Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC HIỆN ĐẠI THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÍ 10 THPT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC (Trang 78)

3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm

Căn cứ vào mục đích của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi lựa chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm là học sinh lớp 10 ở hai trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Nam: Trường THPT Bình Lục B; trường THPT Bắc Lí. Để đảm bảo tính khách quan và tính phổ biến của các mẫu thực nghiệm, chúngtôi chọn HS của các lớp 10 có học lực trung bình trong trường về các môn khoa học tự nhiên . Các lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) có sĩ số và học lực gần tương đương. Cụ thể:

-Trường THPT B Bình Lục

Lớp TN: 10A8 Lớp TN: 10A10 -Trường THPT Bắc Lí

Lớp TN: 10G Lớp TN: 10K

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

* Phương pháp điều tra cơ bản: chúng tôi đã sử dụng phương pháp thăm quan

thực tế, trao đổi phỏng vấn với cán bộ quản lí, GV và HS, dùng phiếu trắc nghiệm…trên cơ sở đó chúng tôi lựa chọn lớp TN, ĐC phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài và chuẩn bị những thông tin, điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình TN

* phương pháp thu thập thông tin làm căn cứ cho việc đánh giá các mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- TNSP được thực hiện song song giữa các lớp TNvà ĐC

+ Ở lớp thực nghiệm: Giáo viên cộng tác dạy theo phương án dạy học đã soạn thảo trong các giáo án mà người thực hiện đề tài đưa ra với đầy đủ các phương tiện dạy học cần thiết.

+ Ở lớp đối chứng: Giáo viên cộng tác dạy theo cách mà họ vẫn thường sử dụng.

- Dự giờ, thảo luận với giáo viên cộng tác để cùng nhau rút kinh nghiệm và điều chỉnh giáo án cho phù hợp với thực tế.

- Tổ chức cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cùng làm bài kiểm tra với cùng một nội dung do người thực hiện đề tài chuẩn bị, trong cùng thời gian để đánh giá kết quả học tập

- Phân tích và sử lí số liệu thu được trong quá trình TNSP.

3.2.3. Khống chế các tác động ảnh hưởng đến kết quả TNSP.

- Chọn hai lớp TN và ĐC ở cùng một trường có đặc điểm và chất lượng học tập gần tương đương nhau.

- Gv cộng tác sẽ cùng thực hiện các bài TN và ĐC

- Người thực hiện đề tài và giáo viên cộng tác cùng có mặt trong các giờ dạy ở lớp TN và ĐC

- Các lớp TN và ĐC đề làm các bài kiểm tra như nhau, trong cùng thời gian, do giáo viên cộng tác chấm theo thang điểm đã thống nhất giữa hai GV.

3.3. Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm3.3.1. Chọn lớp TN và ĐC 3.3.1. Chọn lớp TN và ĐC

Bảng 3.1 Đặc điểm chất lượng học tập của lớp TN và ĐC

trường

THPT Lớp Số HS

Kết quả học tập môn vật lí học kì II lớp 10

Khá, giỏi Trung bình Yếu, kém

Bình lục B TN: 10A4 42 11 24 7 Bình lục B ĐC: 10A6 42 10 25 8 Bình lục B TN: 10A8 44 8 27 9 Bình lục B ĐC: 10A10 44 8 28 8 Bắc lí TN:10G 45 12 26 7 Bắc lí ĐC: 10K 45 12 25 8

3.3.2. Các bài thực nghiệm sư phạm

Sau khi cân nhắc, xem xét kĩ về nội dung, phân phối chương trình Vật lý THPT. Kết hợp với điều kiện cho phép về thời gian chúng tôi lựa chọn soạn ba giáo án trong chương “ Động lực học chất điểm” theo hướng nâng cao chất lượng học tập của học sinh THPT. Cụ thể

Giáo án 1: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm. Giáo án 2: Lực đàn hồi. Định luật Húc.

Giáo án 3: Lực ma sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi tiết dạy chúng tôi đều chú ý:

- Tìm hiểu cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường, chuẩn bị những dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho bài dạy tại phòng thí nghiệm nơi tiến hành thí nghiệm. Thực hiện tiến hành thí nghiệm trước nhiều lần.

- Dạy đúng theo tiến trình, tinh thần của giáo án, tuyệt đối không đảo lộn thứ tự của các tiết học.

