2.TÌNH HÌNH GIÁ CẢ ĐẦU NĂM

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới (Trang 27 - 30)

2.1.Tình hình

Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, tình hình giá cả 4 tháng đầu năm 2005 tuy còn cao nhưng thấp hơn cùng kì năm 2004. Nếu thang 2 năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng là 3,0% thì tháng 2 năm 2005 chỉ số này chỉ ở mức 2,5%, thấp hơn 0,5%. Đến tháng 3 thì dấu hiệu sáng sủa hơn ở chỗ chỉ số giá tháng 3 năm 2005 chỉ tăng 0,1%, trong khi tháng 3 năm 2004 chỉ số này tăng 0,8%. Nhưng đến tháng 4, chỉ số giá tăng lên cao (0,6%). Nếu xét cả 4 tháng cho thấy chỉ số giá 4 tháng đầu năm 2005 ở mức 4,3% thấp hơn hẳn chỉ số này 4 tháng đầu năm 2004(5,4%), tức là chỉ bằng 79,6% của 4 tháng đầu năm 2004.

Sở dĩ chỉ số giá chung 4 tháng đầu năm 2005 tăng thâp hơn 4 tháng đầu năm 2004 là do giá lương thực, thực phẩm giảm giá. Tốc độ tăng giá lương thực 4 tháng đầu năm 2005 (5,4%) chỉ bằng 64,2% mức tăng giá 4 tháng đầu năm 2004 (8,4%). Tốc độ tăng giá thực phẩm 4 tháng đầu năm 2005(6,8%) chỉ băng 64,1% mức giá này 4 tháng đầu năm 2004. Nếu xem xét chung mức giá lương thực thực phẩm , thì tỉ lệ tăng 4 tháng đầu năm 2005 so với 4 tháng cuối năm 2004 là 64,2%.

Tình hình giá cả và chỉ số giá 4 tháng đầu năm 2005 tăng thấp hơn 4 tháng đầu năm 2004, có thể lí giải là do nay từ đầu năm nay chúng ta đã có nhiều giải pháp chống lamk phát và đẩy mạnh phát triển sản xuất. Thứ nhất, là nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn cùng kì năm trước. Thứ hai, sản xuất công nghiệp có tăng cao hơn, giá trị san xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm tăng 13,4%. Thứ ba, sản xuất nông nghiệp có chuyển biến tích cực tằn 5% so với mức tăng 0,85 cùng kì năm ngoái. Thứ tư, kim ngạch xuất khẩu tăng 23,2%. Thứ năm,dịch cum gia cầm được khoanh vùng và tiêu diệt nên không gây tổn thất lớn .

Mặc dù chỉ số giá và giá cả của các mặt hàng trong nước 4 tháng đầu năm đã có chuyển biến tích cực ,đã thấp hơn so với 4 tháng đầu năm 2004, nhưng nguy cơ lạm phát trong năm 2005 vẫn còn. Tình hình giá cả trên thị trường thế giới trong 4 tháng năm 2005 vẫn có nhiều phức tạp. Giá hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều

tăng: giá xăng dầu tăng 17,6%;giá sắt thép tăng 33,5%; giá chất dẻo tăng 35,8%;giá phân bón tăng 12,5%; giá sợi tăng 10,9%...Giá dầu thô bình quân trong tháng 3 năm 2005 trên thị trường New York lên đến 55 USD/thùng so với cuối năm 2004 và tăng 50% so với cùng kì năm 2004(36,7 USD/thùng tháng 3 năm 2004). Tình hình trong nước cũng diễn ra khá phức tạp. Tình hình hạn hán nặng,kéo dài và diễn ra diện rộng gây tổn thất cho nhiều người dân và nền kinh tế ,đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiêpk và thủy sản. Giá đầu vào tăng gây sức ép tăng giá các mặt hàng công nghiêpk có nguyên liệu nhập khẩu và nếu không tăng giá thì khả năng thua lỗ luôn rình rập, kết quả là kéo đến sản xuất bị sút kém. Như vậy, nguy cơ làm cho tổng cung hàng hóa thấp hơn tổng cầu hàng hóa luôn luôn túc trực xuất hiện và lạm phát cao đe dọa không phải là không có. Nguồn gốc sinh ra lạm phát không chỉ có từ bên ngoài mà còn có cả bên trong,chứ không phải là một phía nào. Bên ngoài do giá quốc tê tăng tác động vào, bên trong do khó khăn nội tại gây ra .

2.2.Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra lạm phát cao trong năm 2005 về cơ bản cũng không khác mấy so với năm 2004. Có thể phân ra nguyên nhân chủ quan va nguyên nhân khách quan

2.2.1.Về nguyên nhân khách quan :

-lạm phát do giá cả thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo tăng giá hàng nhập khẩu. Nhưng tăng giá hàng nhập khẩu đã làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp phải tăng giá bán hàng hóa lên và khi giá hàng hóa và dịch vụ này tăng lên thì giá hàng hóa và dịch vụ khác tăng lên theo.Sự tác động dây chuyền sẽ khó có

điểm dừng nếu không có giải pháp phù hợp. Đây chính là lạm phát chi phí đẩy. -Những khó khăn về thời tiết, dịch gia cầm và những khó khăn khác đã làm cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ giảm suốt làm cho tổng cung hàng hóa thấp hơn tổng cầu hàng hóa. kết quả khan hiếm này đã làm cho giá cả tăng lên. Mà giá tăng lên đồng loạt sẽ là lạm phát.

-Hệ quả của chính sách kích cầu những năm trước đây đã làm cho lượng tiền lưu thông vẫn còn cao,có thể làm cho tổng cung tiền tệ cao hơn tổng cầu tiền tệ và tác động tăng giá là khó tránh khỏi.

-Sự tăng lương và tăng một số khoản chi từ NSNN cho các hoạt động xã hội nhân những ngày lễ lớn trong năm cũng góp phần tăng tiền tệ trên thị trường.

-Nhu cầu tăng trưởng cao đòi hỏi phải đưa vốn ra thị trường là khó tránh khỏi và như vậy thì việc giá tăng lên cũng là điều trông thấy.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w