Khách thể của hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 64)

Khách thể của hành vi nói chung là các quan hệ xã hội mà hành vi đó hƣớng tới nhằm làm thay đổi tình trạng vốn có của quan hệ xã hội đó.

Khách thể của hành vi phòng vệ trong phòng vệ chính đáng là những lợi ích của ngƣời có hành vi xâm hại (thƣờng là tính mạng, sức khoẻ của ngƣời có hành vi xâm hại) mà ngƣời phòng vệ tác động tói nhằm ngăn chặn hoặc loại bỏ hành vi nguy hiểm cho xã hội, bất hợp pháp đang xâm hại tới các lợi ích của Nhà nƣớc, của xã hội cũng nhƣ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời phòng vệ hay của ngƣời khác.

Việc xác định đƣợc rõ ràng khách thể của hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ trong phòng vệ chính đáng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá giới hạn cần thiết của hành vi phòng vệ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Nếu khách thể của hành vi xâm hại càng quan trọng thì cho phép hành vi phòng vệ càng phải mạnh mẽ, quyết liệt để đẩy lùi sự tấn công, bảo vệ khách thể bị xâm hại.

Ví dụ: Nếu khách thể là an ninh quốc gia, thì cho phép ngƣời phòng vệ có thể sử dụng các biện pháp mạnh mẽ nhất thậm chí tƣớc đoạt sinh mạng của ngƣời có hành vi xâm hại nhằm bảo vệ an toàn cho khách thể cần bảo vệ - an ninh quốc gia. Ngƣợc lại, nêu khách thể của hành vi xâm hại ít quan trọng thì chỉ cho phép ngƣời phòng vệ sử dụng phƣơng pháp nhẹ nhàng hơn để bảo vệ khách thể. Ví dụ nhƣ đối với một hành vi trộm cắp thông thƣờng (quyền sở hữu đối với tài sản có giá trị nhỏ) thì hành vi phòng vệ bằng cách gây thƣơng tích thông thƣờng đƣợc coi là cần thiết; còn nếu hành vi phòng vệ bằng cách tƣớc đoạt sinh mạng của ngƣời xâm hại sẽ là vƣợt quá giới hạn cần thiết và bi coi là vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Nhƣ vậy, khách thể của hành vi xâm hại càng quan trọng thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại càng lớn cho phép ngƣời

59

phòng vệ sử dụng công cụ, phƣơng tiện và phƣơng pháp phòng vệ mạnh mẽ, quyết liệt tác động tới ngƣời xâm hại để loại trừ, ngăn chặn ngƣời đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và bảo vệ khách thể cần bảo vệ [35].

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)