- Chú ý quan sát theo dõi, bao quát những cử chỉ, thái độ tâm sinh lí của học sinh trong các tiết học để nắm bắt và điều chỉnh kịp thời diễn biến diễn ra trong các tiết học.

- Tạo không khí vui vẻ nhẹ nhàng, tôn trọng, khích lệ động viên kịp thời để học sinh mạnh dạn, hứng thú, tích cực xây dựng bài.

3.3.3. Giáo viên cộng tác thực nghiệm sư phạm

+ Đồng chí Trần Ngọc Sơn giáo viên trường THPT Bình Lục B + Đồng chí: Phạm Thị Hồng giáo viên trường THPT Bắc Lí

Những giáo viên cộng tác đều là những người có kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy và năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình trong công tác. Để đảm bảo tính khách quan GV cộng tác dạy cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

3.4. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm3.4.1. Ước lượng các đại lượng đặc trưng cho TN sư phạm 3.4.1. Ước lượng các đại lượng đặc trưng cho TN sư phạm

* Đánh giá về mặt định tính:

Quan sát những biểu hiện về tinh thần học tập của học sinh trong các tiết học TN và ĐC cụ thể dựa vào các tiêu chí sau:

- Thái độ học tập thể hiện ở sự tập chung chú ý, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Số học sinh phát biểu, tham gia bày tỏ ý kiến, thảo luận..

- Số học sinh đề xuất được phương án thí nghiệm phù hợp hoặc tìm ra cách giải quyết tình huống có tính sáng tạo.

- Sự tiến bộ của học sinh về khả năng dự đoán diễn biến các hiện tượng vật lý. - Kết quả lĩnh hội nhanh chính xác, sáng tạo trong học tập

-Sự vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán củng cố hoặc vận dụng giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.

Việc so sánh các năng lực của HS trong nhóm TN và ĐC sẽ biết được mức độ tích cực học tập của học sinh, từ đó đánh giá hiệu quả về mặt định tính chất lượng học tập cảu một tiết học.

* Đánh giá về mặt định lượng: Chúng tôi căn cứ vào điểm số các bài kiểm tra, nội dung các bài kiểm tra được xây dựng theo ba mức độ yêu cầu cơ bản (biết, thông hiểu, vận dụng) nhằm đánh giá khả năng nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh.

3.4.2. Đánh giá, xếp loại

*Để đánh giá kết quả TNSP chúng tôi sử dụng hai phương pháp:

- Phương pháp phân tích so sánh định tính dựa trên việc theo dõi các hoạt động của học sinh trong giờ học

-Phương pháp phân tích định lượng dựa trên kết quả các bài kiểm tra với thang điểm 10 và cách xếp loại như sau:

Loại giỏi: Điểm 9 -> 10 Loại khá: Điểm 7->8 Loại trung bình: Điểm 5 ->6 Loại yếu: Điểm3 ->4

Loại kém: Điểm 0 ->2

Căn cứ vào kết quả thu được từ quan sát và kiểm tra HS, bằng phương pháp thống kê toán học, phân tích và sử lí kết quả TN, cho hép chúng tôi đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc dạy học. Qua đó kiểm tra giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu.

* Việc xử lí và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm gồm các bước:

- Lập bảng điểm các lớp TN và ĐC, tính %, tính điểm trung bình X (TN), Y

(ĐC) để so sánh kết quả giữa lớp được dạy theo giáo án mà người thực hiện đề tài thiết kế với lớp được dạy theo phương pháp mà giáo viên cộng tác thường sử dụng.

- Lập bảng phân phối tần suất và lũy tích, vẽ đường biểu diễn sự phân phối tần suất và lũy tích của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng qua mỗi lần kiểm tra để so sánh kết quả.

-Lập bảng tóm tắt các tham số thống kê theo các công thức; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Điểm trung bình: n Y n Y = ∑ i i ; n X n X = ∑ i i  Phương sai: D(X) = ( ) n X X ni i ∑ − 2 ; D(Y) = ( ) n Y Y ni i ∑ − 2

 Độ lệch quân phương (độ lệch chuẩn): δ(X) = D(X) ; δ(Y) = D(Y)

 Hệ số biến thiên: V(X) = ( )(%) X X δ ; V(Y) = ( )(%) Y Y δ  Hệ số Studen: ( ) ) ( ) (X D Y D n Y X ttt + − =

Trong đó: Xi là các giá trị điểm của nhóm TN. Yi là các giá trị điểm của nhóm ĐC.

n là tổng số học sinh được kiểm tra.

ni là số học sinh đạt điểm Xi (Yi) ở nhóm TN (ĐC)

-Lập bảng xếp loại học tập theo 5 mức; Kém, yếu, trung bình, khá, giỏi. -Vẽ biểu đồ xếp loại để so sánh kết quả học tập giữa nhóm TN và ĐC

3.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Việc giảng dạy tiến học TN được bố trí theo đúng thời khóa biểu của lớp. Đúng phân phối chương trình của Bộ GD- ĐT.

