• Số tầng càng cao, BTCT thuần tuý rất nặng, xử lý móng phức tạp, tốn kém. Do vậy, kết cấu thép sẽ là hệ chịu lực thay thế.
• Kết cấu thép lại chịu lửa kém, cần được bảo vệ bằng bê tông, do vậy xuất hiện bê tông cốt cứng. Sàn thép ồn, rung, độ cứng kém, chi phí bảo trì, cao, cần được “ốp” bê tông, xuất hiện sàn BTCT liên hợp. Và kết cấu bê tông cốt cứng, sàn liên hợp, gọi chung là kết cấu liên hợp.
• Đối với cột dùng cốt cứng, còn là giải pháp hữu hiệu cho phương án sử dụng barrettes và thi công bằng phương pháp TOP-DOWN. Barrette - là cột có cốt cứng – đúc lên các tầng hầm bên trên, để tăng đáng kể sức chịu tải, chịu những tải do thi công “TOP” truyền vào.
• Nhà cao tầng, có khẩu độ lớn, để dễ bố trí, kiến trúc nên dùng dầm BTCT DUL thì vẫn nặng. Dầm thép và sàn liên hợp sẽ là phương án tối ưu. Khẩu độ có khi vượt đến 20m. Một số trường hợp khác, hệ dầm thép còn được thay thế bằng hệ dàn thép, hay sử dụng bê tông dầm cốt cứng (dầm liên hợp).
• Bản sàn được thiết kế, dễ tăng bám dính với bê tông, thông qua các đỉnh neo; để phần sàn bê tông chịu lực tốt, vẫn có cốt thép gia cường (cấu tạo) và để tăng độ cứng của tấm thép, thép tấm sử dụng là dạng gấp khúc (folded plate).
• Một số chi tiết cấu tạo, được trình bày kèm theo đây, kể cả tổ hợp kết cấu liên hợp sử dụng cho vùng có ảnh hưởng động đất.
• Những lưu ý khi tính toán: