ ]
- Chỉ truyền đạt nội dung như SGK: [ ] - Dạy qua loa cho hết chương trình: [ ]
Câu 11: ở trường em trong quá trình dạy học vật lý các thầy cô giáo có hay sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức mới hay không?
Thường xuyên[ ] Rất ít khi sử dụng[ ] Không bao giờ[ ]
Câu 12: Em có hứng thú với kiểu hình thành kiến thức vật lý bằng phương pháp quan sát và thực nghiệm hay không?
Rất hứng thú [ ] Bình thường[ ] Không hứng thú[ ]
... ...
Xin chân thành cảm ơn!
Phụ lục 3
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Họ và tên: ... Trường, lớp: ...
Câu 1::Điều nào sau đây là đúng khi nói về phép tổng hợp lực?
A. Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy
B.Phép tổng hợp lực có thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành
C. Về mặt toán học phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng vectơ lực thành phần