Bảng 3.2. lịch dạy các bài ở lớp thực nghiệm

Thời gian Tên bài Địa điểm

Ngày Tiết Lớp Trường THPT

22/10 2 Tổng hợp và phân tích lực. Điều

kiện cân bằng của chất điểm 10A4 Bình Lục B 1/11 3 Lực đàn hồi. Định luật Húc 10A4 Bình Lục B

5/11 2 Lực ma sát 10A4 Bình Lục B

23/10 1 Tổng hợp và phân tích lực. Điều

kiện cân bằng của chất điểm 10A6 Bình Lục B 30/10 3 Lực đàn hồi. Định luật Húc 10A6 Bình Lục B

3/11 1 Lực ma sát 10A6 Bình Lục B

20/10 2 Tổng hợp và phân tích lực. Điều

kiện cân bằng của chất điểm 10G Bắc Lí 27/1031/10 3 Lực đàn hồi. Định luật Húc 10G Bắc Lí

31/10 2 Lực ma sát 10G Bắc Lí

3.6. Kết quả và sử lí kết quả thực nghiệm sư phạm3.6.1. Các kết quả định tính của thực nghiệm sư phạm 3.6.1. Các kết quả định tính của thực nghiệm sư phạm

* Ở nhóm thực nghiệm:

Giáo viên đã cố gắng thực hiện đúng tiến trình dạy học mà chúng tôi đã thiết kế ở trên. Giáo viên đã tạo được những điều kiện xuất phát cần tiết để HS có cơ sở định hướng suy nghĩ của mình, HS đã huy động vốn kiến thức của mình để đáp ứng yêu cầu của giáo viên. Bằng những câu hỏi gợi mở của giáo viên, học sinh đã mạnh dạn, tích cực chủ động tham gia vào quá trình xây dựng kiến thức: cụ thể như; Học sinh xây dựng phương án tiến hành thí nghiệm, tham gia tiến hành, phân tích kết quả thí nghiệm, trong đó học sinh đã sử dụng các thao tác tư duy, suy luận. Qua các tiết thực nghiệm chúng tôi thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt: Không khí lớp sôi nổi hơn, học sinh mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, mạnh dạn sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. có khả năng so sánh đối chiếu tìm ra bản chất của các hiện tượng và giải thích các hiện tượng nhanh, chính xác. Khả năng làm việc độc lập, khả năng tư duy sáng tạo và vận dụng kiến thức khá tốt.

* Ở nhóm đối chứng:

Khi dự giờ ở các lớp đối chứng chúng ta thấy để cung cấp các kiến thức vật lí cho HS như: khái niệm, định luật giáo viên nên sử dụng hai phương pháp sau:

-Phương pháp 1: GV không sử dụng các thí nghiệm mà thông báo luôn các khái niệm, định luật như sách giáo khoa, sau đó bằng phương pháp thuyết trình

phân tích, giải thích nội dung khái niệm, định luật sau đó cho HS vận dụng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc các câu hỏi của giáo viên.

-Phương pháp 2: Giáo viên hình thành khái niệm, định luật bằng cách cho học sinh quan sát các thí nghiệm ảo bằng trình chiếu sau đó thông báo nội dung các định nghĩa, định luật như sách giáo khoa. Hệ thống các câu hỏi giáo viên đưa ra trong giờ học nhiều khi không logic, vụn vặt, không thoát ý không tạo ra được tình huống khiến học sinh chú ý. Học sinh ít có cơ hội để tham gia vào quá trình xây dựng bài học. Hoạt động của các em chủ yếu là ghi chép, ghi nhớ, nên khả năng tư duy của học sinh kém, không linh hoạt. Phần lớn học sinh gặp khó khăn trong việc vận dụng kiến thức

Đánh giá trung cho cả ba tiết học theo phương án dạy học mà người thực hiện đề tài đưa ra đó là: Cả ba tiết học cơ bản đề hoàn thành mục tiêu đề ra, đem lại cho học sinh sự hứng thú và phát huy được vai trò tích cực, chủ động, tự lực trong học tập của học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.6.2. Phân tích và xử lý các kết quả định lượng của TNSP

Để đánh giá về mặt định lượng, chúng tôi căn cứ vào kết quả cảu các bài kiểm tra viết. Mục đích của các bài kiểm tra là đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức và kĩ năng của học sinh. Thông qua các bài kiểm tra so sánh kết quả giữa lớp đối chứng và thực nghiệm, trên cơ sở đó sơ bộ đánh giá hiệu quả của các tiến trình dạy học đã soạn thảo.

*Kết quả kiểm tra sau khi học xong bài: “Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm”:

Bảng 3.3.Bảng phân phối thực nghiệm -bài kiểm tra 1

Nhóm trường sĩ số điểm

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN

ĐC Bình Lục B

lớp 10A6 42 0 1 1 3 4 10 13 6 3 1 0

Tổng 131 0 1 5 11 14 33 32 18 11 5 1

Điểm trung bình: nhóm TN:X = 6.26 ;Nhóm ĐC:Y = 5.54

Bảng 3.4. Bảng xếp loại - bài kiểm tra 1

Nhóm T.Số HS (n)

Xếp loại Kém Yếu Trung

bình Khá Giỏi Điểm 0->2 3->4 5->6 7->8 9->10 TN 131 ni 2 15 53 53 8 % 1.53 11.45 40.46 40.46 6.1 ĐC 131 ni 6 25 65 29 6 % 4.58 19.08 49.62 22.14 4.58

Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 1

Điểm Thực nghiệm Đối chứng

ni Wi(%) ni Wi(%) 0 0 0 -6.26 0 0 0 -5.54 0 1 0 0 -5.26 0 1 0.76 -4.54 20.6 2 2 1.53 -4.26 36.3 5 3.82 -3.54 62.66 3 5 3.82 -3.26 53.14 11 8.4 -2.54 71 4 10 7.63 -2.26 51.08 14 10.69 -1.54 33.2 5 23 17.56 -1.26 36.51 33 25.19 -0.54 9.62 6 30 22.9 -0.26 2.03 32 24.42 0.46 6.77 7 33 25.19 0.74 18.07 18 13.74 1.46 38.37 8 20 15.27 1.74 60.55 11 8.4 2.46 66.57 9 5 3.82 2.74 37.54 5 3.8 3.46 59.86 10 3 2.29 3.74 41.96 1 0.76 4.46 19.89 131 100 337.17 131 100 388.54

Đồ thị 3.1: Đồ thị đuờng phân phối tần suất bài kiểm tra số 1

* Các tham số thống kê của bài kiểm tra số 1

-Phương sai: D(X) = ( ) n X X ni i ∑ − 2 = 2.57; D(Y) = ( ) n Y Y ni i ∑ − 2 =2.96 i XX ( )2 i X i nX XiX ( )2 i X i nX

-Độ lệch quân phương (độ lệch chuẩn): δ(X)= D(X) =1.6 δ(Y) = D(Y)=1.72 -Hệ số biến thiên: V(X) = ( )(%) X X δ =0.26 ; V(Y) = ( )(%) Y Y δ =0.31 Hệ số studen: t= (X Y) . n 2 DC 2 TN 2 δ δ + − = 2.53

Tra bảng hệ số student với γ = 0,99. n=131, ta có t= 2.33 • Nhận xét

- Giá trị của hệ số student theo tính toán lớn hơn giá trị trong bảng lí thuyết với độ tin cậy 99%. Điều này khẳng định giái trị trung bình điểm kiểm tra lần 1 là có ý nghĩa

-Điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng.

- Hệ số biến thiên của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn nhóm đối chứng, nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của nhóm đối chứng là nhỏ.

- Đồ thị đường phân phối tần suất của nhóm TN luôn nằm bên phải của nhóm đối chứng, chứng tỏ chất lượng và vận dụng kiến thức của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.

Bảng 3.6. Bảng phân phối thực nghiệm -bài kiểm tra 2 Nhóm trường sĩ số điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN tổng 131 0 0 0 3 8 23 33 26 27 6 5

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC HIỆN ĐẠI THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÍ 10 THPT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC (Trang 78)