8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng quản lý sinh viên ở trƣờng Cao đẳng Du lịch
2.3.1. Thực trạng sinh viên ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Qua nghiên cứu về kết quả học tập, rèn luyện, thực hiện nội quy, quy định của sinh viên nhà trường trong 3 năm học 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011 và thu được những kết quả trong bảng tổng hợp dưới đây. Từ đó đưa ra được những nhận định về mặt mạnh, mặt hạn chế của sinh viên nhà trường.
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên
TT Năm học Tổng số Giỏi Khá TBK-TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL %
1 2008 - 2009 1302 23 1,7 301 23 782 61 48 3,7 148 11,3 2 2009 - 2010 1468 28 1,9 332 22,6 880 60 94 6,4 134 9,1 3 2010 - 2011 1628 36 2,2 418 25,6 1096 67,3 66 4,1 12 0,7
(Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) Biểu đồ 2.5. Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên
1.7 1.9 2.2 23 22.6 25.6 61 60 67.3 3.7 6.4 4.1 11.3 9.1 0.7 0 10 20 30 40 50 60 70 Giỏi Khá TBK-TB Yếu Kém 2008-2009 2009-2010 2010-2011
Mặc dù đa số sinh viên trong nhà trường tích cực học tập nhưng qua bảng thống kê ta thấy rằng số sinh viên đạt kết quả học tập ở mức giỏi và khá chưa cao, đa số xếp loại TB khá và TB.
Với kết quả học tập như vậy thì sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và chưa hội nhập được.
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả rèn luyện của sinh viên TT Năm học Tổng số Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 2008 - 2009 1302 684 52,5 315 24,2 153 11,8 150 11,5 2 2009 - 2010 1468 835 56,9 341 23,2 160 10,9 132 9 3 2010 - 2011 1628 118 68,1 350 21,5 140 8,6 30 1,8
(Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)
Biểu đồ 2.6. Tổng hợp kết quả rèn luyện của sinh viên
52.5 56.9 68.1 24.2 23.2 21.5 11.8 10.9 8.6 11.5 9 1.8 0 10 20 30 40 50 60 70 Tốt Khá TB Yếu 2008-2009 2009-2010 2010-2011
Qua bảng thống kê trên cho thấy kết quả rèn luyện của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch còn chưa cao. Còn nhiều sinh viên ý thức rèn luyện chưa tốt, xếp loại TB và yếu còn nhiều nhất là trong 2 năm học 2008 - 2009 và 2009 - 2010. Như vậy, nhà trường cần phải có những biện pháp đổi mới trong việc công tác quản lý nói chung và công tác QLSV nói riêng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
* Nghiên cứu các báo cáo thường niên của nhà trường:
2.3.2. Những mặt tích cực của sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
- Học sinh luôn nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong học tập, thực hành, thực tập, có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức, tự học tập nâng cao trình độ và kỹ năng nghề, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Có khả năng tìm kiếm việc làm và tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Về tư tưởng, đạo đức và lối sống của sinh viên có nhiều tiến bộ, thái độ và ý thức chính trị ngày càng được nâng lên theo hướng tích cực, sinh viên tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
- Sinh viên tham gia đầy đủ các kỳ thi giỏi tay nghề cấp trường, cấp thành phố, cấp quốc gia và cấp quốc tế, sinh viên đã đạt được những thành tựu đáng kể
- Hầu hết sinh viên có lối sống lành mạnh, năng động, sáng tạo và có tinh thần vượt khó, có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, cuộc sống.
- Sinh viên nhà trường luôn chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi trường đóng, có thành tích trong công tác xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Duy trì tốt các mối quan hệ trong cộng đồng, có tinh thần giúp đỡ bạn bè và những người gặp khó khăn.
- Sinh viên tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể như phong trào "Thanh niên tình nguyện", "Cán bộ lớp, Cán bộ Đoàn ưu tú", "Hiến máu nhân đạo"...
2.3.3. Những mặt hạn chế của sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Bên cạnh những mặt tích cực của sinh viên đã trình bày ở trên, sinh viên trường CĐ Du lịch Hà Nội còn có hạn chế cần khắc phục sau:
- Đa số sinh viên học tập tại trường đến từ các vùng ngoại tỉnh, vùng sâu, vùng xa nên một số vẫn còn mang tư tưởng lạc hậu, giao tiếp kém.
- Một số sinh viên chưa thực sự thiết tha với ngành học của mình, với nhà trường, vẫn còn nhiều em còn hay nghỉ học. Coi việc học tập tại nhà trường là lấp chỗ trống, chờ cơ hội để tham gia học tập hoặc dự thi tại các cơ sở đào tạo khác.
- Việc quản lý quá trình học tập và rèn luyện tại các khoa chuyên môn không đồng đều, chưa triệt để dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên ở một số khoa chưa chăm chỉ học tập và rèn luyện.
