Các giải pháp thương mạ

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới (Trang 40 - 43)

III. Các giải pháp và chính sách vĩ mô

4.Các giải pháp thương mạ

Trước hết là đảm bảo cung ứng hàng hóa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường, tức là đảm bảo tổng cung hàng hóa cân bằng với tổng cầu hàng hóa. Việc điều hành xuất nhập khẩu phải đảm bảo tốc độ phát triển xuất khẩu nhanh hơn tốc độ phát triển nhập khẩu, giữ vững nhập siêu hàng năm ngày một giảm lành mạnh hóa cán cân thương mại.

-Biện pháp chủ yếu để tăng cung ứng hàng hóa là thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước, nâng cao chất lượng hàng hóa để tăng giá trị và tăng nhanh các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng tiêu dùng cao cấp, hàng lắp ráp như ô tô, xe máy,điện tử ...đẩy nhanh sản xuất các loại vật liêu xây dựng , trang thiệt bị nội thất cao cấp...Đồng thời đảm bảo điều hành thị trường hàng hóa ở các vùng trong cả nước, xử lý tôt mối quan hệ nội tiêu và ngoại tiêu, giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu trong từng thời điểm, tránh gây ứ đọng thiếu hàng cục bộ,

đặc biệt là đối với vùng xa xôi hẻo lánh, miền núi..., trước hết là đối với mặt hàng thiết yếu.

-Tăng cường dự trữ Quốc gia và dự trữ lưu thông để có đủ khả năng can thiệp vào thị trường, bình ổn giá cả trong mọi lúc, mọi nơi khi có biến dộng giá cả trên thị trường.

Hoạt động xuất khẩu cho đến nay đã có nhiều tiến bộ nhưng không thể nói là không có khó khăn. Vì vậy để tăng xuất khẩu cần chuyển hương xuất khẩu, trước hết là xuất khẩu r thị trường mới và tìm kiếm những nhu cầu mới nảy sinh trong thời gian gần đây. Đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường mới là vô cùng quan trọng.

5.CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

Tiếp theo các giải pháp trên đòi hỏi phải có các giải pháp huy động triệt để cơ sở vật chất và lao động hiện có; huy động thêm nguồn vốn ,tăng nhanh khả năng đầu tư; tăng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của các tầng lớp dân cư. Cụ thể những chủ trương lớn trên là: Giải phóng và nâng cao hiệu quả các nhân tố sản xuất; Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, làm cho đất dai có giá trị thực sự, phải hoạch toán đầy đủ chi phí sử dụng đấtvaof chi phí sản xuất kinh doanh, đảm bảo đất llaf một trong những nhân tố trong phát triển kinh tế; Tạo công ăn việc làm, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ và năng lực của người lao động; Nâng cao công suất sử dụng kết cấu cơ sở hạ tầng và hiệu quả sử dụng các năng lực hiện có;Bảo vệ, phát triển có hiệu quả tài nguyên rừng, biển; Nâng cao hiệu quả sử dụng của các doanh nghiệp;mở rộng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh của thị trường trong nước và thúc đẩy hội nhập quốc tế; Thúc đẩy phát triển đồng bộ thị trường và tăng cường hiệu lực các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô; Đẩy mạnh thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài; Thực hiện tốt cải cách hành chính.

Để đảm bảo tăng trưởng cao và lạm phát ở mức hợp lý đòi hỏi phải có tổng hợp một hệ thống biện pháp hài hòa thống nhất ,không thể chỉ đơn giản bất kì một nhóm biện pháp quan trọng đồi với tăng trưởng nhanh và ổn định là cải tổ cơ cấu, nâng cao chất lượng tăng trưởng. Các biện pháp về cải tổ cơ cấu cũng đặc biệt cần thiết nhưng chưa đủ để nền kinh tế phục hồi và phát triển. Đây là những giải pháp cơ bản đặt nền móng cho sự tăng trưởng ổn định. Khi cải cách đổi mới có tác dụng, thì niềm tin của các nhà đầu tư được củng cố, do vậy mà nền kinh tế có thể tận dụng được sự ổn định vĩ mô và sự kích hoạt trở lại một cách mạnh mẽ của cầu để huy động các nguồn vốn và thực hiện sự tăng trưởng cao trở lại.

Để kiềm chế lạm phát phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: từ đẩy mạnh sản xuất, mở rộng, phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu,hạn chế chi tiêu NSNN, thận trọng và thắt chặt chính sách tiền tệ, tín dụng, nâng cao hiệu quả đầu tư,chống đầu cơ và tham nhũng, điều hành nhịp nhàng va hài hòa kinh tế vĩ mô...

IV.TÌNH HÌNH LAM PHÁT Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Hiện nay trên thế giới tỉ lệ lạm phát đang tăng rất nhanh,giá cả thị trường năng lượng, thực phẩm,hàng tiêu dùng tăng liên tiếp. Theo tổng cục thống kê Nga: Từ tháng1 ddeems thang 7 năm 2007 giá các loại thực phẩm thiết yếu ở các địa phương Nga tăng 17%; tỉ lệ lam phát tháng 10 là 1,6% gấp đôi tháng 9 là 0,9%. Giá lương thực tăng chóng mặt: pho mát 23,9% trứng 20,9%. Dẫn đến lạm phát 2007 của Nga là 8%. Nguyên nhân là do sự hội nhập kinh tế Nga và kinh tế thé giới tăng lên, dân cư tăng, giá dầu mỏ tăng...

-Lạm phát cao thường xảy ra với các nước đang phát triển: Nam Phi 4,9%(2006); 7,2%(2007) Trung Quốc 6,2% (9/2007). Sự lạm phát của Iran 13,5%(2007) tăng 16%(10/2007), dự kiến 20% cuối năm 2007. Nguyên do giá hàng lương thực, năng lượng tăng. Dẫn đến ảnh hưởng tới chi phí hộ gia đình, do

tình trạng thiếu cạnh tranh thực sự ở một số nước; ở những nước có nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao hơn 55( Trung Quốc 11,5%) Và có nguồn ngoại tệ dồi dào do thặng dư xuất khẩu , đầu tư nươc ngoài. Giải pháp đưa ra là kiểm soát giá cả. Ngày 24/10 Tổng thống Nga kí quyết định phong tỏa không cho tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Nhiều nước phải ra những quyết định không dễ dàng chút nào. Một số nước sử dụng biện pháp hạ thuế suât hải quan đối với mặt hàng lương thưc, thực phẩm để giảm thiểu ảnh hưởng của việc tăng giá. Biện pháp tiếp theo là trợ cấp kìm giữ giá ở Ai Cập, nước này đã bỏ ra gần chục tỷ đôla để duy trì giá xăng bằng 25% thế giới.

-Lạm phát cao thì không xảy ra với các nước phát triển bất chấp ở các nước này đôi khi xảy ra một số sự cố kinh tế. Bởi vì sự phát triển kinh tế của các nước này đã đi vào sự ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước này thường thấp hơn so với các nước đang phát triển,giá cả cũng ít biến động hơn so với những nước này.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới (Trang 40 - 43)