Chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên của phòng công tác quản lý học sinh - sinh viên tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 38)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống cơ sở vật chất

2.1.2.1. Chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (với tên giao dịch tiếng Anh: HANOI TOURISM COLLEGE, viết tắt HTC) có chức năng, nhiệm vụ được ban hành theo Quyết định số 2846/QĐ- BVHTTDL ngày 26 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Với chức năng

Chức năng:

Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung học chính quy và không chính quy và trình độ thấp hơn trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực liên quan đến du lịch; tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực hoạt động của Trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội HIỆU TRƢỞNG CÁC PHÓ HIỆU TRƢỞNG Hội đồng Khoa học Đào tạo Các Hội đồng tƣ vấn khác Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Đào tạo Phòng Tài chính-Kế toán Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế Phòng Công tác quản lý HSSV Phòng Hành chính - Quản trị Khoa Quản trị Khách sạn-Nhà hàng Khoa Quản trị lữ hành- Hƣớng dẫn Khoa Quản trị chế biến món ăn Khoa Tài chính kế toán du lịch Khoa Ngoại ngữ du lịch Khoa Cơ sở ngành Khoa Giáo dục cơ bản Khoa CNTT Du lịch TT Đào tạo việc làm TT Thông tin- Thƣ viện TT Ứng dụng CNTT Khách sạn Hoàng Long

* Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị

Sơ đồ 2.3: Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị

Phòng công tác quản lý HSSV

Phòng Đào tạo Các khoa chuyên môn

Sinh viên Phòng tài chính kế toán Phòng Quản trị hành chính Phòng tổ chức cán bộ Hệ thống GV C N

* Phòng đào tạo: Giúp hiệu trưởng thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề hàng năm và dài hạn của nhà trường.

- Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình học tập.

- Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng, chứng chỉ nghề.

- Tổ chức thực hiện và quản lý quy trình đào tạo, bồi dưỡng nghề. - Quản lý việc kiểm tra, thi theo quy định

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệm vụ cho giáo viên.

Thực hiện các công việc giáo vụ gồm lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập, theo dõi, tổng hợp, đánh giá, kiểm định chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên và của hiệu trưởng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

* Phòng tổ chức cán bộ

Tham mưu và giúp việc Hiệu trưởng trong quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến và tổ chức thực hiện hoạt động của trường thuộc lĩnh vực chủ yếu như: tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, lao động và giám sát việc thực hiện chính quy công cụ, chế độ chính sách, tổng hợp thi đua, đánh giá công tác hàng tháng; khen thưởng - kỷ luật; thanh tra, đối nội, đối ngoại, bảo vệ cơ quan an ninh nội bộ. thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

* Phòng công tác quản lý HSSV

Để QLSV có hiệu quả tốt, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã mở một phòng riêng chuyên trách trong việc QLSV đó là phòng công tác quản

lý HSSV với đặc thù như vậy, khác với việc QLSV ở các trường ĐH, CĐ khác: GVCN thường công tác ở vị trí các khoa, các phòng ban chức năng, đội ngũ GVCN là những người giảng dạy trên lớp kiêm quản lý trực tiếp sinh viên trong lớp của mình phụ trách.

Đội ngũ GVCN ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội bao gồm 15 giáo viên thay mặt nhà trưòng quản lý toàn bộ sinh viên của một lớp.

Tham mưu và giúp việc Hiệu trưởng trong quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến và tổ chức thực hiện các hoạt động của trường thuộc lĩnh vực chủ yếu như: đón tiếp sinh viên nhập học, giải quyết chế độ chính sách đối với người học, quản lý giáo dục sinh viên, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho học sinh - sinh viên, bố trí chỗ ở khu nội trú, quản lý và khai thác có hiệu quả khu nội trú phục vụ người học, công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên, công tác tổ chức lớp, GVCN, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật sinh viên, công tác thư viện và thư báo, tổ chức hướng nghiệp cho người lao động.

Trưởng phòng công tác quản lý HSSV

Giáo viên chủ nhiệm

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

* Phòng tài chính - kế toán

Tham mưu và giúp việc Hiệu trưởng trong việc thực hiện các nhiệm vụ quy định đồng thời quản lý, tổng hợp đề xuất ý kiến và tổ chức thực hiện các hoạt động của trường thuộc lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản như: lập dự toán thu - chi quý, năm; điều hành thu - chi và thanh toán, quản lý tiền mặt, tài sản; thẩm định giá mua sắm vật tư, thiết bị, sửa chữa tài sản, hạch toán, định giá các hợp đồng đào tạo, sản xuất dịch vụ..., lập báo cáo nghiệp vụ thường xuyên, đột xuất và báo cáo quyết toán tài chính theo năm quy định của pháp luật và của Hiệu trưởng. Phát tiền học bổng, tiền chính sách xã hội cho sinh viên.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

* Phòng hành chính - quản trị

Tham mưu và giúp việc Hiệu trưởng quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến tổ chức thực hiện các hoạt động của trường thuộc lĩnh vực; công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ; tổ chức thực hiện mua sắm, quản lý và bảo trì các loại trang thiết bị sinh hoạt của trường; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chủ trì công tác quân sự, bảo vệ, phòng chống bão lụt, thiên tai, tổ chức thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ; y tế, vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường cho toàn trường; quản lý, phục vụ - dịch vụ điện, nước trong nhà trường xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho viên chức, người lao động và sinh viên của trường.

