Các hình thức đánh giá, phương pháp và yêu cầu đối với đánh giá kết

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC HIỆN ĐẠI THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÍ 10 THPT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC (Trang 26)

quả học tập của học sinh

* Các hình thức đánh giá:

- Đánh giá thường xuyên. Được giáo viên tiến hành hằng ngày nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của cả giáo viên và học sinh, thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm học tập một cách liên tục, có hệ thống.

-Đánh giá định kì. Được tiến hành sau từng giai đoạn học tập, là dạng đánh giá thường được thực hiện sau khi học xong một phần chương trình hoặc giữa kĩ, cuối một học kì để xác định kết quả học tập của học sinh.

-Đánh giá tổng kết. Được thực hiện vào cuối mỗi năm học, cuối khóa học hoặc vào cuối mỗi giáo trình nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố và mở rộng toàn bộ những điều đã học từ đầu năm học, hoặc từ đầu giáo trình, đồng thời tạo điều kiện để chuyển sang năm học mới hoặc môn học mới.

*Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

*Những yêu cầu đối với đánh giá kết quả học tập.

- Yêu cầu đảm bảo sự phù hợp. Yêu cầu này đòi hỏi các phương pháp đánh giá được lựa chọn và sử dụng phải đo lường các mục tiêu học tập đã xác định

- Yêu cầu đảm bảo tính giá trị. Đòi hỏi phải đánh giá và đo lường được đúng mục tiêu định đo.

-Yêu cầu đảm bỏa tính tin cây. Tính tin cậy chỉ sự chính xác của đánh giá tức là phản ánh đúng kết quả học tập của người học.

- Yêu cầu đảm bảo tính công bằng. Là phải tạo điều kiện cho tất cả học sinh có cơ hội như nhau.

-Yêu cầu đảm bảo tính hiệu quả. Tức là đánh giá phải phù hợp với thời gian và công sức tiến hành kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC HIỆN ĐẠI THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÍ 10 THPT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC (Trang 26)