VỆ CHÍNH ĐÁNG
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo vệ các lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ chức, của công dân trong xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, các nhà làm luật đã quy định chế định phòng vệ chính đáng tại Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999. Năm 2009, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự hiện hành, nhƣng quy định về phòng vệ chính đáng không có gì thay đổi so với hiện hành. Nội dung Điều luật quy định nhƣ sau:
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm [40].
Nhƣ vậy, phòng vệ chính đáng với vai trò và ý nghĩa tích cực trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đã đƣợc Bộ luật hình sự nƣớc ta cũng nhƣ Bộ luật hình sự của đa số các nƣớc trên thế giới quy định và ghi nhận một cách chính thức về mặt lập pháp từ rất lâu. Nó có vai trò khuyến khích mọi công dân tích cực chủ động tham gia đấu tranh đẩy lùi và loại bỏ mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại một cách bất hợp pháp các khách thể cần bảo vệ. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực nói trên, chế định này đã bị nhiều ngƣời lợi dụng hoặc sử dụng một cách thái quá vì mục đích cá nhân không chính
36
đáng gây tổn hại tới lợi ích của Nhà nƣớc, của tập thể (tổ chức) cũng nhƣ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, công dân khác. Chế định phòng vệ chính đáng trong Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc xây dựng dựa trên sự kế thừa của chế định phòng vệ chính đáng năm 1985, chế định năm 1999 cũng đã đƣợc các nhà làm luật Việt Nam thay đổi một số cụm từ cho phù hợp và chặt chẽ hơn nhƣ cụm từ “của tập thể” bằng “của tổ chức”, cụm từ “tương xứng” bằng cụm từ “cần thiết”.
Chế định phòng vệ chính đáng đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 so với Bộ luật hình sự năm 1985 có một số thay đổi về ngôn từ nhƣ trên đã tạo thuận lợi cho công tác thi hành pháp luật của các cơ quan tƣ pháp cũng nhƣ sự chấp hành pháp luật của ngƣời dân.