- Một số sinh viên thiếu trung thực trong học tập và thi cử, một số chưa có lý tưởng và hoài bão, mục đích học tập chưa rõ ràng. Một số sinh viên vi phạm nội quy, quy chế của trường, có biểu hiện lối sống không lành mạnh thích hưởng thụ.
- Sinh viên được tuyển vào trường học có kết quả học tập thấp do đó nhận thức của nhiều sinh viên chậm dẫn đến kết quả học tập không cao.
- Sinh viên giữa các khoa, trường ít có điều kiện giao lưu học tập vì vậy năng lực tự học, tự nghiên cứu, thực hành, khả năng giao tiếp và hợp tác trong công việc còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ và tin học của sinh viên nói chung còn yếu, kém.
- Số sinh viên có nguyện vọng phấn đấu trở thành đoàn viên ưu tú còn ít, chưa xác định được phương hướng phấn đấu và có ít sinh viên được kết nạp Đảng trong nhà trường.
2.3.4. Thực trạng công tác QLSV ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.3.4.1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn * Những điều kiện thuận lợi
Trường CĐ Du lịch Hà Nội là trường thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch do vậy luôn được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo trên Bộ cũng như Tổng cục Du lịch về nhân lực, nguồn lực. Trường đóng trên địa bàn thành phố rất thuận lợi cho việc học tập, đi lại của cán bộ giáo viên và sinh viên, cũng như việc giao lưu học tập kinh nghiệm các trường cao đẳng khác của Bộ.
Nhà trường có lịch sử truyền thống phát triển trên 39 năm, đào tạo đa ngành, là trường du lịch đầu ngành trong toàn quốc, nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.
- Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đến sinh viên, có nhận thức đúng đắn về công tác QLSV.
- Công tác tổ chức hành chính đã được triển khai thực hiện và từng bước đáp ứng được yêu cầu quản lý.
- Việc giải quyết các chế độ chính sách, ưu đãi theo quy định đối với sinh viên đã được nhà trường từng bước triển khai thực hiện, sinh viên được khám sức khoẻ ban đầu theo quy định về y tế học đường.
- Tình hình chính trị, an ninh, trật tự an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong nhà trường từng bước được đảm bảo.
- Việc thực hiện đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên hệ chính quy đã được triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
- Công tác QLSV ngoại trú đã dần đi vào nề nếp.
- Tập trung truyền thống tương đối công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tác phong, đạo đức lối sống, ý thức tuân theo pháp luật trong sinh viên. - Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật thực hiện nghiêm túc, góp phần tôn vinh, động viên được các sinh viên có nhiều nỗ lực cố gắng đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với những sinh viên vi phạm kỷ luật.
* Những khó khăn
- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa tổ chức được việc nghe thời sự định kỳ cho sinh viên.
đãi và quyền lợi đối với sinh viên chưa được nhà trường giải quyết đầy đủ và kịp thời.
- Đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý công tác HSSV còn thiếu về số lượng bên cạnh đó có một số cán bộ không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn.
- Việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý công tác HSSV còn nhiều bất cập và không hợp lý.
- Nhà trường chưa có hệ thống văn bản quy định hoàn chỉnh về tổ chức quản lý công tác HSSV.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị đầu mối quản lý công tác HSSV với công tác Đoàn, công tác Hội.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác HSSV còn nhiều hạn chế.
- Nhà trường cần chủ động hơn trong việc phối hợp với gia đình sinh viên, với các tổ chức đoàn thể và các cơ quan có liên quan để thực hiện tốt công tác HSSV.
2.3.4.2. Bộ máy làm công tác QLSV
- Hiện nay nhà trường đã chủ động kiện toàn bộ máy làm công tác HSSV bằng việc thành lập phòng công tác quản lý HSSV với đội ngũ các GVCN có đủ trình độ và năng lực trong công tác QLSV.
- Phòng công tác quản lý HSSV có chức năng quản lý giáo dục sinh viên về các mặt tư tưởng, chính trị; đánh giá kết quả rèn luyện cuối học kỳ, cuối năm học, tiếp xúc, nắm bắt diễn biến hoạt động và tư tưởng, tâm lý nguyện vọng của sinh viên để phối hợp với các đơn vị trong nhà trường làm tốt công tác QLSV trong mọi hoạt động. Như phối hợp với các khoa chuyên môn, phối hợp với các đoàn thể Đoàn thanh niên, phối hợp với gia đình sinh viên...
- Cơ cấu tổ chức của Phòng công tác quản lý HSSV gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 15 GVCN và 4 chuyên viên.
2.3.4.3. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên
- Nhà trường đã luôn duy trì tổ chức tuần lễ "Học tập đầu khoá" vào đầu mỗi năm học, khoá học theo nội dung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm như: giới thiệu cho sinh viên biết được cơ cấu bộ máy, nhiệm vụ cũng như truyền thống của nhà trường, báo cáo tình hình thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế, phổ biến các quy chế về học tập, thực hành, kiểm tra, thi cử... các quy chế về sinh viên, các chế độ, chính sách để sinh viên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó xác định mục tiêu học tập đúng đắn, giảng các bài liên quan đến công tác phòng chống ma tuý, tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường và phổ biến triển khai các công tác chung của Đoàn và Nhà trường.
- Tổ chức các lớp học quán triệt Nghị quyết Trung ương, triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 07/12/2007 của Bộ Chính trị về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đến tất cả các sinh viên nhà trường với nhiều hình thức phong phú như viết bài dự thi, xem phim về cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nhà trường cũng chú ý tới việc giáo dục truyền thống, hướng về cội nguồn thông qua việc tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn trong năm như 26/3, 19/5, 20/11... Tổ chức các hội thi, thi văn nghệ, thi tay nghề giỏi, thi nấu ăn, tổ chức lễ phát động hiến máu nhân đạo, tình nguyện viên.
- Đẩy mạnh thực hiện phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT trong nhà trường; tổ chức các sân chơi lành mạnh cho sinh viên như hoạt động thể thao, biểu diễn văn nghệ, hội thi tiếng hát sinh viên, cán bộ đoàn ưu tú, giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao với các đơn vị, trường học khác.
- Thường xuyên quan tâm tới công tác phát triển, kết nạp Đoàn viên, Đảng viên trong các lớp học sinh, tổ chức các lớp học cảm tình là một trong những động thực thúc đẩy sinh viên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chính trị, tư tưởng, lối sống trong sinh viên trong nhà trường.
2.3.4.4. Công tác quản lý việc học tập của sinh viên
- Nhà trường thực hiện việc tổ chức, quản lý học tập của sinh viên theo quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp, quy chế được triển khai phổ biến đến từng giáo viên, lớp sinh viên.
- Việc chấp hành nề nếp kỷ cương trong học tập của đại bộ phận sinh viên đã đi vào nề nếp, tình trạng bỏ học đã giảm hơn so với những năm học trước.
- Phòng Đào tạo có chức năng theo dõi quản lý đào tạo từ khi tuyển sinh đến quá trình học tập và tốt nghiệp của sinh viên. Căn cứ vào bảng điểm các giáo viên gửi lên cuối năm học và cuối khoá học để nhận xét kết quả học tập và xét điều kiện thi tốt nghiệp cho sinh viên. Tuy nhiên, nhà trường hiện nay vẫn chưa xây dựng chương trình quản lý đào tạo thống nhất, các khoa và giáo viên lên điểm cho sinh viên.
- Phòng Đào tạo phối hợp với các khoa chuyên môn, giáo viên bộ môn xây dựng được ngân hàng câu hỏi, đề thi, thành lập các tiểu ban ra đề thi, chấm và coi thi, kiểm tra theo từng môn, học kỳ và năm học. Việc kiểm tra, thi của nhà trường được thực hiện nghiêm túc, công khai, dân chủ giúp đánh giá đúng, công bằng kết quả học tập của sinh viên, đảm bảo cho chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Các khoa chuyên môn trực tiếp quản lý việc học tập của sinh viên theo kế hoạch và chương trình đào tạo đã được xây dựng.
- GVCN là người trực tiếp quản lý và gần gũi với sinh viên trong suốt quá trình học tập, từ khi sinh viên bước vào trường đến khi sinh viên tốt nghiệp. Do đó, GVCN là người nắm rõ được tư tưởng, tâm lý và nguyện vọng của sinh viên. GVCN có nhiệm vụ đánh giá, theo dõi tính chuyên cần, ý thức tác phong học tập và rèn luyện của sinh viên.
- Nhà trường đã có quy định cụ thể về tài chính và có một số nhà tài trợ - các dự án để mở rộng, nâng cấp trang thiết bị dạy và học cho một số khoa nghề tạo điều kiện phục vụ cho học tập, thực hành, nghiên cứu của giáo viên và sinh viên.
- Nhà trường và các phòng ban, khoa nghề đã luôn cố gắng về nhiều mặt để nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả công tác quản lý song vẫn chưa thực sự đổi mới trong công tác quản lý học tập của sinh viên; phương pháp dạy học tích cực được áp dụng nhưng hiệu quả chưa cao, chưa có các biện pháp quản lý việc học tập của sinh viên, ngoài giờ lên lớp.
Đa số sinh viên nhà trường đã có ý thức tự giác, tích cực tham gia học tập, nhưng kết quả học tập chưa được nâng lên.
- Hôm nay, nhà trường còn tồn tại thư viện cũ, số đầu sách còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu học, học tập và nghiên cứu cho sinh viên, chưa xây