* Các khoa chuyên môn

Quản lý chuyên môn và đào tạo nghề theo các cấp: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề thuộc phạm vi của từng khoa đã được phân công.

1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khoá khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của trường.

2. Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

3. Thực hiện các hoạt động tuyển sinh, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy nghề.

4. Quản lý giáo viên, nhân viên, người học thuộc địa vị mình.

5. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy nghề.

6. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

2.1.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất

- Khu giảng đường lý thuyết: gồm 62 phòng học, trong đó có 40 phòng loại nhỏ (dành cho 1 lớp sinh viên), 22 phòng loại lớn (dùng cho 2 lớp sinh viên) trong đó có 10 phòng nghe nhìn.

- 2 phòng ngoại ngữ (25 cabin/phòng). - 3 phòng vi tính ( 50 máy / phòng)

- 1 thư viện trên 4000 cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực, phòng đọc gần 200 chỗ ngồi.

Nhìn chung, với hệ thống cơ sở vật chất của Trường hiện nay thì cũng chỉ mới đáp ứng được phần nào yêu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, đây cũng là sự cố gắng vượt bậc của nhà trường trong những năm qua. Trong thời gian tới, nhà trường cần có kế hoạch đầu tư để nâng cao hơn nữa điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nói chung và đổi mới biện pháp QLSV nói riêng.

2.1.2.3. Về nhân sự

Theo thống kê của phòng Tổ chức cán bộ, tính đến 6/2011 tổng số cán bộ, giáo viên của Trường có 340 người, trong đó:

- 112 cán bộ quản lý.

- 67 công nhân viên Khách sạn Hoàng Long - 161 GV trực tiếp làm công tác giảng dạy

Về học hàm, học vị:

Đội ngũ giáo viên có trình độ ĐH trở lên (100%), nhiều người có 02 bằng ĐH. Có 02 tiến sỹ, 12 đang làm nghiên cứu sinh, 67 thạc sỹ, 49 người đang học cao học, số còn lại là cử nhân (100%). Trên 80 giáo viên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ở nước ngoài. 1 giáo viên đạt danh hiệu Chuyên gia thế giới; 4 giáo viên đạt danh hiệu Chuyên gia khu vực ASEAN; 8 giáo viên đạt danh hiệu Dạy giỏi cấp quốc gia; 37 giáo viên đạt danh hiệu Dạy giỏi cấp Trường và Thành phố.

Chức danh: 02 giảng viên chính, 105 giảng viên, 43 GV dạy hệ trung cấp, 03 chuyên viên chính, 37 chuyên viên.

2.1.3. Quy định trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội về công tác QLSV

Hiệu trưởng trường Cao đẳng du lịch Hà Nội quy định chức năng của các đơn vị trong Nhà trường về công tác QLSV như sau:

- Phòng công tác quản lý HSSV.

Là đầu mối trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên.

+ Tổ chức cho sinh viên học chính trị đầu khoá.

+ Theo dõi công tác phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao. + Theo dõi công tác bảo hiểm cho sinh viên

+ Làm thủ tục để sinh viên thuộc diện chính sách được hưởng trợ cấp ưu đãi, miễn giảm học phí.

+ Phối hợp cùng với Phòng đào tạo, các khoa chuyên môn theo dõi, quản lý công tác khen thưởng kỷ luật sinh viên.

+ Cấp giấy chứng nhận cho sinh viên giải quyết các vấn đề hành chính, dân sự có liên quan.

+ Giải quyết đơn xin nghỉ phép của sinh viên.

* Thư viện:

+ Cấp thẻ thư viện cho các lớp sinh viên

+ Cho sinh viên mượn sách, tài liệu, báo và sử dụng phòng đọc.

* Văn phòng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

+ Giải quyết thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn đi và đến cho sinh viên. + Theo dõi, hỗ trợ cho liên chi đẩy mạnh hoạt động của đoàn.

+ Xây dựng các phong trào thi đua trong toàn trường.

+ Phối hợp cùng với khoa thực hiện tốt công tác phong trào thi đua của sinh viên trong trường.

+ Tổ chức kết nạp Đoàn cho các sinh viên là thanh niên ưu tú. Giới thiệu đoàn viên ưu tú, tích cực để phát triển Đảng.

