Mối quan hệ giữa GVCN với sinh viên và gia đình sinh viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên của phòng công tác quản lý học sinh - sinh viên tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Mối quan hệ giữa GVCN với sinh viên và gia đình sinh viên

Bảng 2.3. Đánh giá mối quan hệ giữa GVCN với sinh viên và gia đình sinh viên

TT Nội dung Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1

Khi gặp một số vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong học tập em có tâm sự với thầy, cô giáo chủ nhiệm và nhờ sự giúp đỡ?

11 9,57% 66 57,39% 38 33,04% 2

Thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp em liên lạc với gia đình em theo các hình thức nào?

a) Bằng điện thoại liên lạc trực tiếp với gia đình sinh viên

42 36,52% 62 53,91% 11 9,57% b) Thông báo qua

email 21 18,26% 32 27,83% 62 53,91% c) Gửi giấy báo cho

gia đình sinh viên

25 21,74% 44 38,26% 46 40%

Qua bảng đánh giá về mối quan hệ giữa GVCN với sinh viên và gia đình sinh viên cho thấy được mối quan hệ giữa GVCN với sinh viên và gia đình sinh viên còn có khoảng cách. Ở nội dung thứ nhất, "khi gặp một số vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong học tập em có tâm sự với thầy, cô giáo chủ nhiệm và nhờ giúp đỡ". Có 33,04% ý kiến cho rằng không bao giờ; 57,39% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng và 9,57% ý kiến cho rằng thường xuyên. Như vậy, phần lớn sinh viên còn chưa gần gũi, chưa thực sự tin tưởng vào các thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp. Do đó, mỗi GVCN cần phải tự điều chỉnh cách quản lý lớp của mình; Rút ngắn khoảng cách và luôn gần gũi với sinh viên trong lớp mình để tạo niềm tin ở các em.

Trong nội dung thứ 2, về vấn đề liên lạc với phụ huynh sinh viên, các em cho biết: GVCN liên lạc với gia đình sinh viên bằng điện thoại thường xuyên là 36,52%; thông qua email thường xuyên là 18,26% và gửi giấy báo cho gia đình sinh viên thường xuyên là 21,74%.

Qua kết quả trên cho thấy, giữa GVCN và gia đình sinh viên chưa có sự kết hợp chặt chẽ, chưa thường xuyên và chưa thống nhất cao trong việc giáo dục sinh viên chủ yếu là các đối tượng sinh viên cá biệt. Do đó, khi có sự quản lý lỏng lẻo của gia đình và nhà trường dẫn đến việc sinh viên bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều, bỏ học dài ngày khi gia đình sinh viên không biết. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không phối hợp, thống nhất biện pháp quản lý, giáo dục sinh viên. Vì vậy, công tác QLSV ở đây chủ yếu là lực lượng GVCN phải chú ý và khắc phục tình trạng này.

Bảng 2.4. Các biện pháp giáo dục của GVCN qua nhận xét của SV

TT Nội dung Mức độ

1 2 3

1 Mức độ đánh giá của thầy (cô) giáo chủ nhiệm về từng sinh viên có khách quan

52 45,21% 42 36,52% 21 18,27% 2 Lớp em có tổ chức các hoạt động ngoại

khoá, hoạt động văn nghệ

28 24,35% 69 60% 18 15,65% 3 Em thấy hoạt động ngoại khoá, hoạt động

văn nghệ trong nhà trường có ảnh hưởng như thế nào đến việc rèn luyện nhân cách

74 64,35% 39 33,91% 2 1,74% 4 Theo em công tác quản lý SV của nhà

trường hoạt động có hiệu quả

32 27,83% 66 57,39% 17 14,78% 5 Theo em hoạt động của cán bộ lớp, cán bộ

Đoàn như thế nào

39 33,91% 71 61,74% 5 4,35%

Biểu đồ 2.4. Các biện pháp giáo dục của GVCN qua nhận xét của SV

45.21 24.35 64.35 27.83 33.91 36.52 60 33.91 57.39 61.74 18.27 15.65 1.74 14.78 4.35 0 10 20 30 40 50 60 70 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

Ghi chú: Nội dung 1 1. Khách quan 2. Bình thường 3. Chưa khách quan Nội dung 2: 1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Không bao giờ Nội dung 3: 1. Quan trọng 2. Bình thường 3. Không quan trọng Nội dung 4, 5: 1. Hiệu quả 2. Bình thường 3. Không hiệu quả

Qua bảng khảo sát trên thấy được rằng, ở nội dung thứ 1: giáo dục thông qua sự đánh giá của GVCN: 45,21% ý kiến cho rằng GVCN đánh giá khách quan; 36,52% ý kiến cho rằng đánh giá của GVCN bình thường và 18,27% ý kiến cho rằng GVCN đánh giá sinh viên chưa khách quan. Với kết quả trên đây, ta thấy sinh viên có nguyện vọng là sự đánh giá của GVCN phải công bằng hơn và khách quan hơn. Nếu có sự đánh giá đúng khách quan, sẽ giúp các em có động cơ phấn đấu cả trong kiến thức chuyên môn và trong hoàn thiện nhân cách của mình. Điều đó sẽ giúp sinh viên có niềm tin ở các thầy cô giáo, ở tập thể lớp của mình. Ngược lại, nếu GVCN có sự đánh giá không khách quan, công bằng sẽ dẫn đế sự thiếu tin tưởng ở sinh viên, gây ra sự mất đoàn kết trong lớp học.

Do đó, GVCN luôn là người cô, người thầy mẫu mực, có cách nhìn tổng thể, toàn diện, không thiên vị trong việc đánh giá sinh viên. Việc giáo dục sinh viên thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, theo kết quả của bảng điều tra trên cho thấy: 24,35% ý kiến cho rằng thường xuyên; 60% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng và 15,65% ý kiến cho rằng không bao giờ lớp tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn nghệ ngoài giờ lên lớp. Hầu hết, sinh viên đều cho rằng hoạt động vui chơi giải trí là hoạt động bổ ích, là sân chơi lành mạnh, giúp các em thư giãn sau những giờ học, sau những kỳ thi căng thẳng và mệt mỏi. Qua kết quả trên ta thấy, ở trường Cao đẳng Du lịch nói riêng và các trường Cao đẳng nói chung cần lưu tâm hơn nữa về các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, ở các trường cao đẳng vẫn còn thiếu các sân chơi cho sinh viên, thiếu các hoạt động ngoại khoá. Vì các hoạt động ngoại khoá và văn nghệ rất bổ ích, không những giúp tập thể lớp ngày càng đoàn kết, gắn bó mà giúp các em có khả năng tư duy, sáng tạo và có thêm kỹ năng sống - kỹ năng mềm cho các em. Do đó, hầu hết sinh viên trong nhà trường đều mong muốn nhà trường tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Theo ý kiến của sinh viên có 64,35% cho rằng các hoạt động đó là quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của các em; có 33,91% ý kiến cho là bình thường và 1,74% ý kiến cho là không quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với nội dung thứ 4, sinh viên cho rằng với 27,83% ý kiến về công tác QLSV là hiệu quả, 57,39% ý kiến là bình thường và 14,78% là không hiệu quả. Với kết quả trên thấy rằng công tác QLSV hoạt động vẫn chưa hiệu quả. Trong thời gian qua, GVCN mới vẫn còn chưa có kiến thức chuyên môn sâu, chưa thực sự sâu sát với công việc được giao, và chưa nhiệt tình với công việc. Do vậy, ban quản lý nhà trường cần quan tâm hơn nữa, mở các lớp bồi dưỡng định kỳ cho công tác QLSV.

Với nội dung thứ 5, với hoạt động của cán bộ lớp, cán bộ Đoàn 33,91% ý kiến cho rằng Ban cán bộ lớp, ban cán bộ Đoàn hoạt động hiệu quả; 61,74% ý kiến cho rằng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn hoạt động bình thường và 4,35% ý kiến cho rằng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn hoạt động không hiệu quả.

Một số sinh viên còn khẳng định, nếu thay hoặc bầu thêm những bạn có năng lực, lòng nhiệt tình vào ban cán sự lớp thì phong trào của lớp sẽ có nhiều tiến bộ. Trong trường hợp này, GVCN phải cân nhắc, lắng nghe và tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn, ý kiến của sinh viên trong lớp để định hướng và đưa ra những quyết định đúng đắn, để bầu ra những sinh viên có năng lực, có khả năng quản lý tốt, vì thông qua ban cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, đội ngũ này sẽ giúp cho GVCN quản lý lớp có hiệu quả nhất.

Do đó, để giúp đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn hoạt động có hiệu quả, GVCN cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ này. Đồng thời luôn động viên, cổ vũ các em cố gắng hơn, xây dựng và phát triển uy tín của các em với tập thể. Đội ngũ cán bộ lớp càng có năng lực tổ chức quản lý và gương mẫu trong mọi mặt với tập thể bao nhiêu thì hoạt động giáo dục của lớp, của GVCN càng có hiệu quả bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên của phòng công tác quản lý học sinh - sinh viên tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 49)