Hoạt động của con ngƣời bao giờ cũng là hoạt động đƣợc định hƣớng bởi tƣ duy và ý thức. Do vậy, nếu mặt khách quan là sự thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì mặt chủ quan là hoạt động diễn biến tâm lý bên trong của ngƣời thực hiện những hành vi cụ thể đó.
Mặt chủ quan trong phòng vệ chính đáng là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của ngƣời xâm hại và ngƣơi phòng vệ đối với hành vi của mình thực hiện và hậu quả của hành vi đó gây ra.
Để đánh giá giới hạn cần thiết của hành vi phòng vệ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại ta phải so sánh, đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thông qua yếu tố lỗi, động cơ và mục đích của ngƣời xâm hại khi thực hiện hành vi nguy hiểm xâm hại khách thể cần bảo vệ.
Về nguyên tắc, trong trƣờng hợp phòng vệ chính đáng mặc dù ngƣời xâm hại cố ý hay vô ý xâm hại đến khách thể cần bảo vệ thì ta đều có cơ sở để
63
phòng vệ. Bởi vì, mục đích của phòng vệ chính đáng là đẩy lùi hoặc loại bỏ sự tấn công, báo vệ khách thể. Trong thực tế, có những hành vi nguy hiểm xâm hại khách thể đƣợc thực hiện mà không mang yêu tố lỗi.
Ví dụ: A là một ngƣời điên không có khả năng nhận thức và năng lực điều khiển hành vi, cầm dao đuổi đánh B. Hành vi của A mặc dù không có lỗi song vẫn rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng, sức khỏe của B, do đó B hoặc bất cứ ai cũng có quyền phòng vệ để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của mình khỏi sự xâm hại đó.
Tuy nhiên, khi đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại thì hành vi xâm hại đƣợc thực hiện bởi lỗi cô ý luôn nguy hiểm hơn so với hành vi xâm hại đƣợc thực hiện bởi lỗi vô ý. Vì vậy, cho phép ngƣời phòng vệ lựa chọn biện pháp phòng vệ thích hợp trong từng trƣờng hợp cụ thể. Nếu ngƣời xâm hại cố ý thực hiện hành vi nguy hiểm xâm hại khách thế thì ngƣời phòng vệ phải nhanh nhạy phản ứng không chỉ để tránh khỏi sự xâm hại đó mà pháp luật cho phép họ tích cực, chủ động tấn công, đẩy lùi hoặc loại bỏ hành vi xâm hại ngay khi nó chƣa thực sự xâm hại mà chỉ cần có dấu hiệu gây thiệt hại cho khách thể thực sự và ngay tức khắc.
Ngƣợc lại, nếu hành vi xâm hại đƣợc thực hiện bởi lỗi vô ý hoặc không có lỗi thì theo nguyên tắc, ngƣời phòng vệ phải lựa chọn biện pháp phòng vệ nhẹ nhàng nhất nhƣ ta đã phân tích ở phần trên.
Yếu tố lỗi trong hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng bao gồm lỗi vô ý hoặc cố ý và nó chỉ có ý nghĩa trong việc xử lý hành vi phạm tội do thực hiện hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Khi đánh giá hành vi phòng vệ là cần thiết hay vƣợt quá giới hạn cần thiết ta phải đặc biệt quan tâm đến thái độ tâm lý của ngƣời phòng vệ. Trong nhiều trƣờng hợp, về mặt khách quan ta có thể nhận định là hành vi phòng vệ vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nhƣng xét về mặt chủ quan thì hành vi đó lại đƣợc
64
đánh giá là cần thiết. Bởi vì, ngƣời phòng vệ nhiều khi bị tấn công bất ngờ, trong thời gian và không gian đặc biệt (ví dụ: đêm tối, nơi vắng vẻ) thì không thể bình tĩnh đánh giá một cách chính xác mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi xâm hại và họ càng không thẻ và không có điều kiện để lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện cũng nhƣ công cụ chống trả sao cho tƣơng xứng đƣợc. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, thì khả năng nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của ngƣời phòng vệ phần nào đã bị hạn chế. Họ không nhận thức đƣợc hành vi phòng vệ của mình nguy hiểm đến đâu và sẽ dẫn đến hậu quả gì. Bằng mọi cách họ tìm cách thoát khỏi tình trạng nguy hiểm đó mà thôi. Do vậy, khi đánh giá giới hạn cần thiết, của hành vi phòng vệ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại thì ta phải đặc biệt chú ý đến thái độ tâm lý của ngƣời phòng vệ. Vấn đề này ta sẽ nói rõ hơn ở phần sau.
Trong mặt chủ quan còn có hai dấu hiệu rất quan trọng trong việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi (xâm hại và phòng vệ), đó là dấu hiệu động cơ và mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi. Một hành vi xâm hại đƣợc thực hiện bởi lỗi có ý, đặc biệt là lỗi cố ý trực tiếp thì dấu hiệu động cơ và mục đích là yếu tố đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi rõ nét nhất. Ngƣợc lại, ngƣời ta thƣờng không đề cập đến dấu hiệu động cơ và mục đích trong hành vi đƣợc thực hiện bởi lỗi vô ý.
Tóm lại, các dấu hiệu trong mặt chủ quan tuy không mang ý nghĩa quyết định trong việc xác định mức độ cần thiết của hành vi phòng vệ nhƣ các yếu tố trong mặt khách quan nhƣng trong nhiều trƣờng hợp đặc biệt, là trong những trƣờng hợp hành vi xâm hại bị phát hiện và chặn đứng kịp thời thì dấu hiệu lỗi, động cơ và mục đích thực hiện hành vi xâm hại là những cơ sở không thể thiếu để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại tạo điều kiện cho việc đánh giá hành vi phòng vệ là cần thiết hay vƣợt quá giới hạn cần thiết.
65