Chương động lực học chất điểm được phân bố ngay sau chương “động học chất điểm” và trước chương “cân bằng và chuyển động của vật rắn” bao gồm các bài được bố trí theo thứ tự như sau:
Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm. Bài 10: Ba định luật Niu-tơn.
Bài 11: Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn. Bài 12: Lực đàn hồi. Định luật Húc.
Bài 13; Lực ma sát. Bài 14: Lực hướng tâm.
Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang. Bài 16: Thực hành : Xác định hệ số ma sát.
Sang chương II, học sinh bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các vật có được trạng thái chyển động như đã xét ở chương I. Phương pháp nghiên cứu và giải quyết vẫn đề cơ bản ở chương này là phương pháp động lực học. Đây cũng là cơ sở để học sinh có thể khảo sát trạng thái chân bằng và chuyển động của các vật rắn không còn đơn giản như xét với chất điểm ở các chương sau.
Qua kiến thức phần này học sinh hiểu được rõ hơn về khái niệm lực. Muốn dùng các định luật Niu-tơn để nghiên cứu các hiện tượng vật lí. Cần phải có những hiểu biết về các đặc trưng của các lực tham gia vào các quá trình đó. Vì vậy một phần tất yếu của chương này nghiên cứu các loại lực cơ học ( lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát). Ba định luật Niu-tơn là ba nguyên lí lớn đặt nền móng cho sự phát triển của cơ học. Ba định luật là kết quả của hàng loạt quan sát và tư duy khái quát hóa. Từ đó học sinh hiểu rõ hơn về bản chất của thế giới vật chất, nắm được qui luật vận động của vật chất hình thành được thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học.
Kiến thức chương “động lực học chất điểm” luôn gắn liền với thực tế, cuộc sống, kĩ thuật, là cơ sở, nguyên tắc của một số thiết bị máy móc đơn giản. Vì thế dạy học chương này góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh.
Trong chương này cũng đề cập tới một số vấn đề mới và khó: Lực quán tính, trọng lực, hiện tượng tăng giảm trọng lượng… Phù hợp với trình độ học sinh hiện nay, nó làm tăng tính hiện đại của chương trình vật lí phổ thông và đơn giản hóa
một số hiện tượng vật lí thường gặp trong thực tế góp phần hình thành và phát triển tư duy cho học sinh.
Các kiến thức về động lực học chất điểm góp phần hoàn chỉnh kiến thức vật lí phổ thông.