Lịch sử hình thành và phát triển, quy mô, chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên của phòng công tác quản lý học sinh - sinh viên tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 36)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển, quy mô, chất lượng đào tạo

2.1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

- Trường CĐDL Hà Nội, tiền thân là Trường Công nhân khách sạn du lịch - Trường quốc gia đầu tiên đào tạo nhân lực ngành Du lịch - được thành lập ngày 24/07/1972 theo Quyết định số 1151/CA/QĐ của Bộ công an.

- Năm 1984 theo Quyết định số 146/TCDL của Tổng cục du lịch Trường Công nhân khách sạn du lịch đổi tên thành Trường Du lịch Việt Nam.

- Năm 1995, Tổng cục Du lịch quyết định sát nhập khách sạn Hoàng long (trực thuộc Công ty Du lịch Hà Nội) vào Trường Du lịch Việt nam để tổ chức mô hình Trường – Khách sạn. Trường được đổi tên là Trường Du lịch Hà Nội. Năm 1997, Trường được nâng cấp thành Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội (theo Quyết định số 239/QĐ-TCDL ngày 24/07/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch) có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và quản lý khách sạn Du lịch từ dạy Nghề đến Trung học cho các thành phần kinh tế trong cả nước.

- Năm 2003, Trường được nâng cấp thành Trường CĐ Du lịch Hà Nội, trực thuộc Tổng cục Du lịch (theo Quyết định số 5907/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 27/10/2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo). Trường được phép đào tạo các ngành về du lịch , gồm rất nhiều hệ cho rất nhiều đối tượng học.

2.1.1.2. Quy mô, chất lượng đào tạo

Những năm đầu khi mới thành lập, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội chủ yếu đào tạo công nhân khách sạn với 03 nghề chủ yếu là: Chế biến món ăn, Phục vụ nhà hàng, Lễ tân khách sạn. Quy mô đào tạo trung bình khoảng 400 sinh viên/năm.

Hệ Cao đẳng (3 năm)

Ngành 1: QTKD

1. QTKD khách sạn 2. QTKD nhà hàng 3. QTKD lữ hành

4. Quản trị chế biến món ăn 5. Tài chính - Kế toán DL

Ngành 2:

Việt Nam học

6. Hướng dẫn du lịch

Cán bộ công nhân viên ngành du lịch kinh nghiệm trên 5 năm

SV tốt nghiệp các trƣờng CĐ, ĐH liên quan khác

Hệ Trung cấp chuyên nghiệp (2 năm)

1. Nghiệp vụ lễ tân 2. Nghiệp vụ nhà hàng 3. Kỹ thuật chế biến món ăn 4. Kế toán du lịch khách sạn 5. Nghiệp vụ lữ hành - hướng dẫn 6. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

7. Marketing và bán hàng trong du lịch

HỌC SINH TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG

Hệ đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn (1 năm hoặc 4 tháng)

1. Quản lý nhà nước về du lịch

2. Quản lý kinh doanh du lịch – khách sạn 3. Quản lý kinh doanh lữ hành

4. 5. 6.

7. Kỹ thuật chế biến món ăn

Đến nay quy mô các hệ và ngành nghề đào tạo của Trường đã mở rộng, lượng sinh viên trung bình khoảng 6000 đến 6500 sinh viên/năm và xu hướng sẽ ngày một tăng do nhu cầu nhân lực được đào tạo bài bản của Ngành đang đòi hỏi cấp thiết.

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các hệ và ngành nghề đào tạo của Trường

Bảng 2.1: Kết quả tuyển sinh theo hệ đào tạo từ năm 2004 đến năm 2010 Năm học Hệ Cao đẳng Hệ Trung học Hệ Nghề

Đào tạo tại

địa phƣơng Tổng số 2004 – 2005 116 1542 1756 2135 5549 2005 – 2006 512 1908 2407 1572 6399 2006 – 2007 616 2064 2347 1400 6427 2007 - 2008 913 2969 822 1750 6454 2008 - 2009 1000 3000 850 2100 6950 2009 - 2010 1250 3100 1000 2500 7850

(Nguồn: Phòng đạo tạo trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 2010) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên của phòng công tác quản lý học sinh - sinh viên tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 36)