* Các khoa chuyên môn

+ Quản lý trực tiếp sinh viên, tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập theo kế hoạch, kiểm tra đôn đốc sinh viên chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế học tập.

+ Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các phòng ban tổ chức và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực tập sản xuất, tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao và các hoạt động giải trí lành mạnh khác.

2.2. Công tác quản lý sinh viên của giáo viên chủ nhiệm

2.2.1. Nội dung công tác QLSV của GVCN

Với đặc thù của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là có một phòng công tác quản lý HSSV riêng chuyên trách trong hoạt động QLSV, với tổng số 15 GVCN, qua bảng thống kê dưới đây ta thấy đa số các GVCN

đều nhận thức, đánh giá nội dung của công tác QLSV của nhà trường không đến nỗi khó làm và cũng không dễ làm chủ yếu đánh giá ở mức trung bình. Một số giáo viên mới còn lúng túng trong công tác chủ nhiệm thì cho rằng nội dung công tác GVCN khó làm, nhất là trong việc xây dựng, tổ chức các lớp học. Thực tế, nếu muốn làm tốt nội dung này, GVCN phải nắm bắt tốt tình hình sinh viên trong lớp, biết được khả năng của từng sinh viên để phân công, giao việc cho hợp lý. Do đó, ban lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác QLSV và GVCN cũng cần phải làm tốt công tác chuyên môn của mình, cần có những biện pháp, kế hoạch cụ thể trong việc QLSV của lớp mình chủ nhiệm.

Bảng 2.2. Đánh giá về nhận thức về nội dung công tác QLSV

TT Nội dung công tác Khó làm Trung bình Dễ làm

1 Lập kế hoạch công tác QLSV của GVCN 2 13,34% 10 66,66% 3 20% 2 Tìm hiểu, phân loại sinh viên

trong lớp 1 6,67% 9 60% 5 33,33% 3 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các

nội dung giáo dục toàn diện

4 26,67% 9 60% 2 13,33% 4 Liên kết với các lực lượng giáo

dục trong và ngoài nhà trường

2 13,33% 11 73,34% 2 13,33% 5 Đánh giá kết quả giáo dục cho

sinh viên 2 13,33% 5 33,34% 8 53,33%

Biểu đồ 2.2.Đánh giá về nhận thức về nội dung công tác QLSV 13.34 6.67 26.67 13.3313.33 66.66 60 60 73.34 33.34 20 33.33 13.3313.33 53.33 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Khó làm Trung bình Dễ làm

Lập kế hoạch Tìm hiểu Chỉ đạo Liên kết Đánh giá kết quả

Lập kế hoạch công tác QLSV của GVCN bao gồm xác định căn cứ và điều kiện để xây dựng kế hoạch; lập kế hoạch hoạt động.

Tìm hiểu, phân loại sinh viên trong lớp: là tìm hiểu hoàn cảnh của từng sinh viên trong lớp. Tìm hiểu tính cách của sinh viên đặc biệt chú ý tới những sinh viên cá biệt. Tìm hiểu những đặc điểm về tâm lý của sinh viên.

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện: tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, pháp luật, hướng nghiệp; tạo động cơ học tập; lòng yêu nghề cho sinh viên và tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT...

Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, phối hợp với Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, giáo vụ khoa, với các tổ chức Đoàn, hội thanh niên. Phối hợp với gia đình sinh viên và xã hội, với chính quyền và đoàn thể địa phương.

Đánh giá kết quả giáo dục sinh viên: đánh giá kết quả giáo dục của sinh viên cả về kết quả học tập chuyên môn và kết quả rèn luyện đạo đức, hạnh kiểm cho sinh viên. Để có được sự đánh giá kết quả chính xác, GVCN cần

quản lý sao sát sinh viên thông qua việc lên lớp thường xuyên, qua ghi chép sổ sách đầy đủ. Muốn có sự đánh giá khách quan cần lắng nghe ý kiến của sinh viên trong lớp, ban cán sự lớp, cán bộ Đoàn...

Qua bảng đánh giá về nhận thức nội dung công tác QLSV của GVCN trên ta thấy, GVCN tự đánh giá thực hiện nội dung công tác QLSV của GVCN ở mức trung bình; một số nội dung được GVCN thực hiện tốt như ở nội dung lập kế hoạch công tác QLSV của GVCN; tìm hiểu, phân loại sinh viên trong lớp và đánh giá kết quả giáo dục sinh viên.

Ở nội dung liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn thực hiện chưa được tốt lắm.

Vì vậy, trong thời gian tới công tác QLSV của GVCN cần thực hiện tốt hơn nữa trong sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN với giáo viên bộ môn, với gia đình và xã hội để hoạt động công tác QLSV có hiệu quả tốt nhất.

2.2.2. Mối quan hệ giữa GVCN với sinh viên và gia đình sinh viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên của phòng công tác quản lý học sinh - sinh viên tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)